Chữ TÌNH
"TÌNH" là gì?.... và .... Chữ "TÌNH" trong mối quan hệ nào được coi trọng nhất?
Dù là trong mối quan hệ nào đi chăng nữa, chúng ta đều phải sống với chữ "TÌNH", kể cả pháp luật cũng vậy, cũng phải chen ngang bởi chữ "TÌNH", phải "hợp tình hợp lí" thì nhân dân mới phục. Nếu cái gì cũng cứng nhắc y nguyên với pháp luật, với qui tắc, luật lệ thì xã hội khó mà tồn tại đến ngày nay. Thế nhưng cũng vì chữ "TÌNH" mà xã hội đang nhức nhối .... nhức nhối vì những kẻ đi ngược lại đạo lí và tình người.
Một người mẹ trẻ nhẫn tâm vứt bỏ đứa con mới chỉ 11 ngày tuổi xuống mương. Người mẹ ấy đáng bị xã hội lên án, và phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Đó là xét về lý, nhưng về TÌNH, nếu người mẹ ấy chịu án, ai sẽ chăm sóc đứa trẻ yếu ớt kia khi mới thoát khỏi cái chết kinh hoàng? Và xét về TÌNH thì lý do dấn đến hành động thiếu suy nghĩ kia là gì? Sự nghèo đói và vất vả của 2 vợ chồng cùng làm phu hồ hay là sự thiếu thốn trong tình cảm của đôi vợ chồng trẻ hay là sự mất bình tĩnh, thiếu chín chắn ở 1 người phụ nữ trẻ khi có con? Dù là lí do nào trong hàng trăm lí do đưa ra, người ta vẫn phải cân nhắc trước khi phán xử tội danh cho người mẹ trẻ này.
Xã hội đề cao công lý nhưng cũng đề cao tình người. Nhưng … thật đáng buồn thay khi mà chữ “TÌNH” lại đang bị 1 bộ phận XH coi thường, xem nhẹ. Ngay từ khi cắp sách đến trường, chúng ta đã được dạy cách yêu. Chúng ta biết yêu những động vật nhỏ bé, những đồ vật vô tri vô giác như con búp bê, con gấu bông. Và cao cả hơn nữa là tình yêu với những nguời mang lại cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta, đó là ông bà, bố mẹ, thầy cô, bạn bè,… Bài học về tình yêu đó phải là bài học đáng nhớ nhất, là bài học sẽ đi đến hết cuộc đời của chúng ta. Thế nhưng, có những người được học hành tử tế bởi những đồng tiền xương máu của cha mẹ, dĩ nhiên họ cũng được học bài học về tình yêu như chúng ta, lại sẵn sàng chà đạp lên đạo lí về tình người, về “lẽ sống tình thương”, để rồi bạc đãi, đối xử tệ với người bỏ cả cuộc đời vì mình và trở thành những con người bị coi thường, khinh rẻ cho dù học vấn cao.
Có ai có thể không thương cảm trước người mẹ tận tụy cả đời vì con rồi cuối cùng lại bị chính người con trai mình mang nặng đẻ đau,chăm chút đường đi nước bước và đứa con dâu hỗn xựơc tát vào mặt, lăng mạ hàng ngày, người mẹ đã chịu tủi nhục vì thương con thương cháu nhưng cũng phải gạt nước mắt ra đi vì sức già không chịu đựng nổi? Cho dù tìm đến sự trợ giúp của xã hội, người mẹ già ấy vẫn một lòng hướng về con, mong con tỉnh ngộ. Có ai có thể xóa đi vết thưong lòng to lớn trong người mẹ ấy ko? Đặc biệt nữa là người mẹ ấy từng là một giáo viên, ôi, cái nghề mà cả xã hội coi trọng, nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí, người mẹ ấy được bao nhiêu thế hệ học sinh yêu quí và biết ơn lại bị chính con trai và con dâu coi thường, sỉ nhục. Đó chẳng phải là bi kịch sao? ( Đọc )
Có ai không xót xa cho bà cụ 75 tuổi – cái tuổi đáng lẽ được an hưởng tuổi già lại phải tìm đến ngôi nhà bình yên (Trung tâm Phụ nữ và Phát triển) khi mà chồng và các con vẫn còn sống? Chồng thì trăng hoa cho dù cái tuổi cận đất xa trời, con cái thì có nghèo có dư giả, người thương mẹ thì nghèo khổ, người có của thì khinh bạc, coi mẹ là gánh nặng, anh em tranh chấp đất, thử hỏi đâu là nơi nương tựa cho người mẹ 75 tuổi đã miệt mài cả cuộc đời vì chồng vì con?( Đọc )
Đó cũng chỉ là một trong những số phận bất hạnh đang tồn tại trong xã hội này mà thôi. Hàng ngày, các phương tiện thông tin đại chúng vẫn nóng hổi với tin tức về nạn bạo hành. Nó đã trở thành 1 hiện tượng,1 vấn nạn của xã hội. Từ đó có thể cho thấy 1 bộ phận xã hội rất coi thường con người và tình người, họ chỉ biết đến bản thân mà quên đi những giá trị của cuộc sống là tình cảm giữa người với người.
