Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Phong trào 1930-1931 là phong trào có quy mô rộng lớn, quyết liệt và có tính chất triệt để. Nó đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất so với phong trào yêu nước trước đó.
Sở dĩ như vậy, là do lần đầu tiên phong trào được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. Phong trào 1930-1931 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu. Vì vậy nó có ý nghĩa như cuộc tập dược đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
- Phong trào có qui mô rộng lớn:
Phong trào diễn ra trong suốt từ 1930 đến cuối 1931 trên phạm vi toàn quốc, bao trùm khắp ba miền (Bắc-Trung-Nam).
Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng trong đó chủ yếu là nông dân và công nhân.
Công nhân: Hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ trong hai năm: bãi công của 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng; 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định. Riêng tháng 5 có 16 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra.
Nông dân: Có hàng trăm cuộc biểu tình của nông dân, tiêu biểu là 8000 nông dân huyện Hưng Yên (Ngệ An) ngày 12-9-1930.
- Phong trào có hình thức đấu tranh quyết liệt.
Quần chúng đã sử dụng những hình thức đấu tranh từ thấp lên cao: mít tinh, biểu tình, bãi công đến phá đồn điền nhà lao, bao vây huyện đường kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nữa vũ trang, thành lập các đội tự vệ đỏ để bảo vệ quần chúng đấu tranh buộc bọn thống trị phải chấp nhận những yêu sách của mình.
Trong phong trào này đã xuất hiện một hình thức sơ khai của khởi nghĩa từng phần, dùng bạo lực để làm tan rã bộ máy chính quyền kẻ thù và thiết lập chính quyền cách mạng.
- Phong trào có tính cách mạng triệt để:
Nó nhằm trúng hai kẻ thù chủ yếu của cách mạng là đế quốc và phong kiến, thực hiện khẩu hiệu “độc lập dân tộc” “ruộng đất dân cày”.
Trong phong trào này quần chúng thể hiện quyết tâm đánh đến cùng, ở một số nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh, dưới sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, chính quyền cách mạng được thành lập dưới hình thức các Xô viết. Đó là chính quyền nhà nước cách mạng lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta.
Sở dĩ như vậy, là do lần đầu tiên phong trào được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. Phong trào 1930-1931 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu. Vì vậy nó có ý nghĩa như cuộc tập dược đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
- Phong trào có qui mô rộng lớn:
Phong trào diễn ra trong suốt từ 1930 đến cuối 1931 trên phạm vi toàn quốc, bao trùm khắp ba miền (Bắc-Trung-Nam).
Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng trong đó chủ yếu là nông dân và công nhân.
Công nhân: Hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ trong hai năm: bãi công của 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng; 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định. Riêng tháng 5 có 16 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra.
Nông dân: Có hàng trăm cuộc biểu tình của nông dân, tiêu biểu là 8000 nông dân huyện Hưng Yên (Ngệ An) ngày 12-9-1930.
- Phong trào có hình thức đấu tranh quyết liệt.
Quần chúng đã sử dụng những hình thức đấu tranh từ thấp lên cao: mít tinh, biểu tình, bãi công đến phá đồn điền nhà lao, bao vây huyện đường kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nữa vũ trang, thành lập các đội tự vệ đỏ để bảo vệ quần chúng đấu tranh buộc bọn thống trị phải chấp nhận những yêu sách của mình.
Trong phong trào này đã xuất hiện một hình thức sơ khai của khởi nghĩa từng phần, dùng bạo lực để làm tan rã bộ máy chính quyền kẻ thù và thiết lập chính quyền cách mạng.
- Phong trào có tính cách mạng triệt để:
Nó nhằm trúng hai kẻ thù chủ yếu của cách mạng là đế quốc và phong kiến, thực hiện khẩu hiệu “độc lập dân tộc” “ruộng đất dân cày”.
Trong phong trào này quần chúng thể hiện quyết tâm đánh đến cùng, ở một số nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh, dưới sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, chính quyền cách mạng được thành lập dưới hình thức các Xô viết. Đó là chính quyền nhà nước cách mạng lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta.
Sửa lần cuối: