Chủ tịch Hồ Chí Minh

ngan trang

New member
1.Cuộc đời và sự nghiệp https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1109&pop=1&page=0&Itemid=69
TÓM TẮT TIỂU SỬ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
HCM6.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.

Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những côngnhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêusách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. .


HCM3.jpg
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản

Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.

Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta.


HCM4.jpg
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp hội nghị n thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.

HCM5.jpg
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
HCM2.jpg

Bác Hồ với Thanh niên, thanh niên với Bác Hồ
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990.
 
2.Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

“Tư tưởng Hồ Chí Minh” không khép kín, tự đủ, không nhất thành bất biến mà luôn luôn phát triển với dân tộc và thế giới.
Nói về thế kỷ XX vừa lùi vào quá khứ, có người đã khái quát bằng một hình ảnh thật độc đáo có ý nghĩa khơi gợi rất lớn: Nếu lịch sử hơn 4 triệu năm của loài người thu lại trong 1 năm thì thế kỷ XX chỉ là 13 phút, từ 23h47’ đến 24h của ngày 31/12 . Trong 13 phút ấy, đặc biệt trong 5 phút cuối cùng, loài người đã hiểu biết nhiều hơn toàn bộ hệ thống kiến thức tích luỹ trước đó, tức là từ khi trên trái đất bắt đầu có con người! Bình minh của thiên niên kỷ mới với những năm đầu của thế kỷ XXI đã cho ta những cảm nhận thật sống động, những biến động dữ dội khó mà tiên liệu được! Một sự dồn nén như vậy tất sẽ đưa đến những đột biển lớn lao trong lịch sử tư tường của loài người, "lượng” sẽ biển thành “chất”. Đúng là, "chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta đến tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường đó" (Nobert Wiener)
Chính những diễn biển của cuộc sống ở buổi bình minh của thiên niên kỷ đang khẳng định một sự thật: Chuẩn mực chính là sự thay đổi!
Với Hồ Chí Minh, chúng ta có tấm gương tuyệt vời vế sự nhất quán từ trước đến sau, từ lúc khởi đầu cuộc tìm đường cứu nước, với bao sức ép từ mọi phía cho đến khi Đảng ra đời qua bao thăng trầm, thử thách khốc liệt để có cách mạng Tháng Tăm 1945, ra đời nước cộng hoà non trẻ giữa vòng vây trùng điệp của kẻ thù, tiến hành hai cuộc kháng chiến với ý chí "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Đó là sự dân quyền về mục tiêu độc lập cho dân tạc, tự do cho nhân.
Với mục tiêu đó, Hồ Chí Minh đã đấu tranh cho sự hợp nhất và ra đời của Đảng năm 1930, thậm chí có lúc vì mực tiêu đó mà dám có quyết định táo bạo cho dù đau đớn là tuyên bố Đảng tự giải tán. Thực chất là Đảng rút vào hoạt động bí mật chính vào lúc giành được chính quyền vào năm 1945. Rồi cũng vì mục tiêu đó mà sáng suốt và kiên quyết đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam vào năm 1951.
Tên tuổi và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã thực sự là ngọn cờ trong khối óc và trái tim cửa người Việt Nam của dân tộc Việt Nam. Giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh để vẫy gọi và quy tụ mọi tấm lòng Việt Nam vốn nặng lòng vì quê hương, đất nước. Những người đã trải qua sự thử thách trong gần nửa thế kỷ chiến đấu và chiến thắng. Những người với những hoàn cảnh và điếu kiện khác nhau đã gửi gắm tình yêu nước thương nòi của mình trong nhiều hành động và nghĩa cử không ai giống ai. Làm cho mọi giọt máu của mỗi người Việt Nam cùng chảy về trái tim của dân tộc để rồi toả đi khắp bốn phương nuôi dưỡng hành động vì nghĩa lớn đất nước. Làm được điều đó cũng là cách tao nên được sự đồng thuận xã hội sâu sắc và rộng lớn, có sức vẫy gọi và hội được khối đại đoàn kết toàn dân tộc hường về mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh.
"Tư tưởng Hồ Chí Minh" không khép kín, tự đủ, không nhất thành bất biến mà luôn luôn phát triển với dân tộc và thế giới. Phải biết làm cho tư tường Hồ Chí Minh sống trong cuộc sống của mọi người Việt Nam, tiếp tục cho nghị lực và tâm hồn của mỗi con người đang xây dựng cuộc sống của mình, gia đình mình và góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước. Có thể làm được điều đó vì tư tưởng Hồ Chí Minh gần gũi với mọi tấm lòng Việt Nam, gần gũi như khí trời, như cơm ăn nước uống trong mạch sống Việt Nam từ túp lều tranh cho đến ngôi biệt thự.