Ngoài nạn bạo hành, trong xã hội cũng còn nhiều biểu hiện thể hiện thái độ coi thường chữ “TÌNH”. Việc buôn bán trẻ em, phụ nữ vừa cho thấy thái độ coi thường giá trị con người vừa cho thấy sự vô nhân tính ở những kẻ máu lạnh ấy, có lẽ trong những con người ấy ko biết đến 2 chữ “đồng loại”. Bọn chúng đã coi những người khác là món hàng để trao đổi. Phải chăng với chúng, đồng tiền lớn hơn giá trị con người? Và phải chăng giá của bọn chúng cũng chỉ rẻ mạt như vậy?
Khi mà có những loài động vật ăn thịt nhau để tồn tại, chúng ta phải tự hào rằng con người thật tiến bộ khi biết yêu thương nhau để sống chứ, tại sao lại có kẻ chà đạp lên con người và tình người như vậy? Thật đáng xấu hổ! Và những kẻ như thế khi bị gọi là “thú tính” cũng chẳng có gì là oan ức.
Thực sự … không biết nói gì hơn khi phải nghe những câu chuyện đáng buồn như thế nữa. Chúng ta có thể làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn không? Hi vọng rằng cuộc sống sẽ không còn những kẻ như thế nữa … (mặc dù biết rất khó!).
"TÌNH" là gì?.... và .... Chữ "TÌNH" trong mối quan hệ nào được coi trọng nhất?
Dù là trong mối quan hệ nào đi chăng nữa, chúng ta đều phải sống với chữ "TÌNH", kể cả pháp luật cũng vậy, cũng phải chen ngang bởi chữ "TÌNH", phải "hợp tình hợp lí" thì nhân dân mới phục. Nếu cái gì cũng cứng nhắc y nguyên với pháp luật, với qui tắc, luật lệ thì xã hội khó mà tồn tại đến ngày nay. Thế nhưng cũng vì chữ "TÌNH" mà xã hội đang nhức nhối .... nhức nhối vì những kẻ đi ngược lại đạo lí và tình người.
Một người mẹ trẻ nhẫn tâm vứt bỏ đứa con mới chỉ 11 ngày tuổi xuống mương. Người mẹ ấy đáng bị xã hội lên án, và phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Đó là xét về lý, nhưng về TÌNH, nếu người mẹ ấy chịu án, ai sẽ chăm sóc đứa trẻ yếu ớt kia khi mới thoát khỏi cái chết kinh hoàng? Và xét về TÌNH thì lý do dấn đến hành động thiếu suy nghĩ kia là gì? Sự nghèo đói và vất vả của 2 vợ chồng cùng làm phu hồ hay là sự thiếu thốn trong tình cảm của đôi vợ chồng trẻ hay là sự mất bình tĩnh, thiếu chín chắn ở 1 người phụ nữ trẻ khi có con? Dù là lí do nào trong hàng trăm lí do đưa ra, người ta vẫn phải cân nhắc trước khi phán xử tội danh cho người mẹ trẻ này.
