Chứng minh rằng trong đoạn trích Nỗi Oan Hại Chồng nhân vật Thị kính phải chịu khổ vì bị oan mà còn

thich van hoc

Moderator
Thành viên BQT
Chứng minh rằng trong đoạn trích Nỗi Oan Hại Chồng nhân vật Thị kính phải chịu khổ vì bị oan mà còn mang nổi nhục của thân phận nghèo

[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FILEPDF/noi_oan_11.pdf[/f]
 
"Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?" Tiếng Sùng bà rít lên qua từng kẽ răng khiến em thấy tim mình đau nhói, xót xa như chính mình là nhân vật Thị Kính trong vở diễn vậy. Vở chèo này em đã xem đi xem lại mấy lần nhưng lần nào cũng thấy tức giận, căm ghét lũ người bất nhân và thương xót cho cuộc đời Thị Kính nhiều đau khổ. Phải chăng nàng chính là hiện thân của những thân phận phụ nữ nghèo hèn đã chịu nhiều oan trái lại còn bị kẻ giàu có, độc ác khinh rẻ, ức hiếp!

Trong đêm hôm khuya khoắt, Thị Kính vẫn đang miệt mài ngồi khâu áo. Thị Sĩ, chồng nàng đã thiu thiu ngủ, trên tay còn dang dở quyển sách. Thấy chông có sợi râu mọc ngược, sợ có điều chẳng lành, nàng cầm dao định xén đi. Bất giác người chồng giật mình và hô hoán lên. Sùng ông Sùng bà hốt hoảng chạy ra, không cần xem thực hư thế nào, cứ thế họ cho Thị Kính âm mưu hại chồng. Sùng bà vừa quát tháo vừa chỉ vào mặt Thị Kính:

Này con kia! Mày có trót say hoa đắm nguyệt
Đã trên dâu dưới bộc hẹn hò...


Bà ta dùng mọi lời lẽ độc địa để mắng nhiếc, nhục mạ nàng. Thị Kính bị oan ức nên van xin, quỳ lạy cha mẹ chồng cho được thanh minh. Nhưng những người độc ác, nhẫn tâm kia nào có đoái hoài gì tới lời van xin của nàng. Họ cho Thị Kính lẳng lơ bên ngoài nên cố ý giết chồng. Tiếng Sùng bà như tru tréo:

Ôi chao ơi là mặt!
Chém bổ băm vằm xả xích mặt!
Gái say trai lập chí giết chồng?


Thị Kính bị oan ức nhưng chẳng nói được lời nào. Nàng chỉ biết quỳ lạy xin chồng và cha mẹ chồng thương tình xem xét. Nhưng Sùng bà chẳng những không cho giải thích mà còn luôn mồm bảo nàng là thứ "mèo mả gà đồng lẳng lơ". Mụ ỷ thế nhà giàu tự cho nhà mình là chốn "công hầu", là "giống phượng giống công". Dù Thị Kính đã là con dâu trong nhà, như họ luôn phân biệt đối xử. Mụ nghêu ngao rằng mình là dòng dõi vua quan, còn Thị kính chỉ là kẻ nghèo hèn, không xứng đáng với con bà:

Nhà ta đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc.


Có thể thấy rằng, mọi lời nói và hành động của Sùng bà đều tỏ rõ mụ là kẻ cậy thế giàu sang mà đối xử nhẫn tâm, độc ác. Thị Kính dù là người phụ nữ rất mực đoan trang, đức hạnh nhưng vẫn bị gia đình chồng khinh khi không tiếc lời chỉ vì nàng xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Sự nhẫn nhục chịu đựng và những lời van xin của nàng chẳng thể làm động lòng những kẻ bất nhân ấy. Ngay cả Thiện Sĩ chồng nàng cũng làm ngơ bỏ mặc nàng cho mẹ chồng thỏa sức lăng mạ. Mặc cho Thị Kính van lơn, hắn vẫn lạnh lùng làm ngơ. Đây đúng là mẫu người đàn ông đa nghi, nhu nhược của những gia đình giàu có thời bấy giờ. Hắn ta hèn nhát làm theo mọi lời chỉ dẫn của Sùng bà mà không cần biết đúng sai, không chút vấn vương tình nghĩa vợ chồng.
Thị Kính thật lạc lõng và cô độc trong gia đình chồng. Nỗi oan của nàng không được ai cảm thông chia sẻ.

