Câu 1: Để chứng minh tính lưỡng tính của H2N–CH2–COOH (X) , ta cho X tác dụng với
A. HCl, NaOH. B. Na2CO3, HCl. C. HNO3, CH3COOH. D. NaOH, NH3.
Câu 2 : Aminoaxit nào sau đây có hai nhóm amino.
A. Axit Glutamic. B. Lysin. C. Alanin. D. Valin.
Câu 3 : Có bao nhiêu tên gọi phù hợp với công thức cấu tạo:
(1). H2N–CH2–COOH : Axit amino axetic.
(2). H2N–[CH2]5–COOH : axit – amino caproic.
(3). H2N–[CH2]6–COOH : axit – amino enantoic.
(4). HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH : Axit – amino glutaric.
(5). H2N–[CH2]4–CH (NH2)–COOH : Axit , – điamino caproic.
A. 2 B. 3 C. 4 D.5
Câu 4 : Cho các nhận định sau:
(1). Alanin làm quỳ tím hóa xanh.
(2). Axit Glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.
(3). Lysin làm quỳ tím hóa xanh.
(4). Axit – amino caproic là nguyên liệu để sản xuất nilon – 6.
Số nhận định đúng là:
A. 1 B. 2 C.3 D.4
Câu 5: Cho các câu sau đây:
(1). Khi cho axit glutamic tác dụng với NaOH dư thì tạo sản phẩm là bột ngọt, mì chính.
(2). Phân tử các amino axit chỉ có một nhóm NH2 và một nhóm COOH.
(3). Dung dịch của các amino axit đều có khả năng làm quỳ tím chuyển màu.
(4). Các mino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.
(5). Khi cho amino axit tác dụng với hỗn hợp NaNO2 và CH3COOH khí thoát ra là N2.
Số nhận định đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 6:: 1 thuốc thử có thể nhận biết 3 chất hữu cơ : axit aminoaxetic, axit propionic, etylamin là
A. NaOH. B. HCl. C. Quì tím. D. CH3OH/HCl.
Câu 7: Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là :
Arg – Pro – Pro – Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg.
Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tri peptit mà thành phần có chứa phenyl alanin (
phe).
A.3 B.4 C.5 D.6
Câu 8: Cho các công thức sau: Số CTCT ứng với tên gọi đúng
(1). H2N – CH2–COOH : Glyxin
(2). CH3–CHNH2–COOH : Alanin.
(3). HOOC– CH2–CH2–CH(NH2)–COOH : Axit Glutamic.
(4). H2N – (CH2)4–CH(NH2)COOH : Lysin.
A. 1 B.2 C.3 D.4
Câu 9: Amino axit có bao nhiêu phản ứng cho sau đây : phản ứng với axit, phản ứng với bazơ, phản ứng tráng bạc, phản
ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng, phản ứng với ancol, phản ứng với kim loại kiềm.
A. 3 B.4 C.5 D.6
Câu 10: Alanin có thể phản ứng được với bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây:
Ba(OH)2 ; CH3OH ; H2N–CH2–COOH; HCl, Cu, CH3NH2, C2H5OH, Na2SO4, H2SO4.
A. 4 B.5 C.6 D.7