Tư tưởng Hồ Chí Minh gần gũi với người nông dân còn bao gian khó, đổ mồ hôi, sôi nước mắtt trên cánh đồng chưa có mấy trợ lực của khoa học và công nghệ, cũng như với bà con nghèo đô thị nơi xóm thợ nghèo khổ của những công nhân làm việc tại các khu chế xuất, các xí nghiệp liên doanh… với bao nỗi lo toan trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Hồ Chí Minh đến được với họ vì bình sinh Người chỉ có một "ham muốn, ham muốn tột bậc là làm cho cuộc sống của họ được no ấm, con em của họ được học hành. Những người lao động lam lũ ấy hiểu Hồ Chí Minh vì tư tưởng của người lãnh tự nhân dân, đã quy tụ được những khát vọng, những mong mỏi hàng ngày vốn bình dị và nghiệt ngã như chính cuộc sống của họ vậy thôi.
Và, với những nhà doanh nghiệp đang có vai trò lớn trong xây dựng nến kinh tế thị trường lành manh, dấn bước trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, Hồ Chí Minh không xa lạ với họ. Từ những ngây đầu của chính quyến cách mạng Hồ Chí Minh đã nhận rõ vi trí của các nhà công thương trong khối đại đoàn kết dân tộc để làm cho đất nước phú cường. "Tuyên ngôn Độc lập" khai sinh ra nước Việt Nam mới được có trong căn phòng của một nhà tư sản lớn giàu lòng yêu nước.
Hơn ai hết, những người trí thức Việt Nam hiểu rõ Hồ Chí Minh, nhận ra tầm vóc lãnh tụ của dân tộc ở trí tuệ một nhà văn hoá lớn cùng trái tim ấp ủ những khát vọng nhân văn của một con người khao khát tự do: “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng/ Cay đắng chi bằng mất tự do”. Hồ Chí Minh đã biết cách trả về lại cho người trí thức Việt Nam ngọn nguồn yêu nước truyền thống vốn nằm sâu trong tâm thức của họ, khơi dậy năng lực cống hiến của tiềm lực trí tuệ trong họ. Với Hồ Chí Minh, người trí thức Việt Nam hiểu được chỗ đứng của họ trong lòng dân tộc.
Thời gian đủ để kiểm nghiệm độ chính xác và sự tường minh của một tư tưởng, trải qua những biến động dồn dập cả trong nước và trên thế giới vẫn chứng minh được sức bền, độ “chín” của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là sự kết tinh trí tuệ và khí phách của một dân tộc, là sự tiếp nhận và hội tụ những tinh hoa của tư tưởng mà loài người đã giữ lại qua quá trình tiếp biến, thanh lọc và kiểm nghiệm. Vì thế nó đủ tầm cao của sự khái quát của lý luận và đường hướng phát triển, vừa gần gũi, đi thẳng vào lòng người Việt Nam vì nó diễn đạt được chân lý của cuộc sống.
Chân lý thì luôn luôn đơn giản, song hiểu được chân lý, đến được với chân lý thì thường lại cực kỳ gian chuân.
Cuộc sống đang sải những bước đi táo bạo và quyết đoán trong thời đại của những biến động dồn dập. Tầm mắt không ít người dã được mở rộng hơn nhờ vào "sự xé toang một tấm màng bưng bít, sự hiện ra và sáng lên của sự thật, sự tan vỡ một số huyền thoại, sự phá sản nhiều giáo điều, sự bộc lộ những sai lầm trầm kha, sự nhận thức mới, không phải về tưởng mà về lý luận cách mạng, thực tiễn hoạt động và thực tế đời sống, sự khơi dậy những niềm hy vọng mới, sự bắt đầu một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy hứa hẹn” (trích từ bài viết thế kỷ XX của Việt Phương – thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ).
Để bắt đầu một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy hứa hẹn ấy, mở rộng tầm mắt là điều kiện tiên quyết. Đó cũng là đòi hỏi trước tiên đề có thể chủ động đón nhận sự thách thức mới trong qúa trình hội nhập quốc tế. Tính chất gay gắt và chưa có tiền lệ của những thách thức ấy đang đòi hỏi một bản lĩnh mới của những người đang gánh trên vai mình trách nhiệm nặng nề của lịch sử. Bản lĩnh ấy, xét đến cùng lại cũng được quyết định quyết định bởi tầm nhìn mới, bởi “đôi mắt mới nhìn vào thế giới”.
Không phải là không có lý khi người ta cho rằng: thế giới đã thay đổi và kiểu tư duy tuyến tính không con thích hợp với một thế giới phi tuyến. Không có một bản đồ vạch sẵn cho con đường phía trước. Những kinh nghiệm có sẵn, những phương pháp truyền thống không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Vì thế, sáng tạo và linh hoạt trong tư duy cũng như trong hành động phải là phẩm chất hàng đầu của con người Việt Nam đang sống trong thế kỷ XXI. Để có được phẩm chất đó, đỏi hỏi phải có “sự nhận thức mới, không phải về lý tưởng mà về lý luận cách mạng, thực tiễn hoạt động và thực tế đời sống”. Để làm được điều đó, phải biết khai thác cái lợi thế vô song của chúng ta, đó là uy tín của tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá mà thế giới từng biết và đã tỏ lòng ngưỡng mộ.
Theo Báo Lao Động
 
