Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường và chức năng của thị trường
a. Thị trường
- Theo nghĩa hẹp: thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi và mua bán hàng hóa.
- Theo nghĩa rộng: thị trường là tổng thể tất cả các mối quan hệ cạnh tranh, cung - cầu, giá cả, giá trị... mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định.
- Thị trường được phân loại theo nhiều cách :
+ Theo đói tượng mua bán cụ thể, giao dịch
+ Theo ý nghĩa và vai trò của đối tượng mua bán, giao dịch, có thị trường các yếu tố sản xuất....
+ Theo tính chất và cơ chế vận hành, có thị trường tự do, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo...
+ Theo quy mô và phạm vị của các quan hệ kinh tế, có thị trường địa phương, thị trường khu vực, thị trường trong nước, thị trường nước ngoài...
b. Chức năng của thị trường: có ba chức năng chủ yếu.
- Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán với giá như thế nào....
- Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại....
- Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng...
3. Giá cả thị trường.
- Cơ sở của giá cả là giá trị, nhưng trên thị trường không phải lúc nào giá cả cũng phù hợp với giá trị mà nó thường biến động lên xuống xoay quanh giá trị do nhiều nhân tố ảnh hưởng trong đó cạnh tranh, cung cầu và sức mua của đồng tiền là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, trên cơ sở đó hình thành giá cả thị trường.
- Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì giả cả là một công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện việc quản lý, kích thích, điều tiết các hoạt động kinh tế theo những định hướng, mục tiêu nhất định như nhằm duy trì cân đối của nền kinh tế, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân...
- Nhà nước quản lý giá không phải bằng cách định giá trực tiếp, mà quản lý một cách gián tiếp chẳng hạn thông qua các công cụ kinh tế và pháp luật để tác động vào tổng cung và tổng cầu; tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia...
(Theo Bài giảng Kinh tế chính trị)