Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cận Đại (1858-1945)
Chủ trương đấu tranh của Đảng trong thời kì cách mạng 1930- 1945
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 182977" data-attributes="member: 288054"><p><strong> Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc</strong></p><p></p><p>Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý biến thành một xã hội thuộc địa. Mặc dầu tính chất phong kiến còn được duy trì một phần, song tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và giai cấp đều bị đặt trong quỹ đạo chuyển động của xã hội thuộc địa. Trong lòng xã hội Việt Nam hình thành nên những mâu thuẫn đan xen nhau, nhưng mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng phát triển mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức. Trái lại, sự xung đột, đấu tranh về quyền lợi riêng của mỗi giai cấp trong nội bộ dân tộc được giảm thiểu và không quyết liệt như cuộc đấu tranh dân tộc.</p><p></p><p>Yêu cầu trước hết của dân tộc Việt Nam nói chung, giai cấp nông dân nói riêng là tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động, giành độc lập dân tộc. Xét về tính chất, cuộc đấu tranh ở thuộc địa là một cuộc đấu tranh dân tộc, chứ chưa phải là cuộc đấu tranh giai cấp như ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây.</p><p></p><p>Năm 1917 Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, mở ra trước mắt các dân tộc thuộc địa "<em>thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc</em>". Hướng theo Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. Trong tác phẩm <em>Đường cách mệnh </em>(1927), Người phân biệt ba loại cách mạng: “Tư bản cách mệnh”, “Dân tộc cách mệnh” và “Giai cấp cách mệnh”, đồng thời xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc.</p><p></p><p>Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua đã xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Đó là một quá trình phát triển lâu dài, phải trải qua những giai đoạn chiến lược khác nhau, mà trước tiên là giành độc lập dân tộc. Nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai được nhấn mạnh trên cả hai phương diện chính trị và kinh tế: về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh và tổ chức ra quân đội công nông; về kinh tế, tịch thu hết các sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu hết ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo... Với chiến lược đấu tranh dân tộc, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, phù hợp với nguyện vọng độc lập tự do của quần chúng nhân dân.</p><p></p><p>Tháng 10-1930, <em>Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (Dự án để thảo luận trong Đảng</em>) được thay thế cho Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên là "một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa"3. Luận cương xác định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”. Đó là “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”</p><p></p><p>. Luận cương cho rằng nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải "tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để" và "đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập". Hai nhiệm vụ đó phải được đặt ngang hàng nhau và tiến hành đồng thời với nhau: "... có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa". Luận cương khẳng định: "<em>Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền</em>", là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày. Luận cương quá nhấn mạnh cách mạng ruộng đất và đấu tranh giai cấp. Đó là điều không phù hợp với thực tế của xã hội thuộc địa.</p><p></p><p>Tháng 11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng nhận thấy mâu thuẫn chủ yếu ở Đông Dương là mâu thuẫn dân tộc, nhấn mạnh cuộc đấu tranh dân tộc. Bản Chỉ thị <em>Về vấn đề thành lập Hội </em>“<em>phản đế đồng minh</em>”, nêu rõ: "Trong cách mạng phản đế và điền địa ở Đông Dương thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc có lịch sử đấu tranh bất diệt với giặc Pháp từ ngày Pháp chiếm đến nay, nên dân tộc phản đế trong nhân dân rất mạnh". Đây là một nhận thức đúng thực tiễn, phù hợp với quan điểm trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.