Hồ Chí Minh toàn tập

- tập 1 năm 1919
NĂM 1919:
TÂM ĐỊA THỰC DÂN
Ít khi chúng tôi có dịp được đọc báo thuộc địa. Hôm nay, chúng tôi nhận được một số Courrier Colonial, đề ngày 27 tháng 6 vừa qua, trên đầu tờ này có đăng một bài dài hai cột, dưới cái đầu đề kích động là "GIỜ PHÚT NGHIÊM TRỌNG". Cái đầu đề kêu rỗng ấy , kêu như một lời hô hào cầm vũ khí, đã khiến chúng tôi phải đọc từ đầu chí cuối bài báo dài này để biết rõ lý do của tiếng kêu cầu cứu đó là gì. Chưa đọc hết cột thứ nhất, chúng tôi cũng đã gần thấy được mục đích của tác giả, và càng đọc tiếp - vừa đọc vừa mỉm cười - thì cảm tưởng đầu tiên của chúng tôi càng vững chắc lại. Cảm tưởng của chúng tôi tóm lại là: một chàng thực dân đã muốn dùng bản Yêu sách của nhân dân An Nam2 để mở một cuộc tấn công gián tiếp vào chính sách của ông Anbe Xarô, toàn quyền Đông Dương, một cuộc tấn công mà anh ta đã chú ý tô điểm bằng những lời phản đối có tính chất yêu nước, bằng lòng yêu chuộng chân lý, bằng tinh thần hy sinh và tận tuỵ vì lợi ích chung, vân vân, vân vân.
Phân tích một vài đoạn trong bài báo, chúng ta sẽ thấy được chàng ta hiểu chủ nghĩa yêu nước, chân lý và lợi ích chung của nước Pháp như thế nào. Ông Camilơ Đơvila khao khát cái danh hiệu người yêu chuộng chân lý trong thế giới này và trong thế giới bên kia. Lòng khao khát ấy là chính đáng và hợp lý, chúng tôi vui lòng thừa nhận như vậy. Nhưng mong ông cho phép chúng tôi chỉ cho ông thấy rằng cái chân lý theo tâm địa của ông, cái chân lý theo quan niệm của bọn thực dân thù ghét dân bản xứ, không có gì là giống với chân lý của chúng tôi, chân lý mà sau này chúng tôi sẽ nói sơ qua đến, cũng như không có gì là giống với chân lý theo quan niệm của những người Pháp tốt ở nước Pháp cả. Sở dĩ chúng tôi nhận xét một cách lịch sự như vậy, là nhằm tỏ thái độ tôn trọng quyền tự do ngôn luận.
Trước hết, chúng tôi thấy trong bài báo nói về vấn đề đó, cái câu ám chỉ có ác ý là "ngay ngày hôm sau ông Anbe Xarô đặt chân trở về đất nước Pháp, thì những nhà ái quốc An Nam lập tức bác bỏ những lời tuyên bố lạc quan của ông".
Chúng tôi không được biết bài diễn văn mà ông Đơvila đã ám chỉ, chúng tôi không bàn về bài diễn văn ấy. Nhưng ngay từ bây giờ chúng tôi cũng có thể nói rằng, dù sao đi nữa thì tám điểm của bản Yêu sách của nhân dân An Nam không nói ngược lại chút nào những ý kiến của ông Anbe Xarô, người đã tuyên bố trong tất cả những diễn văn của mình đọc trước những người bản xứ rằng mình kiên quyết muốn mở ra cho họ một kỷ nguyên tự do và công lý. Vì những lời hứa hẹn của ông phù hợp với những yêu sách của chúng tôi, nên ngay khi được biết tin ông trở về Pháp chúng tôi vội vã gửi đến ông bản ghi những yêu sách của chúng tôi. Trong lúc chờ xem chính sách của ông đáp ứng được đến mức độ nào những nguyện vọng của chúng tôi, chúng tôi vui lòng thừa nhận rằng đã nhiều lần ông ta phát biểu để bảo vệ những người bản xứ, chống lại sự áp bức của những tên thực dân độc ác và sự chuyên chế của những tên viên chức tàn bạo, bất chấp những đòn công kích của một chiến dịch vừa đáng ghét vừa nham hiểm của báo chí, một chiến dịch không giấu kín được tính phản nghịch của nó bằng những lời ngụy biện về uy tín và bằng những lý lẽ giả dối về lợi ích chung.
Chúng tôi đã nhấn mạnh những chữ những tên thực dân độc ác và những viên chức tàn bạo, vì chúng tôi biết rằng có những người thực dân chính trực và những viên chức công bằng. Khốn nỗi, họ còn lâu mới là đa số, thậm chí còn đang sợ rằng họ là một thiểu số rất nhỏ nữa.
Rồi ông Đơvila chép lại tám yêu sách của người An Nam, và kèm theo yêu sách thứ ba - tự do báo chí và ngôn luận - ông đưa ra nhận xét này: mà bản thân chúng ta cũng không được hưởng, và kèm theo yêu sách thứ bảy - thay chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật- ông đưa ra nhận xét này: hệt như ở nước ta.
Cũng vậy thôi, tính giả dối cũng không được che đậy kín đáo gì hơn. Chúng tôi xin phép hỏi ông Đơvila rằng phải chăng ông coi độc giả của ông là những người quá ư ngu ngốc, khi ông định dùng cái lối bình luận quỷ quyệt đó để làm cho họ lẫn lộn tình trạng hoàn toàn và vĩnh viễn không có quyền tự do tư tưởng với sự kiểm duyệt, tức là một tình trạng hoàn toàn có tính chất tạm thời và chỉ nhằm một vài loại tin tức thôi. Còn về việc thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật, thì chúng tôi không hiểu tại sao ông Đơvila lại sợ việc ấy đến thế, vì những người trong sạch thì không việc gì phải sợ sự kiểm soát của ai cả, ngay cả sự kiểm soát của Nghị viện nữa.
Lời trách cứ nặng nhất của ông Đơvila đối với những nhà ái quốc An Nam là đã phát biểu trực tiếp với nhân dân Pháp và với nền Công lý thế giới của tất cả các cường quốc. Chúng tôi sẵn sàng thừa nhận với ông rằng những người An Nam đã đi vào một trường hợp hoàn toàn đáng xử giảo, khi không nhờ đến một nhà thực dân cỡ ông làm trung gian. Thừa nhận như vậy rồi, chúng tôi xin chép lại nguyên văn cái câu mà ông cho là khó hiểu, câu đó như sau: "Đưa ra những yêu sách trên đây, nhân dân An Nam trông cậy vào chính nghĩa thế giới của tất cả các cường quốc và đặc biệt tin vào lòng rộng lượng của nhân dân Pháp cao cả, tức là của những người đang nắm vận mệnh của nhân dân An Nam, của những người, do chỗ nước Pháp là một nước Cộng hoà, nên được coi là những người bảo hộ cho nhân dân An Nam".
Chúng tôi không dám giải thích cho ông Đơvila rằng, thế nào là một nước Cộng hoà, vì môn sư phạm không phải là sở trường của chúng tôi, nhưng vì ông tìm cách bẻ quẹo một câu minh bạch như vậy, nên chúng tôi tự hỏi không biết có phải ông đã có danh dự được làm bồi bếp trong một nhà bếp nhà vua nào đó chăng.
Và bây giờ khi mà ông Đơvila tự hỏi rằng trách nhiệm ở đâu, thì chúng tôi phải nói trắng ra với ông rằng cần tìm trách nhiệm, không phải ở chính sách của ông Xarô mà ở tình hình thảm hại mà người ta đã để lại cho ông Xarô. Nếu sau một nửa thế kỷ sống dưới sự thống trị của nước Pháp mà nhân dân An Nam rút cuộc lại phải đi xin vài bảo đảm cá nhân và vài quyền tự do mà tất cả những nước láng giềng của mình đều được hưởng, thì điều đó không phải là tại ông Xarô thân dân bản xứ, mà điều đó có nguyên nhân sâu xa hơn nữa, đó là do chính sách bóc lột và ngu dân mà ông Đơvila và bè phái tuyên truyền, chứ không phải của ông Xarô.
