Chuyên đề: Đáp án và đề thi kiểm tra TN - ĐH - CĐ

  • Thread starter Thread starter gis2009
  • Ngày gửi Ngày gửi

gis2009

Trưởng khoa Địa lý
Xu
0
BỘ ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÝ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - THI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

Để đáp ứng nhu cầu của các sĩ tử lớp 12, các bạn ôn thi đại học cao đẳng và các bạn yêu thích, muốn tìm hiểu thêm về môn địa lý.

Box địa lý đã bàn bạc và đưa ra bộ đề thi có đáp để:

- Các bạn thi thử
- Ôn lại kiến thức
- Tự đánh giá kết quả
- Tập cách phân bố thới gian trong bài thi


Trưởng khoa địa lý
gis2009
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
I. ĐỀ SỐ 1

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Môn thi: ĐỊA LÍ −Thời gian làm bài: 90 phút

A. ĐỀ THI
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
1. Trình bày hoạt động của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng của nó đến thiên nhiên nước ta.
2. Cho bảng số liệu:

Lao động có việc làm của nước ta (nghìn người)
View attachment 12571
(Theo Niên giám thống kê 2008, 2009 – NXB Thống kê)
a) Dựa vào bảng số liệu, hãy tính tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thuỷ sản) trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 và năm 2009.
b) Vì sao có sự thay đổi tỉ trọng của khu vực I trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2009 so với năm 2000?


Câu II. (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế (%)

View attachment 12572
(Theo Niên giám thống kê 2009 – NXB Thống kê)

1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo bảng số liệu trên.
2. Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta từ năm 2005 đến năm 2008.


Câu III. (3,0 điểm)
1. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Kể tên các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp sau: Biên Hoà, Vũng Tàu.
b) Cho biết tại sao trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường?

2. Trình bày thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển cây chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ.


II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Tóm tắt những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên trong việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Tóm tắt những thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng


B. ĐÁP ÁN
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
1. Trình bày hoạt động của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng của nó đến thiên nhiên nước ta. (1,50 điểm)

  • Hoạt động của gió mùa Đông Bắc:
+ Nguồn gốc từ khối khí lạnh phương Bắc; hướng đông bắc. (0,25 điểm)

+ Thời gian từ tháng XI đến tháng IV năm sau. (0,25 điểm)

+ Tính chất lạnh (nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm). (0,25 điểm)

+ Phạm vi hoạt động chủ yếu từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra. (0,25 điểm)


  • Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến thiên nhiên nước ta:
+ Làm cho sự phân hoá của thiên nhiên nước ta càng thêm phức tạp. (0,25 điểm)

+ Diễn giải: thiên nhiên phân hoá theo không gian, thời gian. (0,25 điểm)


2. Tính tỉ trọng của khu vực I trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước. Vì sao có sự thay đổi tỉ trọng của khu vực I? (1,5 điểm))
a) Tính tỉ trọng lao động có việc làm của khu vực I.
Kết quả: >> Năm 2000: 65,1%. (0,25 điểm)

>> Năm 2009: 51,9%. (0,25 điểm)

* Các bạn có thể làm tròn kết quả đến hàng đơn vị.

b) Vì sao có sự thay đổi tỉ trọng của khu vực I trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2009 so với năm 2000?
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: công nghiệp hoá, hiện đại hoá -> kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế thay đổi -> cơ cấu lao động thay đổi. (0,5 điểm)

* Nếu các bạn chỉ nêu nguyên nhân là “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế” mà không diễn giải hoặc diễn giải nhưng không nêu bật được nguyên nhân trực tiếp là “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế” thì chỉ được 0,25 điểm.

- Chính sách của Nhà nước tác động đến vấn đề lao động và việc làm (tạo cơ hội thông qua giáo dục – đào tạo, đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề nông thôn...). (0,25 điểm)

- Các nguyên nhân khác (nêu được ít nhất 1 nguyên nhân ngoài các nguyên nhân trên). (0,25 điểm)