</p><p></p><p>Nhưng, tháng 12-1930, <em>Thư của Trung ương gửi các cấp đảng bộ </em>lại nhấn mạnh cuộc đấu tranh chống giai cấp bóc lột. Ban Thường vụ Trung ương cho rằng phải xét địa chủ “về phương diện giai cấp”. Đó là một giai cấp tuy sở hữu ruộng đất không đều nhau, nhưng đều “dùng cái quyền có đất để bóc lột dân nghèo, hãm hại kinh tế dân cày" và ngăn trở sức sản xuất. Địa chủ là “thù địch của dân cày không kém gì đế quốc chủ nghĩa”, “nó quan hệ mật thiết với quyền lợi của đế quốc chủ nghĩa”, “liên kết với đế quốc mà bóc lột dân cày”. Giai cấp tư sản “có một bộ phận đã ra mặt phản cách mạng", một bộ phận khác “kiếm cách hòa hiệp với đế quốc”, một bộ phận “ra mặt chống đế quốc”, nhưng đến khi cách mạng phát triển “cũng sẽ theo phe đế quốc mà chống cách mạng”. Ban Thường vụ Trung ương chủ trương “tiêu diệt địa chủ”, “tịch ký tất cả ruộng đất của chúng nó (địa chủ) mà giao cho bần và trung nông”9. Nhận thức này còn tiếp tục kéo dài trong một thời gian sau.</p><p></p><p>Tháng 10-1936, trong văn kiện <em>Chung quanh vấn đề chiến sách mới</em>, Trung ương Đảng đã dũng cảm phê phán quan điểm của <em>Luận cương chính trị</em> tháng 10-1930: "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng... nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng". Những quan điểm trong <em>Chung quanh vấn đề chiến sách</em> <em>mới </em>phù hợp với yêu cầu thực tiễn, bước đầu khắc phục hạn chế của<em>Luận cương chính trị</em> tháng 10-1930 và khẳng định chủ trương đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.</p><p></p><p>Tháng 9-1939, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng, tác động mạnh mẽ đến Đông Dương. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939) phân tích tình hình, đánh giá thái độ các giai cấp xã hội, các đảng phái và xu hướng chính trị ở Đông Dương, chỉ rõ tất cả các dân tộc, các giai cấp, trừ một số phản động làm tay sai đế quốc, “đều phải gánh những tai hại ghê tởm của đế quốc chiến tranh, đều căm tức kẻ thù chung là đế quốc chủ nghĩa”. Với quan điểm toàn diện, Trung ương Đảng đã chỉ rõ những hạn chế của các giai cấp địa chủ và tư sản, đồng thời cũng khẳng định mặt tích cực của họ: “Đám đông trung tiểu địa chủ và tư sản bổn xứ cũng căm tức đế quốc”. Nhấn mạnh chiến lược đấu tranh dân tộc, Hội nghị chỉ rõ: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”, “chiến lược cách mệnh tư sản dân quyền bây giờ cũng phải thay đổi ít nhiều cho hợp với tình thế mới"14, “nhiệm vụ chính cốt của cách mệnh là đánh đổ đế quốc”. “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết"</p><p></p><p>. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1940) vạch rõ: “chính sách bòn vét của đế quốc Pháp làm cho nhân dân Đông Dương từ giàu đến nghèo đều cảm thấy sự thiệt thòi vô kể"16, vì thế, "trừ một số ít bọn phong kiến bản xứ, một phần đại tư bản, đại địa chủ và một nhóm trí thức tiểu tư sản nhát gan đi theo Pháp hay Nhật còn hầu hết các tầng lớp nhân dân hiện nay đương căm tức với đế quốc Pháp, hoặc ít nhiều chán ghét chúng”.</p><p></p><p>Tại Hội nghị lần thứ tám (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, Ban Chấp hành Trung ương Đảng hết sức nhấn mạnh mâu thuẫn dân tộc đang phát triển gay gắt dưới hai tầng áp bức Nhật, Pháp. Hội nghị phân tích: “Đế quốc Pháp - Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày, mà chúng nó áp bức bóc lột cả các dân tộc không chừa một hạng nào. Dẫu là anh tư bản, anh địa chủ, một anh thợ hay một anh dân cày đều cảm thấy cái ách nặng nề của đế quốc là không thể nào sống được. Quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vong không lúc nào bằng”. “Pháp - Nhật ngày nay không phải chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương”. Không chỉ quần chúng lao khổ, mà cả “các tầng lớp tiểu tư sản, phú nông, địa chủ, viên chức thảy đều bị phá sản và khánh kiệt dưới sự bóc lột của Pháp - Nhật”. </p><p></p><p>Về thái độ chính trị của các giai cấp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận xét: giai cấp vô sản và dân cày nghèo “đã hăng hái chống đế quốc quyết liệt hơn”. Giai cấp tiểu tư sản “đều hăng hái tham gia hoặc cảm tình với cách mạng". Giai cấp địa chủ, phú nông và một phần tư bản bản xứ, chỉ trừ một số ít làm tay sai cho đế quốc, còn "phần đông có cảm tình với cách mạng hoặc giữ thái độ trung