A, bây giờ chúng tôi đã nắm được động cơ của những đòn công kích ông Xarô rồi. Ông Xarô bị công kích vì ông thân dân bản xứ.
Ông Đơvila nhắc nhở rằng những người đã có kinh nghiệm ở Đông Dương đã cố công khuyên ông Xarô, nhưng ông Xarô không chịu nghe họ. Theo ngôn ngữ của những tên thực dân độc ác, thứ kinh nghiệm ở Đông Dương có nghĩa là kinh nghiệm trong nghệ thuật bóc lột, cướp bóc người bản xứ, kinh nghiệm sống bằng mồ hôi của người bản xứ. Ông Xarô đã khinh bỉ không thèm nghe lời bọn cố vấn vụ lợi ấy, điều đó cũng dễ hiểu.
Cái câu trong tờ Le Courrier d'Haiphong3 mà ông Đơvila dẫn ra và tuyên bố rằng, câu đó là có tính chất tiên tri (sic) xác nhận tất cả những điều mà chúng tôi vừa nói, nguyên văn câu đó như sau: "Chính sách ấy (chính sách thân dân bản xứ) của ông Xarô chỉ có thể tiến hành được bằng cách hy sinh lòng tự tôn và những quyền lợi của những người Âu ở nước này, vì chính sách đó chỉ nhằm làm cho những dân bản xứ thành những người bình đẳng với chúng ta, rồi nhanh chóng trở thành chủ chúng ta".
Kết luận: đối với dân bản xứ, thì phải giữ họ vĩnh viễn trong cảnh nô lệ. Chúng tôi thiết tưởng rằng, những người Pháp thông minh và chân thực biết tỏ tính ưu việt tự nhiên của mình ở bất cứ nơi nào mình sống, thì không cần phải sống giữa những người bản xứ vĩnh viễn bị khoá mồm bịt miệng và bị xỏ mũi, mới có thể giữ được tính ưu việt đó.
Sau cùng, ông Đơvila cho rằng mình biết rõ là một đảng độc lập đã xuất hiện và đảng này đã vượt qua đầu ông Xarô để phát biểu với nhân dân Pháp và với các cường quốc mà họ muốn nói với tư cách bình đẳng với nhau. Ông nói thêm rằng: đây là một giấc mơ và từ giấc mơ này ông thấy nguồn gốc của sai lầm mà ông Anbe Xarô phạm phải là năm 1913 ông Anbe đã dạy cho người An Nam biết rằng nước Đức đã chiếm Andátxơ - Loren của nước Pháp năm 1871.
Nếu có một đảng độc lập tồn tại, thì đảng này không phải đi ăn xin một vài quyền tự do, mà thiếu nó thì con người là một tên nô lệ khốn khổ. Chúng tôi thử làm yên lòng ông Đơvila bằng cách nói rằng, Đảng của chúng tôi nói với nhân dân Pháp, cũng là nói cả với ông Đơvila.
Cuối cùng, ông Đơvila không thể không biết về mặt quốc tế, khi người ta nói bình đẳng với nhau, người ta dùng con đường ngoại giao, chứ không phải bằng con đường thỉnh cầu. Vậy thì giấc mơ đẹp mà người ta kiêu hãnh đã tìm thấy chìa khóa, tự nó đã tan tành.
Chúng tôi để cho ông Đơvila với một giấc mơ khác, giấc mơ làm cho dân An Nam quên đi rằng chỉ với nửa số những luật dân sự mà trước kia những người Andátxơ - Loren có được dưới sự thống trị của Đức, thì dân An Nam cũng sẽ đỡ khổ hơn rất nhiều. Đúng vậy, theo ý nghĩa đó thì việc so sánh Andátxơ - Loren Phổ hoá với Đông Dương Pháp hóa dĩ nhiên là hại.