Câu II (2,0 điểm):
1. Vẽ biểu đồ. (1,50đ)
- Vẽ biểu đồ miền, các loại biểu đồ khác không cho điểm.
- Vẽ tương đối đúng yêu cầu của biểu đồ miền, có đủ các yếu tố (tên biểu đồ, chú giải, trục thời gian và trục tỉ trọng, miền biểu hiện), tương đối chính xác và đủ các năm, không bắt buộc ghi số liệu trên biểu đồ.
- Sai hoặc thiếu mỗi yếu tố (tên biểu đồ, chú giải, trục thời gian và trục tỉ trọng) trừ 0,25 điểm.
- Đối với mỗi miền biểu hiện tỉ trọng của 1 thành phần, nếu đúng 2 năm trở lên thì cho 0,25 điểm, chỉ đúng 1 năm thì không cho điểm.
* Trường hợp không có chú giải hoặc chú giải sai thì các bạn có thể bị giám khảo đối chiếu biểu đồ đã vẽ với số liệu các năm đã cho, nếu thấy phù hợp thì mới được cho điểm phần biểu đồ.


bieu_do.jpg

2. Nhận xét. (0,5 điểm)
Từ năm 2005 đến năm 2008:

  • Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi (diễn giải). (0,25 điểm)


  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, khu vực Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất. (0,25 điểm)
Câu III (3,0 điểm)
1. Kể tên các ngành của trung tâm công nghiệp; tại sao trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường? (1,5 điểm)
a) Kể tên các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp.

  • Trung tâm công nghiệp Biên Hoà: kể đúng ít nhất 5 ngành. (0,25 điểm)


  • Trung tâm công nghiệp Vũng Tàu: kể đúng ít nhất 5 ngành. (0,25 điểm)

b) Cho biết tại sao trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường?

- Môi trường Đông Nam Bộ bị suy thoái ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. (0,25 điểm)

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái môi trường là các hoạt động kinh tế. (0,25 điểm)

- Phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường để:


  • Ngăn chặn sự suy giảm của môi trường tự nhiên. (0,25 điểm)


  • Ngăn chặn những tác động tiêu cực tới kinh tế – xã hội, đảm bảo phát triển bền vững. (0,25 điểm)

2. Trình bày thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển cây chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ. (1,5 điểm)

- Thế mạnh:

  • Đất đai – địa hình:
>> Có nhiều loại đất thuận lợi cho cây chè phát triển. (0,25 điểm)

>> Diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng có thể tổ chức sản xuất với quy mô khác nhau. (0,25 điểm)


  • Khí hậu:
>> Mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh phù hợp với sinh thái cây chè. (0,25 điểm)

>> Sự phân hoá khí hậu tạo điều kiện trồng nhiều giống chè khác nhau. (0,25 điểm)

- Hiện trạng phát triển:

+ Quy mô: vùng trồng chè lớn nhất cả nước. (0,25 điểm)

+ Các ý khác (nêu được ít nhất 1 ý khác như: phân bố, kĩ thuật, giống...). (0,25 điểm)

* Nếu các bạn không trình bày thế mạnh đối với sự phát triển cây chè mà trình bày thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội của vùng thì chỉ được 0,5 điểm của phần “Thế mạnh”.


II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)
Câu IV.a
Tóm tắt những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên trong việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta. (2,0 điểm)
- Thuận lợi:
+ Các nhân tố tự nhiên nước ta cho phép phát triển sản xuất các nông phẩm nhiệt đới (diễn giải). (0,5 điểm)

+ Sự phân hoá thiên nhiên nước ta cho phép đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới. (0,25 điểm)

+ Các nhân tố tự nhiên tạo điều kiện để đa dạng hoá mùa vụ, thâm canh, xen canh. (0,25 điểm)

+ Sự phân hoá của tự nhiên là cơ sở để tạo ra tính đa dạng theo lãnh thổ của sản xuất nông nghiệp (diễn giải). (0,5 điểm)

* Đối với các ý 0,5 điểm, nếu các bạn chỉ nêu được ý khái quát mà không diễn giải hoặc chỉ diễn giải mà không nêu bật được ý khái quát thì chỉ được 0,25 điểm.

- Khó khăn:
+ Thiên tai, dịch bệnh. (0,25 điểm)

+ Các khó khăn khác (nêu được ít nhất 1 khó khăn ngoài các khó khăn trên). (0,25 điểm)

* Nếu các bạn trình bày các thế mạnh và hạn chế theo các nguồn lực tự nhiên thì đạt điểm như sau: Khí hậu 0,5 điểm; Đất – địa hình 0,5 điểm; Thuỷ văn 0,5 điểm; Sinh vật 0,5 điểm

Câu IV.b
Tóm tắt những thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng. (2,0 điểm)
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, chất lượng đứng hàng đầu trong các vùng. (0,25 điểm)

