heokononly
New member
- Xu
- 0
CHỨNG MINH RẰNG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI LÀ MỘT CUỘC CẢI CÁCH TOÀN DIỆN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI
Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội:
a) Bối cảnh:
* Trong nước:
- 30/4/1975:Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đất nước thống nhất.Cả nước tập trung vào 2 nhiệm vụ:hàn gắn viết thương chiến tranh và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh.
- Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
- Nước ta lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh kéo dài hơn 30 năm với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài đã kìm hãm nền kinh tế phát triển.
- Nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng và lạm phát trầm trọng,có thời kì luôn ở mức ba con số.
* Quốc tế:
- Tình trạng trong nước và Quốc tế vào những năm cuối thập kỉ 70 và đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX diễn biến hết sức phức tạp.
- Trước năm 1995 Hoa Kì vẫn thực hiện chính sách cấm vận chống Việt Nam.
Cuối thập kỉ 80 đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX hệ thống Xã hội Chủ Nghĩa tan rã, thị trường truyền thống gặp khó khăn.
- Có sự phá hoại của các thế lực thù địch.
=> Bối cảnh trong nước và Quốc tế đã ảnh hưởng to lớn đến công cuộc đổi mới của nước ta:
- Xu hướng tăng cường quan hệ liên kiết quốc tế mở rộng giao lưu giữa các khu vực và các Quốc gia (xu thế Quốc tế hóa và khu vực hóa) đã có tác động thúc đẩy nhanh chóng và toàn diện nền kinh tế xã hội của Đất nước.
- Việc phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kĩ thuật, tăng cường liên kết hóa cho phép nước ta học tập các kinh nghiệm sản xuất, tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
- Bối cảnh quốc tế đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế cần phải có những đối sách thích hợp nhằm phát triển ổn định bền vững về kinh tế-xã hội.
b) Diễn biến của công cuộc đổi mới:
- Công cuộc đổi mới được manh nha từ năm 1979 và những đổi mới đầu tiên từ lĩnh vực nông nghiệp với "khoán 10" và "khoán 100", sau đó lan sang các lĩnh vực công nghiệp vá dịch vụ.
- Đường lối đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI(1986).
- Đưa nền kinh tế xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế:
+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế-xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thêo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên Thế giới.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: