[FONT="]CHU VĂN AN NGƯỜI THẦY MẪU MỰC[/FONT]
[FONT="]Chu Văn An sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn ( 1292) tại làng Quang, thông Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm ( nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội). Tên chữ là Linh Triệt, hiệu là Tiểu Ẩn. Ông mất ngày 28 tháng 11 năm Canh Tuất ( 1370) tại làng Kiệt Đoài, xã Kiệt Đặc ( xã Văn An, huyện Chí Linh, Hải Dương ngày nay). Sau khi mất, vua Trần Dụ Tông và triều đình ban cho tên Thụy là Văn Trinh và cho được thờ ở Văn Miếu.[/FONT]
[FONT="]Cuộc đời của Chu Văn An có thể chia làm 3 giai đoạn.[/FONT]
[FONT="]1: Hồi nhỏ đi học rồi dạy học ở quê nhà.[/FONT]
[FONT="]2: Giai đoạn vào kinh đô dạy thái tử học và giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám ( hiệu trưởng trường).[/FONT]
[FONT="]3: Giai đoạn về ẩn cư và dạy học ở núi Phượng Hoàng ( huyện Chí Linh, Hải Dương).[/FONT]
[FONT="]Sử sách không nói gì đến phụ thân của Chu Văn An, ông sống từ nhỏ với mẹ là Lê Thị Chiêm trong hoàn cảnh gia đình bình thường. Được mẹ cho ăn học, Chu Văn An rất chăm chỉ và thông minh, ông chuyên chú học về đạo lý, tìm đến gốc ngọn của đạo Khổng. Mạnh mà không chuộng hình thức, thời văn, phần lớn sách vở đều nói tuy học giỏi song ông không đi thi mà ở nhà mở trường dạy học.[/FONT]
[FONT="]Ngôi trường của Chu Văn An ở làng Cung Hoàng bên dòng sông Tô Lịch gần trường Quốc Tử Giám của triều đình. Học trò rất đông, có tới trên 3 ngàn người. Từ kinh sư đến các lộ, phủ, học trò tấp nập kéo về thụ giáo. Điều chứng tỏ rằng ông đã nổi tiếng ngay từ buổi thiếu thời về học vấn sâu rộng, về đạo đức mẫu mực. Chu Văn An là người thầy giáo yêu nghề, tận tụy hết mực trong việc dạy dỗ học trò, kể từ người lớn tuổi đã trải qua nhiều năm đèn sách đến lớp thiếu niên mới học vỡ lòng. Ông uốn nắn từng nét chữ, lời văn, trau dồi cho họ từng nhận thức. Thương yêu học sinh như con đẻ, song ông là một người thầy rất nghiêm khắc, đòi hỏi rất cao ở học sinh cũng như ở chính mình. Ở trường cũng như khi giao thiếp ở ngoài xã hội, học trò của ông dù ở tuổi tác nào, trình độ nào có điều gì sai phạm từ ngôn ngữ đến hành vi, ông đều quở trách, thậm chí quát mắng, đuổi đi không cho học. Bên cạnh việc trau dồi kiến thức, Chu Văn An đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức cho học trò. Bởi vậy, trong số hơn ba ngàn người học, có nhiều người đỗ đạt, làm quan, trong đó nổi bật lên là Lê Quát và Phạm Sư Mạnh, Lê Quát ( người Đông Sơn, Thanh Hóa) làm quan đến chức Bộc xạ, Phạm Sư Mạnh ( người Giáp Sơn, Hải Dương) làm quan đến chức Nhập nội hành khiển tri khu mật viện sự. Ngay cả khi đã làm quan đại thần trong triều, mỗi khi về thăm thầy,họ vẫn sụp lạy dưới chân giường, thái độ vô cùng e sợ và kính trọng thầy.[/FONT]
[FONT="]Danh tiếng của ông vang dội đến mức được phản ánh trong câu chuyện thần thoại. Thủy thần đầm Cung hoàng cũng đến theo học và theo lời thầy dạy đã hy sinh cuộc đời để cứu dân khỏi nạn hạn hán.[/FONT]
[FONT="]Biết Chu Văn An là một ngời thầy giáo tài đức hơn người, vua Trần Minh Tông hạ chiếu mời ông vào triều để dạy Thái tử Trần Vượng và giữ chức Tư nghiệm Quốc Tử Giám.[/FONT]
[FONT="]Chịu mệnh vua, ông bùi ngùi từ giã ngôi trường dân dã và đám học trò yêu quý của mình, vào kinh nhậm chức với kỳ vọng đem sở học của mình truyền bá học vấn, đào tạo những con người có ích cho xã hội, đồng thời cải lại triều đình nhà Trần đã bắt đầu suy thoái. Với chức học quan cao cấp, cuộc sống phong lưu, trường ốc cao đẹp, Chu Văn An vẫn thấy đau lòng trước thế đạo. Bao nhiêu ước vọng của ông dồn vào việc dạy dỗ Thái tử, mong người học trò của mình khi kế vị sẽ trở thành một minh quân. Song Trần Hiển Tông đã sớm qua đời, Trần Dụ Tông lên thay, là một ông vua thích đánh bạc, nghiện rượu, háo sắc, tính tình tàn nhẫn…Quanh vua là bọn gian thần, gây ra bao điều lãng phí, xa hoa, tổn hại đến công sức, tiền của nhân dân. Các trung thần bị dèm pha, bị loại trừ. Trước tình trạng đó, Chu Văn An đã dâng “ Thất trảm sớ”, cong khai đòi vua chém 7 tên nịnh thần. Tờ dớ dân lên kông được trả lời, Chu Văn An liền treo mũ từ quan và về ẩn ở núi Phượng Hoàng, sống cùng mây núi, cỏ cây, tiếp tục mở trường dạy học và làm thuốc cứu dân. Tuy nhiên, những dịp có triều hội, ông vẫn chống gậy trúc về tham dự. Khi Trần Nghệ Tông dẹp được Dương Nhật Lễ, Chu Văn An mừng rỡ về triều yết kiến vua, sau đó lại xin về núi không nhận chức vụ nào.[/FONT]
[FONT="]Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi Chu Văn An là bậc tôn sư “ Nét mặt nghiêm nghị mà đạo thầy được tôn”, “ Lời nói lẫm liệt mà kẻ nịnh phải sợ” Chu Văn An là “ Bậc chí tôn cho đạo làm thầy”, khí phách hùng dũng đến kẻ nịnh thần cũng phải sợ, là một nhà nho đại quán thế.[/FONT]
[FONT="] Theo NXBLD.
[/FONT]