Điều làm nàng đau đớn nhất là lúc Sùng ông, Sùng bà dựng màn kịch để lừa Mãng ông "san ăn cữ cháu" mà thật ra là để dẫn con gái về. Họ trở mặt thẳng tay xô ngã cha nàng và hết lời nhiếc móc. Cảnh Thị Kính chạy lại đỡ cha rồi hai cha con ôm nhau khóc thật khiến cho ta xót xa, thương cảm. Có lẽ đây cũng là cảnh thường thấy ở những người nghèo khổ, thấp cổ bé họng. Họ luôn phải chịu nhiều oan trái, đồng thời những kẻ giàu có ý thế lăng mạ, chà đạp lên nhân phẩm họ. Những kẻ nghèo khó ấy dù đã sống trong sạch, luôn giữ gìn phẩm giá nhưng họ không thể thoát khỏi những nanh vuốt của một lớp người giàu có bất lương. Mang thân phận của kẻ nghèo hèn, họ bị cuộc đời xô đẩy, trôi dạt không biết tương lai sẽ đi đâu về đâu. Trong đoạn cuối, Thị Kính lạy cha rồi hướng về phía cuối chân trời trời để tìm sự giải thoát nơi của Phật thể hiện sự bế tắc và bất lực của nàng trước cuộc đời. Nàng không còn sự lựa chọn nào khác khi đã bị gia đình chồng làm nhục. Thậm chí nàng sẽ bị mang tiếng xấu cả đời với thiên hạ. Thị Kính "trá hình nam tử" theo kiếp tu hành nhằm lánh xa cuộc sống khổ đau nhiều oan trái của thế gian. Thế nhưng nàng có thể bình yên được không khi mà khắp nơi đâu đâu cũng có những lũ bất lương rình rập, kể cả nơi cửa chùa thanh tịnh.

Vở chèo Quan Âm Thị Kính với trích đoạn "Nỗi oan hại chồng" khép lại trong cảnh Thị Kính một thân một mình bước đi vô định, đơn độc giữa cuộc đời khiến cho ta liên tưởng đến số phận hẩm hiu, bèo bọt của những phụ nữ nói riêng và tầng lớp nông dân nghèo khổ, bần cùng thời bấy giờ. Cuộc sống của họ luôn phải chịu nhiều oan trái và bị bọn nhà giàu hiếp đáp, khinh rẻ. Càng thương xót họ bao nhiêu ta càng căm phẫn bọn nhà giàu quyền quý bấy nhiêu. Tiếc thay những người nông dân thấp cổ bé họng nghèo khó thời bấy giờ không đủ sức để đứng lên chống trả và đòi lại sự công bằng. Họ chỉ biết nhẫn nhục và cam chịu số phận của mình để rồi sống một kiếp người đau khổ mà tương lai không biết sẽ đi đâu về đâu.

Theo Những bài văn hay 7*
 
Trong xã hội phong kiến thối nát xưa, những người dân nghèo mà đặc biệt là phụ nữ luôn bị chà đạp, đối xử bất công. Nhiều vở chèo cổ Việt Nam đã thể hiện rất rõ điều đó, tiêu biểu nhất là vở "Quan Âm Thị Kính" với trích đoạn "nỗi oan hại chồng". Đây là trích đoạn đặc sắc và kịch tính nói về nỗi oan của nhân vật Thị Kính, một người không những chịu khổ vì bị oan mà còn chịu nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn, bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh rẻ.

Thị Kính Vốn là con gái của nông dân nghèo, tính tình hiền dịu nết na, nàng kết duyên cùng với Thiện Sĩ, con gia đình giàu có, dòng dõi quý tộc.: Sùng ông Sùng bà. Cuộc se duyên này báo hiệu điềm bất trắc khi giữa hai gia đình có sự phân biệt lớn về thân phận, đẳng cấp. Biết vậy Thị Kính luôn tỏ ra cố gắng làm mọi việc, chu toàn trong mọi hành vi, ứng xử để giữ được cuộc hôn nhân đó. Cũng chính xuất phát từ lòng yêu thương vì chồng để "trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta" nên nàng cầm dao xắn đi sợi râu mọc ngược trên cằm chồng mà bị oan mang tội giết chồng. Sùng ông, Sùng bà đổ triệt lỗi lên nàng mà chẳng hề nghe một lời biện bạch.

