Chuyện chàng SV từng trượt ĐH nhận học bổng Harvard

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Kuriakin Zeng – sinh viên Singapore 24 tuổi đã từng trượt khi nộp hồ sơ vào trường Bách khoa Singapore, song sau này khi đã trúng tuyển vào trường, anh đã làm lên lịch sử khi là sinh viên đầu tiên của trường được bước chân vào ĐH Harvard. Tại đây, anh sẽ có một khóa học nghiên cứu tự do, đồng thời nhận được một học bổng toàn phần của ngôi trường danh tiếng thuộc Liên đoàn Ivy này.




Cách đây 5 năm, Zheng từ Tanjung Pinang, Bintan, Indonesia (gần Singapore) tới Singapore học tập. Anh cho biết việc học tập ở Mỹ là một giấc mơ hão huyền đối với anh vì anh không thể chi trả cho những chi phí đắt đỏ. Anh là con út cũng là con trai duy nhất trong nhà. Bố anh là một thợ máy đã về hưu, mẹ làm nội trợ và hiện đang sống ở Bintan. Anh có 4 chị gái ở độ tuổi từ 28 đến 34. Ba trong số 4 chị đều đang làm việc ở Singapore và ngoại trừ chị cả thì tất cả đều từng học tập ở Singapore.

“Khi lớn lên, tôi nghĩ rằng một ngày nào đó có thể tôi sẽ học ở ĐH Quốc gia Singapore. Song thậm chí chuyện đó với tôi cũng là một điều khó khăn bởi để có thể chi trả cho việc học tập, tôi phải nhận được học bổng hoặc được tài trợ. Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng mình sẽ tới Mỹ học tập.” – anh nói.

Anh đã được các thầy cô trong trường khuyến khích nộp hồ sơ cho các trường ĐH ở Mỹ. Bởi lẽ họ rất ấn tượng về thành tích học tập của anh.

Tới tận tuần trước, giấc mơ học tập tại Mỹ của Zheng dường như vẫn là không thể khi anh chỉ nhận được những học bổng bán phần của các trường ĐH Mỹ mà anh đã nộp hồ sơ, trong đó có ĐH Illinois ở Urbana-Champaign và một số trường ĐH nghiên cứu tự do khác. Những học bổng này chi trả ít nhất một nửa số học phí và chi phí sinh hoạt của anh.

Vì vậy, anh đã rất xúc động khi nhận được học bổng trị giá 59.000 đô la Mỹ mỗi năm của ĐH Harvard. Nó sẽ chi trả toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt của anh khi học tập tại Mỹ.

Đó là thành quả xứng đáng cho nghị lực của chàng trai trẻ đã từng bị trường Bách khoa Singapore từ chối năm 2003. Sau thời điểm trượt ĐH, anh đã trở về nhà và dành 2 năm để bán hàng kiêm quản lý một cửa hiệu chuyên bán phụ tùng cho những chiếc thuyền chạy bằng diesel để tiết kiệm tiền tới Singapore học tập.

Sau khi trúng tuyển, anh đã vay ngân hàng số tiền 7.000 đô để chi trả học phí và để có tiền trả ngân hàng, anh đã đi làm thêm. Anh đã từng làm bồi bàn, lau dọn nhà cửa. Cộng với số tiền mà anh nhận được khi giành giải trong một số cuộc thi, cuối cùng chàng sinh viên chăm chỉ này thậm chí đã tiết kiệm được đủ tiền để gửi về cho bố mẹ hàng tháng.

Vừa làm việc anh vừa tham gia vào các hoạt động khác như là thành viên trong câu lạc bộ ghita, câu lạc bộ Rotaract và là đại diện cho trường Bách khoa Singapore trong cuộc thi robocon. Chàng trai năng động này còn tham gia vào các chuyến đi làm từ thiện ở Philippines.

Giải thích cho câu hỏi tại sao lại có động lực để làm nhiều việc như vậy, anh chia sẻ: “Tôi tới từ một nơi không có nhiều cơ hội để làm những việc như thế này. Khi tới đây học tập, tôi nhìn thấy tất cả những việc mà tôi có thể làm được và tôi không muốn lãng phí thời gian của mình.”
“Khi tôi tới Singapore, tôi cảm thấy mình đã thay đổi. Tôi trở nên tự tin hơn. Tôi biết rằng nếu tôi được tới Mỹ học tập thì tầm nhìn của tôi sẽ được mở rộng.”

Một trong những người thầy của Zheng – tiến sĩ Changjiu – giám đốc Trung tâm Quản lý Nghiên cứu robot của trường Bách khoa Singapore cho biết: “Tôi mất vài giờ để viết bức thư giới thiệu Zheng tới ĐH Harvard. Tôi có quá nhiều ví dụ để chứng minh học trò của tôi là một sinh viên sáng tạo và chăm chỉ như thế nào, vì thế thật khó để tìm ra một ví dụ để kể. Và tôi cũng thấy cậu ấy xứng đáng để giành được một chỗ ở Harvard. Đó là kiểu kĩ sư mà Singapore cần.”

Mẹ của Zheng – bà Seng Im, 56 tuổi hiện đang tới Singapore thăm cậu con trai chia sẻ: “Chúng tôi rất tự hào về con trai mình. Zheng luôn là một đứa con chăm chỉ và có trách nhiệm. Nó luôn biết mình muốn gì và tôi chắc rằng Zheng sẽ học tập tốt ở Mỹ.”

Bà cho biết Zheng sẽ trở về Singapore để thay toán bản hợp đồng trợ cấp học phí sau khi tốt nghiệp.

Cậu nói rằng chưa có quyết định chính thức cho sự nghiệp tương lai song thích nghiên cứu về robot.

“Hi vọng rằng câu chuyện của tôi sẽ là động lực cho những bạn trẻ khác tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình và đừng bao giờ bỏ cuộc.” – cậu tâm sự.


Theo VNN.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top