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật vào loại tốt nhất nước. (0,25 điểm)

+ Có những lợi thế về thị trường, lịch sử khai thác lãnh thổ. (0,25 điểm)

+ Có những lợi thế xuất phát từ các chính sách phát triển kinh tế – xã hội. (0,25 điểm)

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, dễ giao lưu với các vùng khác và thế giới. (0,25 điểm)

+ Các nhân tố khác (nêu được ít nhất 1 nhân tố ngoài các nhân tố trên). (0,25 điểm)

- Khó khăn:

+ Khó khăn xuất phát từ đặc điểm dân số (tập quán dân cư, sức ép dân số...). (0,25 điểm)


+ Các khó khăn khác (nêu được ít nhất 1 khó khăn ngoài khó khăn xuất phát từ đặc điểm dân số). (0,25 điểm).
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đề số 2: Chuên đề thi kiêm tra

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2012
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn ĐỊA LÍ – Giáo dục Trung học phổ thông

Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề.

I) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8 điểm)
Câu I. (3 điểm)
1. Trình bày đặc điểm về khí hậu và đất của đai nhiệt đới gió mùa nước ta. Tại sao độ cao của đai nhiệt đới gió mùa của miền Bắc thấp hơn ở miềnNam.
2. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí của nước ta biểu hiện như thế nào? Sự phân bố dân cư như vậy gây khó khăn gì?

Câu II. (2 điểm)
1. Trình bày tình hình phát triển du lịch và nêu các trung tâm du lịch chủ yếu của nước ta.
2. Ở nước ta hiện nay, việc đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa như thế nào với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

Câu III. (3 điểm)
1. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Dựa vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long qua các năm nhận xét.
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA ĐÔNG NAM BỘ

VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
View attachment 12626
(Niên giám thống kê 2008 – NXB Thống Kê 2009)
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (2 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu ( câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2 điểm)
1. Dựa vào bản đồ Công nghiệp năng lượng của Atlat địa lý ViệtNam, hãy kể tên các nhà máy nhiệt điện và thủy điện có công suất trên 1000 MW.
2. Nhận xét sự phân bố các nhà máy nhiệt điện đã kể trên.

Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2 điểm)
1. Dựa vào trang bản đồ Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp có cảng biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
2. Phân tích ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng.


———- HẾT’————-
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo Dục) khi làm bài thi.
- Giám thị không giải thích gì thêm.


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu I : (3,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm khí hậu và đất của đai nhiệt đới gió mùa nước ta :
a) Đai nhiệt đới gió mùa: Có độ cao trung bình 600-700m (miền Bắc) và đến 900-1000m (miền Nam).
- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25[SUP]0[/SUP]C). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm.
- Có hai nhóm đất:
+ Nhóm đất phù sa ( chiếm 24% diện tích, đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát).
+ Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp (chiếm 60% diện tích đất, đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá badan và đá vôi, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp nhiệt đới).
b) Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam :
- Miền Bắc ở xa đường xích đạo.
- Ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông Bắc.
- Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.
2a). Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta được biểu hiện : Mật độ dân số trung bình 254 người/ km[SUP]2[/SUP] (2006).
+ Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núi:
- Ở đồng bằng khoảng 25% diện tích, tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/ km[SUP]2[/SUP], Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km[SUP]2[/SUP]).
- Ở vùng trung du, miền núi khoảng 75% diện tích, 25% dân số, mật độ dân số thấp (Tây Nguyên 89 người/ km[SUP]2[/SUP], Tây Bắc 69 người/ km[SUP]2[/SUP]).
+ Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: Năm 2005, dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1% .
b) Sự phân bố dân cư không hợp lý gây ra những khó khăn :
- Miền núi nhiều tài nguyên, thiếu lao động.
- Đồng bằng thừa lao động, tài nguyên khai thác triệt để.
- Khai thác tài nguyên, sử dụng lao động chưa hợp lý.
- Đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn với hoạt động chủ yếu là nông nghiệp cổ truyền, lao động thủ công, năng suất thấp nên kinh tế kém phát triển, khó khăn trong việc giải quyết việc làm hiện đại hóa sản xuất…
Câu II : (2,0 điểm)
1. Trình bày tình hình phát triển du lịch và nêu các trung tâm du lịch chủ yếu của nước ta :
a) Tình hình phát triển du lịch :
- Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.
- Từ năm 1991 đến 2005, số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.
b) Các trung tâm du lịch chủ yếu của nước ta:
+ Hà Nội ( phía Bắc), Thành phố Hồ Chí Minh ( phía Nam), Huế – Đà Nẵng (miền Trung).
+ Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ…
2. Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ ở nước ta hiện nay đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng :
- Về kinh tế :
+ Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ để bảo vệ tốt nguồn hải sản nước ta vì đánh bắt ven bờ với công cụ thô sơ có thể làm cạn kiệt nhanh nguồn hải sản.
+ Đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn hải sản.
- Về an ninh quốc phòng : Vùng biển nước ta có nhiều đảo, quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, nên việc đánh bắt xa bờ không những khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản mà còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển của nước ta.
Câu III : (3,0 điểm)
1. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ :
a. Khả năng phát triển:
- Có khí hậu thích hợp, có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên
- Hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi ngày càng nhiều.
- Nhu cầu tiêu thụ của các vùng phụ cận lớn.
b. Hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn:
- Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Đàn bò có 900 nghìn con, bằng 16% đàn bò cả nước (năm 2005).
- Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước.
* Khó khăn:
- Vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ còn khó khăn
- Các đồng cỏ không lớn và năng suất chưa cao.
2. Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm :
BIỂU ĐỒ CỘT THỂ HIỆN GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
CỦA ĐÔNG NAM BỘ, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
Nhận xét :
- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long từ năm 2000 đến năm 2007 tăng liên tục.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ tăng 162.6 nghìn tỉ đồng (tăng 2,65 lần).
- Giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long tăng 36,1 nghìn tỉ đông, tăng 2,95 lần.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ lớn hơn giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long, năm 2007 gấp 4,78 lần giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long.
- Giải thích :
+ Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp cao vì đây là phát triển rất sớm của nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi : vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, lao động có trình độ…
+ Đồng bằng sông Cửu Long có giá trị sản xuất công nghiệp phát triển nhanh do phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm vì đây là vùng trọng điểm số một về lương thực thực phẩm của nước ta đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm trong vùng, cả nước và xuất khẩu.
9b2c94f8fa17e17fd330e28604c31b33_45629559.h.700x0.jpg