NGUYỄN ÁI QUỐC
Tài liệu đánh máy, tiếng Pháp.
Bản chụp lưu tại Viện Lịch sử Đảng

==============================================
VẤN ĐỀ DÂN BẢN XỨ
Báo L'Humanité ngày 18-6 mới đây đã đăng văn bản thỉnh cầu của những người An Nam gửi Hội nghị Hoà bình đòi ân xá cho tất cả các tù chính trị người bản xứ, đòi cải cách pháp chế ở Đông Dương bằng ban hành những bảo đảm cho người bản xứ cũng như cho người Âu, đòi tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do dạy học, đòi thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ pháp luật; và sau cùng, đòi có một đoàn đại biểu thường trực của dân bản xứ, được bầu vào Nghị viện Pháp. Chúng tôi chỉ có thể coi các yêu sách rất đúng đắn đó cũng là của chính mình, trong thời đại mà ý muốn của nhân dân là nắm quyền tự quyết.
Nước Pháp đã từng bắt đầu đánh chiếm Đông Dương gần như cùng thời gian mà nước Nhật đi những bước đầu tiên trong cuộc cải cách nổi tiếng năm 1868. Nhưng trong khoảng một nửa thế kỷ, nước Nhật đã biết tạo lập được một chế độ đưa nó vào hạng những cường quốc đứng đầu thế giới; còn nước Pháp thì phải nói rằng vẫn đang mò mẫm trong chính sách Đông Dương của mình. Thậm chí có thể tự hỏi đã từng có một chính sách Đông Dương bao giờ chăng? - Vì lẽ từ khi bị Pháp chiếm, đất nước chúng tôi hầu như luôn luôn sống lay lắt ngày này qua ngày khác, không hề biết chính quyền muốn dẫn mình đi đến đâu, - chính quyền này khi thì nói về chính sách đồng hóa, khi thì nói về chính sách liên hiệp hoặc gì khác nữa, nhưng thật ra chẳng áp dụng một chính sách nào cả. Tình hình đích thực là như sau: nay cũng như trước kia, kẻ chinh phục và nhân dân bị chinh phục đều sống mặt đối mặt, trong một không khí nghi kỵ lẫn nhau. Bức tranh ảm đạm này đáng được quan tâm, được xét về một số mặt khác nhau.
Về tâm lý, ở phía kia là thái độ hiềm nghi và khinh miệt; còn ở phía này lại là tâm trạng bực dọc và tuyệt vọng. Các ấn phẩm sách báo thực dân đều đầy rẫy những đòn đả kích hung bạo đánh vào nhân dân bị chinh phục, đều tràn ngập những lời chửi rủa phun thẳng vào mặt họ với dũng khí càng hung hăng vì tác giả biết trước rằng họ không thể nào trả miếng lại được và họ chỉ đành phải nghiến răng mà nuốt lấy. Người ta đọc thấy trong loại ấn phẩm vừa nêu những phán quyết như thế này chẳng hạn: " Đối với cái giống nòi annamít ấy, chỉ có một cách tốt để cai trị nó, - đó là ách thống trị bằng sức mạnh... Truyền học vấn cho bọn annamít hoặc cho phép chúng tự chúng có học vấn, tức là một mặt cung cấp cho chúng những súng bắn nhanh để chống chúng ta, và mặt khác đào tạo những con chó thông thái gây rắc rối hơn là có ích...".
Về hành chính và pháp lý: cả một vực thẳm cách biệt người Âu với người bản xứ. Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như người chủ tuyệt đối; còn người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca; vì nếu anh ta dám phản đối thì anh ta liền bị tuyên bố là kẻ phản nghịch hoặc là một tên cách mạng, và bị đối xử đúng với tội trạng ấy. Càng khốn khổ hơn cho người bản xứ nào xuất ngoại để thoát khỏi cái chế độ dịu hiền ấy: gia quyến anh ta bị hành hạ; bản thân anh ta, nếu bị bắt, thì bị tù khổ sai hoặc bị đẩy lên máy chém. Thậm chí để đi lại trong nước, từ địa phương này đến địa phương khác theo luật, người bản xứ phải mang theo giấy phép. Còn công lý, đối với người bản xứ, nó tồn tại như thế này đây: người Âu nào đã giết chết, tàn sát hoặc cưỡng dâm người bản xứ, thì trong trường hợp vụ án không thể được ỉm hoàn toàn, anh ta chắc mẩm rằng mình được toà án tha bổng, mình ra toà chẳng qua là chuyện hình thức. Đó là việc áp dụng nguyên tắc nhằm bảo tồn bằng mọi cách uy tín của người da trắng trước bọn da vàng. Nghị viện Pháp có biết chút đỉnh về việc vừa nêu, qua một số điều tiết lộ của ông nghị sĩ Viônlét trong một bản báo cáo về ngân sách Đông Dương.
Sự ngự trị của bạo chính
Ở các tỉnh, người bản xứ bị trói tay trói chân, phải gánh chịu thói tuỳ hứng, chuyên quyền của các quan cai trị người Pháp và thói tham tàn của bọn làm tôi tớ ngoan ngoãn cho chúng, bọn quan lại, sản phẩm của chế độ mới! ấy là công lý bị bán đứt cho kẻ nào mua đắt nhất, trả giá hời nhất. Xưa kia, người bản xứ bao giờ cũng có thể kêu lên đến tận Triều đình nhà vua; nhưng nay thì anh chàng "annamít" khốn khổ chẳng biết có thánh nhân nào để dựa, và còn lại cho anh ta, chỉ là công lý của Chúa trời. Riêng đối với những ai mà ngôn ngữ thực dân gọi là bọn quấy rối, thì những phiên họp âm u, được tô điểm thành toà đại hình, bí mật quyết định số phận của họ - những người bản xứ chính trực mà đồng bào của họ đều coi trọng và tin yêu.
Sự tương phản càng nổi bật không kém trong lĩnh vực kinh tế. Một bên là những người bản xứ bị dìm trong cảnh dốt nát và suy yếu bởi một hệ thống tinh khôn nhằm nhồi sọ, đần độn hoá, không lấp liếm hết được dưới một dạng giáo dục bịp bợm: họ phải đổ mồ hôi sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và người nước ngoài: họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân.
Buộc phải bị kiềm chế bởi sức mạnh, nhân dân An Nam, mà lịch sử chân chính đã khởi đầu từ hơn 3000 năm, từng lúc từng lúc như có những đợt cồn cào chống đối, biểu hiện bằng những mưu toan nổi dậy rộng khắp, hoặc bằng hành động của những con người tuyệt vọng, như những cuộc biểu tình ôn hoà năm 1908 (xem Bulletin officiel de la Ligue des Droits de l' Homme, ngày 31-10-1912), và như những vụ nổ bom gần đây ở Nam Kỳ và ở Bắc Kỳ. Than ôi! Đó là những cuộc phản kháng vô hiệu mà mỗi lần đều đem lại những trận đàn áp đẫm máu, và thêm nữa đã tạo cớ cho chính quyền thể theo Napôlêông trong vụ chiếc "máy ma quái"1), mà trừ khử một cách lịch sự những người An Nam không tỏ vẻ hoan hô thói độc đoán của nó. Người ta biết rằng trong chiến tranh2), Đông Dương đã là nơi diễn ra những sự kiện đau lòng, dẫn đến việc ban bố thiết quân luật, và kèm theo là những vụ tuyên án và hành quyết hàng loạt. Giờ đây, các nhà tù khổ sai ở Guyan, ở Tân Calêđôni, ở Côn Đảo, v.v. đều đầy ắp tù chính trị người bản xứ. Súng liên thanh và máy chém đều chóng vánh buộc những ai bướng bỉnh, những ai phản kháng phải im hơi lặng tiếng.
Sự cạnh tranh của Nhật Bản
Tình hình mà chúng tôi vừa mới phác ra một số nét lớn, có lẽ sẽ có thể kéo dài vô tận, nếu cuộc chiến tranh - đã đảo lộn toàn bộ châu Âu - hiện nay không kéo theo một sự xì xào mới về vấn đề dân bản xứ. Quả vậy, do chiến tranh, nước Nhật đã tranh thủ được, từ phía nước Pháp, những quyền ưu tiên đặc biệt ở Đông Dương. Vậy phải thấy trước rằng người Nhật sẽ đến lập nghiệp ngày càng nhiều trên xứ này và sẽ làm đủ mọi nghề ở đây; kết quả là dân bản xứ sẽ sống càng khốn đốn hơn: bị hãm trong cảnh dốt nát bởi chính sách đần độn hoá, bị suy yếu vì phải chịu nhiều thiếu thốn, nhiều thủ đoạn đầu độc của Nhà nước - ngân khố và các công ty đặc nhượng ép họ tiêu thụ thuốc phiện, rượu -, họ sẽ tiếp tục luẩn quẩn trong một cái vòng thu hẹp quá đỗi.
Xét về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế; và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường. Mặt khác, là phi lý nếu nghĩ rằng hai dân tộc láng giềng như dân tộc An Nam và dân tộc Nhật Bản lại có thể cứ tồn tại biệt lập đối với nhau. Nhưng người Nhật, nhờ ở chính phủ khôn khéo của họ, có các phương tiện rất đầy đủ, được trang bị tốt để tiến hành đấu tranh kinh tế; trong khi đó thì người An Nam- chúng tôi đã nói vì sao - lại hoàn toàn là con số không , xét về mặt tiến bộ hiện đại, so với các láng giềng của họ: người Hoa, người Nhật, người Xiêm và cả người ấn nữa. Câu hỏi đặt ra từ rày, là đứng trước tình hình mới được tạo ra bởi những luồng du nhập của người nước ngoài, phải chăng Chính phủ Pháp tin rằng đã đúng lúc, vì lợi ích chung, phải giải phóng dân bản xứ và giúp đỡ họ bằng tất cả các phương tiện mình có trong tay, để họ tự chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh gay go mà họ sẽ đảm đương đối với người Nhật và những người nước ngoài khác?
Nếu lời đáp có chiều khẳng định, thì chúng tôi khó hiểu vì sao các yêu sách của mình, mà báo L'Humanité đã đăng trong số ra ngày 18-6 vừa qua, lại có thể gây chấn động trong giới thực dân. Chúng tôi biết đích xác rằng một sĩ quan cao cấp chỉ huy các tập đoàn lao công thuộc địa - có lẽ căn cứ vào những chỉ thị nhận được từ bên trên - đã hạ lệnh cho từng trưởng tập đoàn hãy tịch thu tất cả những bản yêu sách vừa nêu, tìm thấy ở những người lao công An Nam. Rất ôn hoà cả về nội dung lẫn về hình thức, các nguyện vọng của chúng tôi nhằm vào những cải cách chủ yếu cho việc giải phóng chúng tôi, và nhằm vào những quyền tự do mà nếu không có chúng thì con người ngày nay chỉ là một kẻ nô lệ khốn nạn. Không ai có thể phủ nhận rằng nếu không có các quyền tự do ấy, thiết yếu cho việc truyền bá những tư tưởng và kiến thức mà đời sống hiện đại đòi hỏi, thì không thể trông mong tiến hành bất cứ một công cuộc giáo hoá nghiêm chỉnh nào cả.

