– Địa hình VN chủ yếu là đồi núi được Tân Kiến Tạo làm trẻ lại do đó có độ dốc lớn, trên đó lại được nhận lượng mưa khá lớn tập trung vào mùa hạ đã tạo nên mạng lưới sông ngòi ( nước chảy tràn ) bao gồm hàng ngàn sông suối lớn nhỏ với hình dạng, tính chất, hướng chảy khác nhau.VN có mật độ sông suối dày đặc với 2360 con sông. Trung bình cứ 1km sông/1km2. Tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều giữa các nơi : những vùng núi đá rắn, đá vôi mưa ít có mật độ sông ngòi thấp 0,5km sông/1km2. Tại các sườn núi đón gió, có lượng mưa nhiều, mật độ sông suối khoảng 1,5km sông/1km2. Riêng ở khu vực đồng bằng mật độ khá lớn khoảng 3 -4 km sông/1km2. Nếu đi dọc bờ biển thì cứ các 20km lại có một cửa sông. Đa số sông VN là sông ngắn và dốc ( có 2170 sông là sông nhỏ và ngắn – chiếm 92,5%, có diện tích lưu vực khoảng 500km2 và dài dưi71i 100km ). Các sông lớn ở VN chỉ chiếm phần hạ lưu.
Sông VN có lưu lượng lớn do VN có lượng mưa lớn , lưu lượng bình quân là 26.200m3/s, tương ứng với tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm ( trong số này chỉ có 38,5% được sinh ra trong lãnh thổ VN ). Trong tổng lượng nước nói trên thì nước chảy tràn trên mặt chiếm 637 tỷ m3/năm ( 76% ), còn lại là nước ngầm. Lượng nước trenâ mặt phân bố không đồng đều:
+ Sông Cửu Long chiếm 60,4%
+ Sông Hồng chiếm 15,1%
+ Các sông còn lại 24,5%
– Sông VN có lượng phù sa lớn do VN có khí hậu nội chí tuyến mưa nhiều, địa hình trẻ, độ dốc lớn, làm cho độ xâm thực của sông VN tương đối cao, bình quân là 225 tấn/năm/1km2.( Những nơi mưa nhiều, độ dốc lớn, độ xâm thực đạt 1168 tấn/năm/1km2 như lưu vực Hoà Bình – sông Đà ). Từ đó làm cho hàm lượng phù sa khá cao. Tổng lượng phù sa của các sông VN là 200 triệu tấn/năm ( sg Hồng 60%, sg Cửu Long 35%,……)
vì vậy ngành nông lâm nước ta chịu ảnh hưởng lớn từ hệ thống sông ngòi