II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)

  1. Tên của các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW: nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau
Tên của các nhà máy thủy điện có công suất trên 1000 MW: nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La (đang xây dựng).

  1. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại sử dụng nguồn nhiên liệu là than đá được phân bố ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ của nước ta.
Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Cà Mau sử dụng nguồn nhiên liệu là khí đốt được phân bố ở phíaNamgần các mỏ khí trên thềm lục địa phíaNam.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

  1. Tên các trung tâm công nghiệp có cảng biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
  2. Một số cảng nước sâu đang được xây dựng: Dung Quất, Đà Nẵng…
Việc đẩy phát triển CSHT GTVT đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển KT-XH của vùng:
-Cho phép khai thác có hiệu quả TNTN để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
-Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.
-Cho phép khai thác các thế mạnh về kinh tế biển, tạo điều kiện thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế mở…


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cảm ơn đang cần đề này như cái bảng trong í thế nhỉ?
chỗ Câu III. (3 điểm)
1. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Dựa vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long qua các năm nhận xét.
đó
.


 
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNGMôn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 90 phút

A. ĐỀ THI. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu I. (3,0 điểm)1. Trình bày đặc điểm khí hậu và đất của đai nhiệt đới gió mùa nước ta. Tại sao độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam?2. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta biểu hiện như thế nào? Sự phân bố dân cư như vậy gây ra khó khăn gì?

Câu II. (2,0 điểm)
1. Trình bày tình hình phát triển du lịch và nêu các trung tâm du lịch chủ yếu của nước ta.
2. Ở nước ta hiện nay, việc đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng?

Câu III. (3,0 điểm)
1. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Dựa vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của ĐôngNam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm và nhận xét.Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

View attachment 12692
(Niên giám thống kê 2008, NXB Thống kê 2009)


II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)Các bạn chỉ được làm một trong hai câu
(câu IV.a hoặc câu IV.b)Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)

1. Dựa vào bản đồ Công nghiệp năng lượng của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện có công suất trên 1000 MW.2. Nhận xét sự phân bố các nhà máy nhiệt điện đã kể trên.Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

1. Dựa vào trang bản đồ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp có cảng biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

2. Phân tích ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.Lưu ý: Các bạn được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam) khi làm bài thi nhé.

