Chứng minh:
Nhiệt độ trung bình cao nhất sẽ tăng 0,7[SUP]0[/SUP]C đến năm 2020 và 2[SUP]0[/SUP]C năm 2050 (lên tới khoảng 360C). Đặc biệt, chênh lệch mức nhiệt giữa ngày và đêm lên tới trên dưới 10[SUP]0[/SUP]C. Đó là khoảng chênh lệch mà tôm khó có khả năng chịu đựng được. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, các chỉ tiêu về môi trường nước biến động theo, làm cho tôm mất cân bằng, dễ bị sốc, dễ phát bệnh hoặc chết.
Ngoài ra, hiện tượng nước biển dâng cũng có thể là một trong những trở ngại. Từ kết quả dự án nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi đến ngành thủy sản, năm 2020, nước biển sẽ dâng cao thêm 18 cm so với mức hiện nay và 35 cm vào năm 2050. Tuy nhiên, theo bà con nông dân, họ có thể khắc phục được vì hiện tượng này diễn ra trong khoảng thời gian dài. Đặc biệt, trong nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến, quỹ đất còn tương đối nhiều, người nuôi tôm có thể nâng cao bờ bao để đối phó.
Nghề nuôi tôm cũng bị ảnh hưởng từ hiện tượng mưa trái mùa với tần suất ngày càng dày và mạnh hơn. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn nước trong ao nuôi sẽ giảm đột ngột, vượt quá ngưỡng chịu đựng, khiến tôm bị sốc và có thể chết hàng loạt. Việc kéo dài tình trạng độ mặn hạ thấp hơn phạm vi 15 – 20‰, thích hợp cho sinh trưởng của tôm, làm tôm chậm lớn và không thể lột vỏ. Một yếu tố nữa của BĐKH tác động không nhỏ cho hoạt động nuôi tôm là bão làm bờ bao bị xói lở, tôm thoát ra ngoài, sản lượng thu hoạch giảm, thậm chí mất hoàn toàn.
Những tác động bất lợi của BĐKH càng làm trầm trọng hơn những ảnh hưởng xấu đối với nghề nuôi tôm, như ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngày càng nghiêm trọng hơn; tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng khó kiểm soát, diện tích bệnh bùng phát tăng đột biến, tôm phát bệnh sớm hơn. Tất cả những cái đó đang đe dọa tính bền vững của nghề nuôi tôm hiện nay.