Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?
”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc.Của cải,vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng,. Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc,các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”
Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.
Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?
”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc.Của cải,vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng,. Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc,các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”
Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.
Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.