Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
1. Vài nét lý luận về mặt trận dân tộc thống nhất :
- Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất là một vấn đề thuộc đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Mặt trận là một hình thức liên minh nhằm thêm bạn bớt thù, nhằm cô lập kẻ thù chính, trước mắt tạo cho cách mạng có lực lượng mạnh nhất để giành được thắng lợi. Song, phạm vi rộng, hẹp, đối tượng
liên minh tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kì cách mạng quy định. Bởi thế cho nên Mặt trận còn là một vấn đề thuộc sách lược.
- Lịch sử dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết. Đảng ta lại kế thừa truyền thống quý báu này. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã đặt ra vấn đề đoàn kết. Sau này, cụ Hồ lại có
phát biểu : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
- Trong chỉ thị ngày 18/11/1930, Đảng ta đề nghị thành lập “Hội đồng minh phản đế Đông Dương” trong đó ghi rõ : “Không tổ chức được toàn dân thành lực lượng rộng thì cách mạng khó thành công”.
Trong Cương lĩnh của Đảng, tuy không nó Mặt trận, song trong đấu tranh cách mạng, từng mục tiêu trước mắt, Đảng đều tổ chức các hình thức Mặt trận cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị.
* Trên cơ sở khối liên minh công – nông, Đảng mở rộng đội ngũ cách mạng đến các giai cấp và tầng lợp khác có xu hướng dân tộc và dân chủ, thực hiện chính sách mặt trận dân tộc thống nhất – chính
sách đoàn kết dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh – một vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong cách mạng nước ta trong suốt từ năm 1930 đến năm 1975.
2. Những Mặt trận do Đảng đề ra và xúc tiến thành lập từ năm 1930 đến 1975.
a) Thời kì 1930 – 1931 :
- Cuối năm 1930, khi cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng trở nên quyết liệt, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra bàn chỉ thị về vấn đề lập "Hội phản đề đồng minh" trong đó nêu lên tư
tưởng chiến lược cách mạng đúng đắn : đoàn kết toàn dân lại thanh một tổ chức lực lượng thật rộng rãi, lấy công nông làm hai động lực động lực chính, là một điều kiện quyết định thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc.
b) Thời kì 1936 – 1939 :
- Đảng thành lập “mặt trận nhân dân phản đế” rộng rãi bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau tranh đấu
đòi quyền lợi hàng ngày cho toàn dân, chống chế độ thuộc địa vô nhân đạo. Năm 1937 cả nước có tới 400 cuộc bãi công của công nhân 150 cuộc đấu tranh cảu nông dân. nhiều
cuộc mít tinh lơn được tổ chức ở Hà Nội, Sài Gòn. Tháng 3 năm 1938, Đảng đổi tên “Mặt trận nhân dân phản đế” thành “Mặt trận thống nhất dân chủ” với các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt nhằm động viên hàng triệu quần chúng vào trận tuyến đấu tranh đòi các quyền dân chủ , dân sinh, chuẩn bị đưa quần chúng tiến lên trận chiến cao hơn.
c) Thời kì 1939 – 1945 :
- Hội nghị trung ương Đảng tháng 11/1939 chủ trương thành lập “Mặt trận thống nhất dân tộc phản để Đông Dương” thay cho mặt trận dân dân chủ ; giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầuvà cấp bách
của cách mạng Đông Dương ; tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của để quốc và lập và địa chủ phản bội quyền lợi đân tộc. Khẩu hiệu lập chính quyền xô viết công, nông, bình được thay thế bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hoà.
- Tháng 5/1941, Ban chấp hành Trung ương nhận định : vì quyền lợi sinh tồn của cả dân tộc, Đảngphải nêu cao ngọn cờ dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ chí khí cách mạng, tinh thần yêu nước trong mọi tầng
lớp nhân dân, tập trung mọi lực lượng dân tộc thể hiện cho được nhiệm vụ cốt yếu là giải phóng dân tộc, cứu tổ quốc. “Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh ra đời. Các giới quần chúng được tổ chức và tập hợp trong các hội cứu quốc : Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc... Đảng ta và Việt Minh phải hết sức giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào tổ chức ra Cao Miên độc lập đồng mình, Ai Lao độc lập đồng minh để sau đó lập ra Đông Dương độc lập đồng minh. Ngày 25/10/1941, chính sách vừa ích nước vừa lợi dân. Việt Minh đã thiết lập các tổ chức khắp nông thôn, rthành thị có hệ thống từ trung ương đến cơ sở. Một số tổ chức chính trị yêu nước ra đời và tham gia làm thành viên mặt trận Việt Minh như Đảng dân chủ Việt Nam (tháng 6 - 1944). Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện trong đấu tranh chống pháp - nhật theo khẩu hiệu của mặt trận Việt Minh.