Mây lần Thị Kính kêu oan nhưng không có cơ hội để lí giải, rửa tội. Mở miệng ra là bị Sùng bà bảo câm đi, một mực buộc tội cho nàng mà chẳng biết rõ sự tình. Chẳng qua đây cũng là cái cớ để Sùng bà lôi ra trách tội mà đuổi đi. Mâu thuẫn sâu xa ở đây không phải là việc Thị Kính cầm dao định giết chồng như Sùng bà nghĩ mà thực chất là sự khác biệt giai cấp, khiến họ xem thường Thị Kính, không muốn Thị Kính ở trong nhà mình. Vì vậy họ mới không cho nàng rửa oan, biện giải. Thử nghĩ, Thị Kính là con nhà quan hay vua chúa, gia đình đầy quyền lực thì có bị Sùng ông Sùng bà đói xử ngang ngược thế kia? Chắc chắn khi đó họ sẽ tìm hiểu ngọn ngành sự việc, để cho nàng tự thanh minh thậm chí giúp nàng rửa oan đâu biết chừng? Đó là sự bất công của xã hội mà chính xác là giai cấp giàu sang đối với giai cấp nghèo hèn.

Thị Kính chịu nỗi oan uổng, nhưng với thân phận thấp hèn nên chỉ biết kêu oan một cách vô vọng, không ai thương tiếc trừ cha nàng. Họ vốn là những người thấp cổ bé họng "dầu kêu ra máu có người nào nghe", không những thế họ còn bị sỉ nhục bởi sự cao ngạo, đanh đá của Sùng bà. Bà cho rằng nhà mình vốn "giống phượng, giống công" còn Thị Kính là "mèo mả gà đồng lẳng lơ". Khi sống với cha mẹ Thị Kính là người con ngoan, nết na, đức độ mà giờ bị vu cho là "mèo mả gà đồng", bị coi thường, xưng "mày", "con kia" đúng là nỗi nhục vô kể. Bị bà chỉ vào mặt nàng mà bảo "Chém bố trăm năm xả xích mặt", "phi mặt gái trơ như mặt thớt". Với một người con gái thì còn đâu là danh dự, nhân phẩm khi bị người ta nói như vậy.

Sự bất công diễn ra mà không có một ai đứng ra giải quyết. Càng được nước, Sùng bà càng ra mặt, thái độ khinh bỉ Thị Kính càng hiện lên trắng trợn. Bà đuổi nàng đi như xua đuổi con vật:

Đồng nát thì về Cầu Nôm
Con gái nỏ mồm thì về với cha...


Không chỉ nóng nàng mà bà còn đem cả dòng họ của nàng ra chê cười, mỉa mai và khinh rẻ:

Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu đi lại nở ra dòng liu điu
Này! Nhà bà đây cao môm lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc.


Sự khinh rẻ của bà đã có từ lâu nhưng chưa có cơ hội để nói ra. Sự cao ngạo, ỷ thế của bà càng tỏ ra bà là kẻ chua ngoa, chỉ biết có tiền bạc, danh lợi. Những người hiền lành, chất phác như cha con Thị Kính chỉ biết dựa vào trời, chịu bao tủi nhục, bất công mà không được giúp đỡ để giải oan. Xã hội phong kiến vốn đã cướp đi sự công bằng của họ.

Từ nỗi oan của Thị Kính mà người ta có thuật ngữ: "Oan Thị Kính". Đó chính là nỗi oan của những thân phận nghèo hèn, bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ. Cuộc đời của những con người đó rồi sẽ trôi nổi về đâu khi họ sống giữa một xã hội bất công và thối nát như vậy?


Theo Những bài văn hay 7*

Xem thêm:

Những cách sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp

Bữa tiệc sắc màu của những chiếc kẹp bướm

Dạy cho trẻ đặt mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện bằng cách nào?
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top