lập”. Hội nghị khẳng định: “Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Đảng ta và của cách mạng Đông Dương hợp với nguyện vọng chung của tất cả nhân dân Đông Dương”</p><p></p><p>. “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”</p><p></p><p>. Hội nghị chủ trương “<em>thay đổi chiến lược</em>" và giải thích rõ về nội dung sự thay đổi đó: “cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng". “Trong giai đoạn hiện tại ai cũng biết rằng: nếu không đánh đuổi được Pháp - Nhật thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp trâu ngựa muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không làm sao giải quyết được. Vậy thì trong lúc này muốn giải quyết nhiệm vụ giải phóng không thể đưa thêm một nhiệm vụ thứ hai chưa cần thiết với toàn thể nhân dân, giải quyết trước mà có hại cho nhiệm vụ thứ nhất”</p><p></p><p>. Vấn đề ruộng đất mà Hội nghị Trung ương lần thứ tám bàn đến là chia lại công điền, và chia ruộng đất “tịch thu của Việt gian phản quốc”, tức là ruộng đất đang nằm trong tay kẻ thù của dân tộc, chứ không phải của địa chủ nói chung, nhằm đánh lại kẻ thù của dân tộc cả về chính trị và kinh tế. Vì thế, "Trong khi tuyên truyền, không được dùng những khẩu hiệu quá thời... Không nên nói đánh đổ Nam triều phong kiến và tịch thu ruộng đất của địa chủ mà nói diệt trừ bọn Việt gian phản quốc”</p><p></p><p>Chiến lược giải phóng dân tộc của Đảng còn được trình bày trong nhiều văn kiện tiếp theo. Nghị quyết Ban Thường vụ Trung ương Đảng (2-1943) khẳng định không thể hoàn thành luôn một lúc hai nhiệm vụ: “cách mạng dân tộc giải phóng và cách mạng thổ địa”. “Lúc này, nhiệm vụ dân tộc giải phóng cần kíp và quan trọng hơn. Nên Đảng phải thống nhất mọi lực lượng cách mạng đặng mau hoàn thành nhiệm vụ ấy trước... Do đó khẩu hiệu thổ địa cách mạng không thể đề ra lúc này. Như thế là chiến lược của Đảng có thay đổi ít nhiều chứ không phải chỉ có chiến thuật mà thôi...".</p><p></p><p><strong>Như vậy, trải qua một quá trình nhận thức thực tiễn, vượt qua được quan điểm giáo điều, Đảng đã khẳng định mâu thuẫn chủ yếu và nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của cách mạng thuộc địa, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân. Đó là cơ sở để xác định chủ trương và hình thức tập hợp lực lượng cách mạng.</strong></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 182977, member: 288054"] [B] Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc[/B] Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý biến thành một xã hội thuộc địa. Mặc dầu tính chất phong kiến còn được duy trì một phần, song tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và giai cấp đều bị đặt trong quỹ đạo chuyển động của xã hội thuộc địa. Trong lòng xã hội Việt Nam hình thành nên những mâu thuẫn đan xen nhau, nhưng mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng phát triển mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức. Trái lại, sự xung đột, đấu tranh về quyền lợi riêng của mỗi giai cấp trong nội bộ dân tộc được giảm thiểu và không quyết liệt như cuộc đấu tranh dân tộc. Yêu cầu trước hết của dân tộc Việt Nam nói chung, giai cấp nông dân nói riêng là tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động, giành độc lập dân tộc. Xét về tính chất, cuộc đấu tranh ở thuộc địa là một cuộc đấu tranh dân tộc, chứ chưa phải là cuộc đấu tranh giai cấp như ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây. Năm 1917 Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, mở ra trước mắt các dân tộc thuộc địa "[I]thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc[/I]". Hướng theo Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. Trong tác phẩm [I]Đường cách mệnh [/I](1927), Người phân biệt ba loại cách mạng: “Tư bản cách mệnh”, “Dân tộc cách mệnh” và “Giai cấp cách mệnh”, đồng thời xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua đã xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Đó là một quá trình phát triển lâu dài, phải trải qua những giai đoạn chiến lược khác nhau, mà trước tiên là giành độc lập dân tộc. Nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai được nhấn mạnh trên cả hai phương diện chính trị và kinh tế: về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh và tổ chức