d) Thời kì 1945 – 1954 :
- Ngày 29/5/1946, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp quốc dan Việt Nam (gọi tắt là liên Việt) được thành lập nhằm đoàn kết rộng rãi thêm các tổ chức, các đảng phái và các cá nhân
chưa tham gia mặt trận Việt Minh. Các tổ chức quần chúng được củng cố mở rộng thêm. tổng liên đoàn lao động Việt Nam hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam lần lượt ra đời, Đảng xã hội Việt Nam được thành lập
(với sự giúp đỡ của Đảng nhằm đoàn kết những người trí thức yêu nước Việt Nam lại). Trên cơ sở đó Đảng và chính phủ đã tập trung củng cố thêm một bước bộ máy nhà nước, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Ngày 3/3/1951, Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh và Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) đã quyết định lập một mặt trận duy nhất, lấy tên là Mặt trận Liên Việt. Khối đoàn kết thống nhất của toàn dân được củng cố và tăng cường thêm một bước, làm chỗ dựa cho chính quyền dân chủ nhân dân các cấp đủ sức mạnh để tổ chức và động viên toàn dân tham gia kháng chiến.
Mặt trận Liên Việt được hình thành và phát triển không chỉ ở vùng tự do mà cả vùng sau lưng địch. Do đó, chúng ta đã được âm mưu chia rẽ dân tộc, chia rẽ lương giáo, chia rẽ Nam Bắc, làm phá sản kế
hoạch “dùng người Việt đánh người Việt”, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của chúng"
đ) Thời kì 1954 – 1975 :
- Từ ngày 5 đến ngày 10/9/1955, tại Hà Nội, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc đã họp quyết định thành lập “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” và Cương lĩnh của Mặt trận thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân để hoàn thành sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Năm 1960, “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Phong trào chống Mĩ – Diệm tăng lên nhanh chóng.
Trong khí thế đó, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và nhân sĩ yêu nước, không biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ, thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước gắn liền với sự nghiệp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mặt trận thống nhất dân tộc trong cả nước tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong vấn đề đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
3. Nhận xét chung :
- Đảng đã có một đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã xây dựng khối đoàn kết dân tộc thống nhất rộng lớn với các hình thức Mặt trận và các tổ chức quần chúng thích hợp tạo thành một lực lượng chính trị quần chúng vĩ đại trong chiến đấu và xây dựng. Mặt trận đó luôn luôn lấy khối liên minh công, nông, trí làm nền tảng.
- Một số bài học kinh nghiệm được rút ra như: Muốn tập hợp lực lượng đông đảo trong Mặt trận thống nhất, chính Đảng của giai cấp vô sản phải giương cao ngọn cờ độc lập dân chủ. Phải căn cứu từng nhiệm vụ chính trị từng thời kì mà xác định kẻ thù chủ yếu mà xác định bạn đồng minh chiến lược, sách lược. Phải không ngừng củng cố khối liên minh công nông, làm cơ sở vững chắc cho Mặt trận.
Mặt trận phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng (Mặt trận phải có tính giai cấp rõ). Mặt trận và liên minh công nông là hai vấn đề chiến lược khác nhau, 2 nguyên tắc chiến lược khác nhau, song cái quyết định là liên minh công nông. Phải xây dựng hai khối liên minh trong Mặt trận : liên minh bên dưới là chiến lược trong đó liên minh công nông là nền tảng và liên minh bên trên là sách lược. Phải thực hiện tốt hai công tác của Mặt trận là đoàn kết và đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. Mục đích của Mặt trận là đấu tranh đoàn kết, là liên minh. Song muốn đoàn kết thì phải đấu tranh. Trong mặt trận có nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp. Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp có những yêu cầu, quyền lợi khác nhau song phải có điểm thống nhất chung nào đó. Muốn đoàn kết phải đấu tranh. Cơ sở để đấu tranh chính là cương lĩnh chung của Mặt trận.Phải vận dụng những hình thức linh hoạt để tập hợp lực lượng trong Mặt trận. Tuỳ trình độ giác ngộ của các giai cấp mà chọn hình thức tập hợp và tiến hành hiệp thương chính trị cho phù hợp.
- Từng thời kì cách mạng, Mặt trận dân tộc thống nhất đều có thay đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng. Vì thế Mặt trận luôn luôn góp phần tạo được sức mạnh quyết định cho sự tồn tại và
lớn mạnh của toàn dân tộc
- Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất là một vấn đề thuộc đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Mặt trận là một hình thức liên minh nhằm thêm bạn bớt thù, nhằm cô lập kẻ thù chính, trước mắt tạo cho cách mạng có lực lượng mạnh nhất để giành được thắng lợi. Song, phạm vi rộng, hẹp, đối tượng
liên minh tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kì cách mạng quy định. Bởi thế cho nên Mặt trận còn là một vấn đề thuộc sách lược.
- Lịch sử dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết. Đảng ta lại kế thừa truyền thống quý báu này. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã đặt ra vấn đề đoàn kết. Sau này, cụ Hồ lại có
phát biểu : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
- Trong chỉ thị ngày 18/11/1930, Đảng ta đề nghị thành lập “Hội đồng minh phản đế Đông Dương” trong đó ghi rõ : “Không tổ chức được toàn dân thành lực lượng rộng thì cách mạng khó thành công”.
Trong Cương lĩnh của Đảng, tuy không nó Mặt trận, song trong đấu tranh cách mạng, từng mục tiêu trước mắt, Đảng đều tổ chức các hình thức Mặt trận cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị.
* Trên cơ sở khối liên minh công – nông, Đảng mở rộng đội ngũ cách mạng đến các giai cấp và tầng lợp khác có xu hướng dân tộc và dân chủ, thực hiện chính sách mặt trận dân tộc thống nhất – chính
sách đoàn kết dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh – một vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong cách mạng nước ta trong suốt từ năm 1930 đến năm 1975.
2. Những Mặt trận do Đảng đề ra và xúc tiến thành lập từ năm 1930 đến 1975.
a) Thời kì 1930 – 1931 :
- Cuối năm 1930, khi cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng trở nên quyết liệt, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra bàn chỉ thị về vấn đề lập "Hội phản đề đồng minh" trong đó nêu lên tư
tưởng chiến lược cách mạng đúng đắn : đoàn kết toàn dân lại thanh một tổ chức lực lượng thật rộng rãi, lấy công nông làm hai động lực động lực chính, là một điều kiện quyết định thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc.
b) Thời kì 1936 – 1939 :
- Đảng thành lập “mặt trận nhân dân phản đế” rộng rãi bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau tranh đấu
đòi quyền lợi hàng ngày cho toàn dân, chống chế độ thuộc địa vô nhân đạo. Năm 1937 cả nước có tới 400 cuộc bãi công của công nhân 150 cuộc đấu tranh cảu nông dân. nhiều
cuộc mít tinh lơn được tổ chức ở Hà Nội, Sài Gòn. Tháng 3 năm 1938, Đảng đổi tên “Mặt trận nhân dân phản đế” thành “Mặt trận thống nhất dân chủ” với các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt nhằm động viên hàng triệu quần chúng vào trận tuyến đấu tranh đòi các quyền dân chủ , dân sinh, chuẩn bị đưa quần chúng tiến lên trận chiến cao hơn.
c) Thời kì 1939 – 1945 :
- Hội nghị trung ương Đảng tháng 11/1939 chủ trương thành lập “Mặt trận thống nhất dân tộc phản để Đông Dương” thay cho mặt trận dân dân chủ ; giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầuvà cấp bách
của cách mạng Đông Dương ; tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của để quốc và lập và địa chủ phản bội quyền lợi đân tộc. Khẩu hiệu lập chính quyền xô viết công, nông, bình được thay thế bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hoà.
- Tháng 5/1941, Ban chấp hành Trung ương nhận định : vì quyền lợi sinh tồn của cả dân tộc, Đảngphải nêu cao ngọn cờ dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ chí khí cách mạng, tinh thần yêu nước trong mọi tầng
lớp nhân dân, tập trung mọi lực lượng dân tộc thể hiện cho được nhiệm vụ cốt yếu là giải phóng dân tộc, cứu tổ quốc. “Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh ra đời. Các giới quần chúng được tổ chức và tập hợp trong các hội cứu quốc : Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc... Đảng ta và Việt Minh phải hết sức giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào tổ chức ra Cao Miên độc lập đồng mình, Ai Lao độc lập đồng minh để sau đó lập ra Đông Dương độc lập đồng minh. Ngày 25/10/1941, chính sách vừa ích nước vừa lợi dân. Việt Minh đã thiết lập các tổ chức khắp nông thôn, rthành thị có hệ thống từ trung ương đến cơ sở. Một số tổ chức chính trị yêu nước ra đời và tham gia làm thành viên mặt trận Việt Minh như Đảng dân chủ Việt Nam (tháng 6 - 1944). Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện trong đấu tranh chống pháp - nhật theo khẩu hiệu của mặt trận Việt Minh.