Hình thức làm bài vẫn giống như lần đầu, các "mem" hãy bắt tay làm thử đề thi này nhé. Sau thời gian làm bài 90 phút hãy xem hướng dẫn đáp án mà diễn đàn đã chuẩn bị cho các bạn.


B. ĐÁP ÁN I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I:1)Trình bày đặc điểm khí hậu và đất của đai nhiệt đới gió mùa nước ta. Tại sao độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam? (1,5 điểm)
a) Đặc điểm khí hậu và đất của đai nhiệt đới gió mùa:
- Độ cao trung bình: Ở miền Bắc, dưới 600 - 700m; ở miền Nam, đến 900 - 1000m. (0,25 điểm)
- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi từ khô đến ẩm ướt. (0.5 điểm)
- Đất:
+ Đất đồng bằng (diễn giải). (0,25 điểm)
+ Đất vùng đồi núi thấp (diễn giải). (0,25 điểm)

b) Giải thích độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam: Do miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam. (0,25 điểm)

2) Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta biểu hiện như thế nào? Sự phân bố dân cư như vậy gây ra khó khăn gì? (1,5 điểm)
a) Biểu hiện của sự phân bố dân cư chưa hợp lí:- Trung du, miền núi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng, nhưng số dân ít, mật độ thấp. (0,25 điểm)
- Đồng bằng đất hẹp, dân đông, mật độ cao. (0,25 điểm)
- Chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. (0,5 điểm)

b) Khó khăn: về sử dụng lao động và khai thác tài nguyên ... (0,5 điểm)

Câu II: 1)Trình bày tình hình phát triển du lịch và nêu các trung tâm du lịch chủ yếu của nước ta. (1,00 điểm)
- Phát triển nhanh từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay. (0,25 điểm)
- Số lượt khách nội địa, khách quốc tế và doanh thu tăng. (0,25 điểm)
- Có 3 vùng du lịch (kể tên). 0,25- Các trung tâm chủ yếu: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế
- Đà Nẵng ... (0,25 điểm)

2) Ở nước ta hiện nay, việc đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng? (1 điểm)
- Khai thác nguồn lợi hải sản xa bờ, tăng sản lượng thuỷ sản. (0,5 điểm)
- Khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng thềm lục địa và vùng trời của nước ta.(0,5 điểm)

Câu III: 1) Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc của Trung du và miền núi Bắc Bộ. (1 điểm)
- Có nhiều đồng cỏ để phát triển chăn nuôi trâu, bò... (0,25 điểm)
- Nguồn thức ăn (hoa màu) dành nhiều hơn cho chăn nuôi lợn. (0,25 điểm)
- Trâu, bò được nuôi nhiều; đàn lợn tăng nhanh. (0,25 điểm)
- Vận chuyển sản phẩm chăn nuôi khó khăn, đồng cỏ năng suất thấp. (0,25 điểm)

2) Vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm và nhận xét. (2 điểm)
a) Vẽ biểu đồ:- Hệ trục toạ độ. (0,25 điểm)- Ba nhóm cột (có thể ghi hoặc không ghi số liệu ở trên đầu mỗi cột). (0,75 điểm)
- Chú giải. (0,25 điểm)
- Tên biểu đồ. (0,25 điểm)(Có thể tham khảo biểu đồ dưới đây).
bieu_do.png

b) Nhận xét: (theo biểu đồ hoặc theo bảng số liệu).- Giá trị sản xuất công nghiệp của cả hai vùng đều tăng qua các năm (dẫn chứng).(0,25 điểm)
- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long (dẫn chứng). (0,25 điểm)

II. PHẦN RIÊNG
- PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)Câu IV.a1) Dựa vào bản đồ Công nghiệp năng lượng của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện có công suất trên 1000 MW. (1 điểm)
- Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau. (0,75 điểm)
- Thuỷ điện: Hoà Bình. (0,25 điểm)
2) Nhận xét sự phân bố các nhà máy nhiệt điện đã kể trên. (1 điểm)- Tập trung ở miền Bắc và miền Nam. (0,25 điểm)
- Gần nguồn nhiên liệu (dẫn chứng)... (0,75 điểm)

Câu IV.b1) Dựa vào trang bản đồ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp có cảng biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. (1 điểm)

  • Đà Nẵng
  • Quy Nhơn
  • Nha Trang
  • Phan Thiết.
2) Phân tích ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. (1 điểm)
- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng. (0,25 điểm)
- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới. (0,25 điểm)
- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế. (0,25 điểm)
- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. (0,25 điểm)

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top