ra quân đội công nông; về kinh tế, tịch thu hết các sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu hết ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo... Với chiến lược đấu tranh dân tộc, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, phù hợp với nguyện vọng độc lập tự do của quần chúng nhân dân. Tháng 10-1930, [I]Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (Dự án để thảo luận trong Đảng[/I]) được thay thế cho Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên là "một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa"3. Luận cương xác định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”. Đó là “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa” . Luận cương cho rằng nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải "tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để" và "đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập". Hai nhiệm vụ đó phải được đặt ngang hàng nhau và tiến hành đồng thời với nhau: "... có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa". Luận cương khẳng định: "[I]Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền[/I]", là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày. Luận cương[I] [/I]quá nhấn mạnh cách mạng ruộng đất và đấu tranh giai cấp. Đó là điều không phù hợp với thực tế của xã hội thuộc địa. Tháng 11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng nhận thấy mâu thuẫn chủ yếu ở Đông Dương là mâu thuẫn dân tộc, nhấn mạnh cuộc đấu tranh dân tộc. Bản Chỉ thị [I]Về vấn đề thành lập Hội [/I]“[I]phản đế đồng minh[/I]”, nêu rõ: "Trong cách mạng phản đế và điền địa ở Đông Dương thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc có lịch sử đấu tranh bất diệt với giặc Pháp từ ngày Pháp chiếm đến nay, nên dân tộc phản đế trong nhân dân rất mạnh". Đây là một nhận thức đúng thực tiễn, phù hợp với quan điểm trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Nhưng, tháng 12-1930, [I]Thư của Trung ương gửi các cấp đảng bộ [/I]lại nhấn mạnh cuộc đấu tranh chống giai cấp bóc lột. Ban Thường vụ Trung ương cho rằng phải xét địa chủ “về phương diện giai cấp”. Đó là một giai cấp tuy sở hữu ruộng đất không đều nhau, nhưng đều “dùng cái quyền có đất để bóc lột dân nghèo, hãm hại kinh tế dân cày" và ngăn trở sức sản xuất. Địa chủ là “thù địch của dân cày không kém gì đế quốc chủ nghĩa”, “nó quan hệ mật thiết với quyền lợi của đế quốc chủ nghĩa”, “liên kết với đế quốc mà bóc lột dân cày”. Giai cấp tư sản “có một bộ phận đã ra mặt phản cách mạng", một bộ phận khác “kiếm cách hòa hiệp với đế quốc”, một bộ phận “ra mặt chống đế quốc”, nhưng đến khi cách mạng phát triển “cũng sẽ theo phe đế quốc mà chống cách mạng”. Ban Thường vụ Trung ương chủ trương “tiêu diệt địa chủ”, “tịch ký tất cả ruộng đất của chúng nó (địa chủ) mà giao cho bần và trung nông”9. Nhận thức này còn tiếp tục kéo dài trong một thời gian sau. Tháng 10-1936, trong văn kiện [I]Chung quanh vấn đề chiến sách mới[/I], Trung ương Đảng đã dũng cảm phê phán quan điểm của [I]Luận cương chính trị[/I] tháng 10-1930: "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng... nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng". Những quan điểm trong [I]Chung quanh vấn đề chiến sách[/I] [I]mới [/I]phù hợp với yêu cầu thực tiễn, bước đầu khắc phục hạn chế của[I]Luận cương chính trị[/I] tháng 10-1930 và khẳng định chủ trương đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Tháng 9-1939, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng, tác động mạnh mẽ đến Đông Dương. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939) phân tích tình hình, đánh giá thái độ các giai cấp xã hội, các đảng phái và xu hướng chính trị ở Đông Dương, chỉ rõ tất cả các dân tộc, các giai cấp, trừ một số phản động làm tay sai đế quốc, “đều phải gánh những tai hại ghê tởm của đế quốc chiến tranh, đều căm tức kẻ thù chung là đế quốc chủ nghĩa”. Với quan điểm toàn diện, Trung ương Đảng đã chỉ rõ những hạn chế của các giai cấp địa chủ và tư sản, đồng thời cũng khẳng định mặt tích cực của họ: “Đám đông trung tiểu địa chủ và tư sản bổn xứ cũng căm tức đế quốc”. Nhấn mạnh chiến lược đấu tranh dân tộc, Hội nghị chỉ rõ: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”, “chiến lược cách mệnh tư sản dân quyền bây giờ cũng phải thay đổi ít nhiều cho hợp với tình thế mới"14, “nhiệm vụ chính cốt của cách mệnh là đánh đổ đế quốc”. “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết" . Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1940) vạch rõ: “chính sách bòn vét của đế quốc Pháp làm cho nhân dân Đông Dương từ giàu đến nghèo đều cảm thấy sự thiệt thòi vô kể"16, vì thế, "trừ một số ít bọn phong kiến bản xứ, một phần đại tư bản, đại địa chủ và một nhóm trí thức tiểu tư sản nhát gan đi theo Pháp hay Nhật còn hầu hết các tầng lớp nhân dân hiện nay đương căm tức với đế quốc Pháp, hoặc ít nhiều chán ghét chúng”. Tại Hội nghị lần thứ tám (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, Ban Chấp hành Trung ương Đảng hết sức nhấn mạnh mâu thuẫn dân tộc đang phát triển gay gắt dưới hai tầng áp bức Nhật, Pháp. Hội nghị phân tích: “Đế quốc Pháp - Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày, mà chúng nó áp bức bóc lột cả các dân tộc không chừa một hạng nào. Dẫu là anh tư bản, anh địa chủ, một anh thợ hay một anh dân cày đều cảm thấy cái ách nặng nề của đế quốc là không thể nào sống được. Quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vong không lúc nào bằng”. “Pháp - Nhật ngày nay không phải chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương”. Không chỉ quần chúng lao khổ, mà cả “các tầng lớp tiểu tư sản, phú nông, địa chủ, viên chức thảy đều bị phá sản và khánh kiệt dưới sự bóc lột của Pháp - Nhật”. Về thái độ chính trị của các giai cấp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận xét: giai cấp vô sản và dân cày nghèo “đã hăng hái chống đế quốc quyết liệt hơn”. Giai cấp tiểu tư sản “đều hăng hái tham gia hoặc cảm tình với cách mạng". Giai cấp địa chủ, phú nông và một phần tư bản bản xứ, chỉ trừ một số ít làm tay sai cho đế quốc, còn "phần đông có cảm tình với cách mạng hoặc giữ thái độ trung lập”. Hội nghị khẳng định: “Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Đảng ta và của cách mạng Đông Dương hợp với nguyện vọng chung của tất cả nhân dân Đông Dương” . “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” . Hội nghị chủ trương “[I]thay đổi chiến lược[/I]" và giải thích rõ về nội dung sự thay đổi đó: “cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng". “Trong giai đoạn hiện tại ai cũng biết rằng: nếu không đánh đuổi được Pháp - Nhật thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp trâu ngựa muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không làm sao giải quyết được. Vậy thì trong lúc này muốn giải quyết nhiệm vụ giải phóng không thể đưa thêm một nhiệm vụ thứ hai chưa cần thiết với toàn thể nhân dân, giải quyết trước mà có hại cho nhiệm vụ thứ nhất” . Vấn đề ruộng đất mà Hội nghị Trung ương lần thứ tám bàn đến là chia lại công điền, và chia ruộng đất “tịch thu của Việt gian phản quốc”, tức là ruộng đất đang nằm trong tay kẻ thù của dân tộc, chứ không phải của địa chủ nói chung, nhằm đánh lại kẻ thù của dân tộc cả về chính trị và kinh tế. Vì thế, "Trong khi tuyên truyền, không được dùng những khẩu hiệu quá thời... Không nên nói đánh đổ Nam triều phong kiến và tịch thu ruộng đất của địa chủ mà nói diệt trừ bọn Việt gian phản quốc” Chiến lược giải phóng dân tộc của Đảng còn được trình bày trong nhiều văn kiện tiếp theo. Nghị quyết Ban Thường vụ Trung ương Đảng (2-1943) khẳng định không thể hoàn thành luôn một lúc hai nhiệm vụ: “cách mạng dân tộc giải phóng và cách mạng thổ địa”. “Lúc này, nhiệm vụ dân tộc giải phóng cần kíp và quan trọng hơn. Nên Đảng phải thống nhất mọi lực lượng cách mạng đặng mau hoàn thành nhiệm vụ ấy trước... Do đó khẩu hiệu thổ địa cách mạng không thể đề ra lúc này. Như thế là chiến lược của Đảng có thay đổi ít nhiều chứ không phải chỉ có chiến thuật mà thôi...". [B]Như vậy, trải qua một quá trình nhận thức thực tiễn, vượt qua được quan điểm giáo điều, Đảng đã khẳng định mâu thuẫn chủ yếu và nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của cách mạng thuộc địa, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân. Đó là cơ sở để xác định chủ trương và hình thức tập hợp lực lượng cách mạng.[/B] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cận Đại (1858-1945)
Chủ trương đấu tranh của Đảng trong thời kì cách mạng 1930- 1945
Top