d) Thời kì 1945 – 1954 :
- Ngày 29/5/1946, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp quốc dan Việt Nam (gọi tắt là liên Việt) được thành lập nhằm đoàn kết rộng rãi thêm các tổ chức, các đảng phái và các cá nhân
chưa tham gia mặt trận Việt Minh. Các tổ chức quần chúng được củng cố mở rộng thêm. tổng liên đoàn lao động Việt Nam hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam lần lượt ra đời, Đảng xã hội Việt Nam được thành lập
(với sự giúp đỡ của Đảng nhằm đoàn kết những người trí thức yêu nước Việt Nam lại). Trên cơ sở đó Đảng và chính phủ đã tập trung củng cố thêm một bước bộ máy nhà nước, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Ngày 3/3/1951, Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh và Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) đã quyết định lập một mặt trận duy nhất, lấy tên là Mặt trận Liên Việt. Khối đoàn kết thống nhất của toàn dân được củng cố và tăng cường thêm một bước, làm chỗ dựa cho chính quyền dân chủ nhân dân các cấp đủ sức mạnh để tổ chức và động viên toàn dân tham gia kháng chiến.
Mặt trận Liên Việt được hình thành và phát triển không chỉ ở vùng tự do mà cả vùng sau lưng địch. Do đó, chúng ta đã được âm mưu chia rẽ dân tộc, chia rẽ lương giáo, chia rẽ Nam Bắc, làm phá sản kế
hoạch “dùng người Việt đánh người Việt”, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của chúng"
đ) Thời kì 1954 – 1975 :
- Từ ngày 5 đến ngày 10/9/1955, tại Hà Nội, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc đã họp quyết định thành lập “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” và Cương lĩnh của Mặt trận thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân để hoàn thành sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Năm 1960, “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Phong trào chống Mĩ – Diệm tăng lên nhanh chóng.
Trong khí thế đó, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và nhân sĩ yêu nước, không biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ, thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước gắn liền với sự nghiệp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mặt trận thống nhất dân tộc trong cả nước tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong vấn đề đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
3. Nhận xét chung :
- Đảng đã có một đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã xây dựng khối đoàn kết dân tộc thống nhất rộng lớn với các hình thức Mặt trận và các tổ chức quần chúng thích hợp tạo thành một lực lượng chính trị quần chúng vĩ đại trong chiến đấu và xây dựng. Mặt trận đó luôn luôn lấy khối liên minh công, nông, trí làm nền tảng.
- Một số bài học kinh nghiệm được rút ra như: Muốn tập hợp lực lượng đông đảo trong Mặt trận thống nhất, chính Đảng của giai cấp vô sản phải giương cao ngọn cờ độc lập dân chủ. Phải căn cứu từng nhiệm vụ chính trị từng thời kì mà xác định kẻ thù chủ yếu mà xác định bạn đồng minh chiến lược, sách lược. Phải không ngừng củng cố khối liên minh công nông, làm cơ sở vững chắc cho Mặt trận.
Mặt trận phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng (Mặt trận phải có tính giai cấp rõ). Mặt trận và liên minh công nông là hai vấn đề chiến lược khác nhau, 2 nguyên tắc chiến lược khác nhau, song cái quyết định là liên minh công nông. Phải xây dựng hai khối liên minh trong Mặt trận : liên minh bên dưới là chiến lược trong đó liên minh công nông là nền tảng và liên minh bên trên là sách lược. Phải thực hiện tốt hai công tác của Mặt trận là đoàn kết và đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. Mục đích của Mặt trận là đấu tranh đoàn kết, là liên minh. Song muốn đoàn kết thì phải đấu tranh. Trong mặt trận có nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp. Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp có những yêu cầu, quyền lợi khác nhau song phải có điểm thống nhất chung nào đó. Muốn đoàn kết phải đấu tranh. Cơ sở để đấu tranh chính là cương lĩnh chung của Mặt trận.Phải vận dụng những hình thức linh hoạt để tập hợp lực lượng trong Mặt trận. Tuỳ trình độ giác ngộ của các giai cấp mà chọn hình thức tập hợp và tiến hành hiệp thương chính trị cho phù hợp.
- Từng thời kì cách mạng, Mặt trận dân tộc thống nhất đều có thay đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng. Vì thế Mặt trận luôn luôn góp phần tạo được sức mạnh quyết định cho sự tồn tại và
lớn mạnh của toàn dân tộc