Xã hội đề cao công lý nhưng cũng đề cao tình người. Nhưng … thật đáng buồn thay khi mà chữ “TÌNH” lại đang bị 1 bộ phận XH coi thường, xem nhẹ. Ngay từ khi cắp sách đến trường, chúng ta đã được dạy cách yêu. Chúng ta biết yêu những động vật nhỏ bé, những đồ vật vô tri vô giác như con búp bê, con gấu bông. Và cao cả hơn nữa là tình yêu với những nguời mang lại cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta, đó là ông bà, bố mẹ, thầy cô, bạn bè,… Bài học về tình yêu đó phải là bài học đáng nhớ nhất, là bài học sẽ đi đến hết cuộc đời của chúng ta. Thế nhưng, có những người được học hành tử tế bởi những đồng tiền xương máu của cha mẹ, dĩ nhiên họ cũng được học bài học về tình yêu như chúng ta, lại sẵn sàng chà đạp lên đạo lí về tình người, về “lẽ sống tình thương”, để rồi bạc đãi, đối xử tệ với người bỏ cả cuộc đời vì mình và trở thành những con người bị coi thường, khinh rẻ cho dù học vấn cao.
Có ai có thể không thương cảm trước người mẹ tận tụy cả đời vì con rồi cuối cùng lại bị chính người con trai mình mang nặng đẻ đau,chăm chút đường đi nước bước và đứa con dâu hỗn xựơc tát vào mặt, lăng mạ hàng ngày, người mẹ đã chịu tủi nhục vì thương con thương cháu nhưng cũng phải gạt nước mắt ra đi vì sức già không chịu đựng nổi? Cho dù tìm đến sự trợ giúp của xã hội, người mẹ già ấy vẫn một lòng hướng về con, mong con tỉnh ngộ. Có ai có thể xóa đi vết thưong lòng to lớn trong người mẹ ấy ko? Đặc biệt nữa là người mẹ ấy từng là một giáo viên, ôi, cái nghề mà cả xã hội coi trọng, nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí, người mẹ ấy được bao nhiêu thế hệ học sinh yêu quí và biết ơn lại bị chính con trai và con dâu coi thường, sỉ nhục. Đó chẳng phải là bi kịch sao? ( Đọc )
Có ai không xót xa cho bà cụ 75 tuổi – cái tuổi đáng lẽ được an hưởng tuổi già lại phải tìm đến ngôi nhà bình yên (Trung tâm Phụ nữ và Phát triển) khi mà chồng và các con vẫn còn sống? Chồng thì trăng hoa cho dù cái tuổi cận đất xa trời, con cái thì có nghèo có dư giả, người thương mẹ thì nghèo khổ, người có của thì khinh bạc, coi mẹ là gánh nặng, anh em tranh chấp đất, thử hỏi đâu là nơi nương tựa cho người mẹ 75 tuổi đã miệt mài cả cuộc đời vì chồng vì con?( Đọc )
Đó cũng chỉ là một trong những số phận bất hạnh đang tồn tại trong xã hội này mà thôi. Hàng ngày, các phương tiện thông tin đại chúng vẫn nóng hổi với tin tức về nạn bạo hành. Nó đã trở thành 1 hiện tượng,1 vấn nạn của xã hội. Từ đó có thể cho thấy 1 bộ phận xã hội rất coi thường con người và tình người, họ chỉ biết đến bản thân mà quên đi những giá trị của cuộc sống là tình cảm giữa người với người.
Ngoài nạn bạo hành, trong xã hội cũng còn nhiều biểu hiện thể hiện thái độ coi thường chữ “TÌNH”. Việc buôn bán trẻ em, phụ nữ vừa cho thấy thái độ coi thường giá trị con người vừa cho thấy sự vô nhân tính ở những kẻ máu lạnh ấy, có lẽ trong những con người ấy ko biết đến 2 chữ “đồng loại”. Bọn chúng đã coi những người khác là món hàng để trao đổi. Phải chăng với chúng, đồng tiền lớn hơn giá trị con người? Và phải chăng giá của bọn chúng cũng chỉ rẻ mạt như vậy?
Khi mà có những loài động vật ăn thịt nhau để tồn tại, chúng ta phải tự hào rằng con người thật tiến bộ khi biết yêu thương nhau để sống chứ, tại sao lại có kẻ chà đạp lên con người và tình người như vậy? Thật đáng xấu hổ! Và những kẻ như thế khi bị gọi là “thú tính” cũng chẳng có gì là oan ức.
Thực sự … không biết nói gì hơn khi phải nghe những câu chuyện đáng buồn như thế nữa. Chúng ta có thể làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn không? Hi vọng rằng cuộc sống sẽ không còn những kẻ như thế nữa … (mặc dù biết rất khó!).
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: