Chứng trầm uất ở trẻ ?

  • Thread starter Thread starter BútTre
  • Ngày gửi Ngày gửi

BútTre

New member
Xu
0
Cha mẹ không có đủ thời gian, thầy cô giáo thì quá bận, người thân thì lại bận tâm đến hàng loạt vấn đề khác. Trẻ chán học, chán ở nhà và không còn tin tưởng vào bản thân. Trẻ bị trầm uất. Chuyện gì đã khiến trẻ như thế?


Nguyên nhân chính của chứng trầm uất ở trẻ, theo các nhà tâm lý là do quá lâu không được trò chuyện cùng cha mẹ. Trẻ cảm thấy cha mẹ gần như xa cách chúng và coi thường chúng. Việc thay đổi điều kiện sống và tình trạng kinh tế cũng thường làm cho việc giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ xấu đi.

Cha mẹ thường chỉ dành thời gian để nói với trẻ: “Con ăn đi!”, “Con xem tivi như thế là đủ rồi đấy!”, “Sao lại mặc áo trái như thế?”…..và không quan tâm xem trẻ nói gì, nghĩ ra sao.

Và vì vậy, để chia sẻ ý kiến và quyết định của mình, trẻ bắt đầu tìm những người khác.

Trong trường hợp này, để giúp đỡ trẻ khỏi bị trầm uất, cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần phải trò chuyện cởi mở với trẻ và giúp trẻ tìm ra lối thoát cho những khó khăn và mặc cảm của trẻ. Nếu cha mẹ cởi mở và biết cách trò truyện với trẻ thì bạn có thể giúp trẻ tránh khỏi trầm uất.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự trầm uất của trẻ đó là do mối quan hệ với những đứa trẻ khác. Rất nhiều đứa trẻ không đủ tự tin vào bản thân và bị trầm cảm bởi chúng không thể tìm thấy chỗ của mình trong tập thể các bạn, cũng như giữa những người thân. Thường những đứa trẻ như thế có những đặc điểm như: đeo kính, béo phì, có vóc dáng nhỏ bé, hoặc quá cao so với các bạn…Chúng rất lặng lẽ, khiêm tốn, nhạy cảm và đặc biệt là thường rất ít bạn muốn chơi với chúng.

Nguyên nhân thứ 3 là do không thành công trong việc học hành hoặc có mối quan hệ xấu với thầy cô giáo. Những đứa trẻ này thường không muốn đến trường mặc dù trước kia chúng rất thích được đi học.

Nói chung, việc mô tả bằng lời khó có thể giúp cha mẹ phát hiện ra con mình có bị trầm uất hay không.
Do vậy, để biết chắc con mình có bị trầm uất và có phương pháp giúp trẻ kịp thời, cha mẹ hãy chú ý tới một số đặc điểm sau:

1. Trẻ không muốn đi học, mặc dù trước đây rất hứng thú được đi học.

2. Có tâm trạng xấu, biểu hiện lo lắng, khóc không có lý do hoặc lạnh nhạt, không muốn làm bất kỳ cái gì.

3. Trong hành động luôn tỏ sự bất cần, không mong muốn, không cần sự giúp đỡ.

4. Thường xuyên mệt mỏi hoặc không có sức sống.

5. Khó tập trung, ghi nhớ và quyết định cái gì đó.

6. Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều giấc.

7. Chán ăn và giảm cân nhanh chóng hoặc ngược lại, tăng cân quá nhanh.

8. Luôn cáu kỉnh, có thái độ xung đột với bố mẹ và không nghe lời.

9. Một thời gian dài bị đau đầu, rối loạn tiêu hoá hoặc những cơn đau không xác định.

Trẻ bị trầm uất càng lâu thì tổn thương tinh thần của trẻ càng lớn và thậm chí có thể dẫn tới tự sát. Vì thế, điều quan trọng là phải phát hiện và ngăn chặn trầm uất ở trẻ. Khi trẻ bị trầm uất, bạn cần hỏi ý kiến của các bác sỹ tâm lý. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Trầm uất có thể qua nhanh khi cha mẹ và người thân quan tâm và giúp đỡ trẻ. Càng chữa trầm uất sớm bao nhiêu, thì những rối loạn về tình cảm, tâm lý của trẻ càng giảm bấy nhiêu.

(Sưu tầm)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top