NGUYỄN ÁI QUỐC
Báo L'Humanité, ngày 2-8-1919.

1) Machine infernale. Máy ma quái nổ có thể gây tử vong, đã từng được bố trí để ám sát Bônapáctơ. May thay, Bônapáctơ thoát nạn và biết rõ thủ phạm. Tuy vậy, ông khéo thừa cơ hạ lệnh đày 138 người vô tội, có hành vi không tán thành chính sách của ông.
2) Chiến tranh thế giới thứ nhất.

==============================================
ĐÔNG DƯƠNG VÀ TRIỀU TIÊN
MỘT SỰ SO SÁNH THÚ VỊ
Thế giới sẽ chỉ có nền hoà bình cuối cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thoả thuận với nhau cùng tiêu diệt con quái vật đế quốc chủ nghĩa ở khắp mọi nơi mà họ gặp nó. Trong khi chờ đợi ngày đó, hiện nay họ còn là nạn nhân của con quái vật ấy, đòi hỏi một cách nghiêm khắc, nhân danh nguyên tắc của dân tộc được quyền tự quyết và họ rất xứng đáng để lưu ý tiếng nói của họ phải được lắng nghe với tình cảm đậm đà trong nhân dân các nước châu Âu và châu Mỹ. Dư luận thế giới đối với các nước đang rên xiết dưới ách thống trị của nước ngoài không phải không làm cho những kẻ đi bóc lột các dân tộc lo sợ. Chính phủ Nhật Bản nhìn thấy trước hậu quả đáng buồn khi đã mở một cuộc chinh phạt rất lớn của chủ nghĩa quân phiệt, đang thừa nhận phải cải cách chế độ ở Triều Tiên theo một tinh thần khoan dung.
TỰ TRỊ Ở TRIỀU TIÊN
Một sắc lệnh của Hoàng triều, công bố ở Đông Kinh, ngày 19-8-1919, thừa nhận tự trị cho Triều Tiên, và tuyên bố những người Triều Tiên và Nhật Bản về mặt pháp luật đều bình đẳng và đều được hưởng những quyền hạn ngang nhau, không phân biệt là người nước nào. Chúng ta cũng phải thấy trước rằng những người yêu nước Triều Tiên sẽ không vì thế mà lấy làm thoả mãn và họ còn tiếp tục đòi cho được độc lập hoàn toàn, bởi vì phải chăng họ phản đối đạo sắc lệnh ấy với lý do là nó cũng như tất cả các quy định luật pháp khác có giá trị nhiều hay ít còn tuỳ ở sự thực hiện ra sao nữa.
Rõ ràng là chúng tôi không hề đóng vai trò đáng khinh bỉ làm người biện hộ cho chủ nghĩa đế quốc Nhật, mà là chúng tôi lên án nó cũng như lên án tất cả các thứ chủ nghĩa đế quốc. Chúng tôi cũng không so sánh một cách cụ thể chi tiết giữa chế độ cai trị của Nhật với chế độ cai trị của Pháp, mặc dầu về nhiều mặt, sự so sánh ấy cũng sẽ l&ag
 
Hồ Chí Minh toàn tập

- tập 1 năm 1920
NĂM 1920:
Ở ĐÔNG DƯƠNG
Chúng tôi vừa nhận được bức thư sau đây mà không cần nhấn mạnh điều lợi hại trong đó.
Ở đây (Hải Phòng) cũng có những cuộc bãi công của thuỷ thủ. Chẳng hạn như ngày thứ năm (15-8), hai chiếc tàu biển nhổ neo để chở một số lớn lính khố đỏ An Nam đi Xyri.
Nhưng thuỷ thủ không chịu đi, vì người ta không chịu phát lương cho họ bằng tiền Đông Dương. Theo giá thị trường, một đồng Đông Dương bằng 10 phrăng, chứ không phải 2 phrăng 50. Thế mà các công ty hàng hải lại làm một việc hà lạm trắng trợn là định trả lương cho thuỷ thủ bằng phrăng, chứ không trả bằng tiền Đông Dương như đã trả cho công chức.
Thế là người ta liền xua tất cả mọi người ở dưới tàu lên, rồi lập tức bắt hết các thuỷ thủ. Rõ ràng là thuỷ thủ Biển Vàng chẳng có gì phải so bì với thuỷ thủ Biển Đen.
Chúng tôi cực lực phản đối việc đưa lính An Nam sang Xyri. Phải chăng các nhà cầm quyền cấp cao cho rằng bao nhiêu anh em da vàng xấu số của chúng tôi bị giết hại trên các chiến trường từ năm 1914 đến năm 1918, trong cuộc chiến tranh "vì văn minh và công lý" vẫn chưa đủ sao?
Ở Đông Dương, chúng ta đang sống dưới sự "bảo hộ" của nước Pháp. Bảo hộ có nghĩa là che chở. Nước Pháp đang để cho hàng triệu anh em chúng ta chết đói, trong khi đó hàng nghìn người khác bị đưa sang Tiểu á làm bia đỡ đạn.
Người ta che chở cho chúng ta như vậy đó!

NGUYỄN ÁI QUỐC
Báo L'Humanité, ngày 4-11-1920.

==============================================
LỜI PHÁT BIỂU TẠI ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC
LẦN THỨ XVIII ĐẢNG XÃ HỘI PHÁP
Chủ tịch(1): Đông Dương có ý kiến. (Vỗ tay).
Đại biểu Đông Dương(2): Thưa các đồng chí, lẽ ra hôm nay, tôi đến đây là để cùng với các đồng chí góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới, nhưng với một nỗi đau buồn sâu sắc, tôi đến đây với tư cách là đảng viên xã hội, để phản kháng những tội ác ghê tởm trên quê hương tôi. (Tốt lắm!). Các đồng chí đều biết rằng chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông Dương từ nửa thế kỷ nay; vì lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó, chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm. Tôi xin nhấn mạnh từ "đầu độc" bằng thuốc phiện, bằng rượu, v.v.. Trong vài phút, tôi không thể vạch được hết những sự tàn bạo mà bọn tư bản ăn cướp đã gây ra ở Đông Dương. Nhà tù nhiều hơn trường học, lúc nào cũng mở cửa và chật ních người. Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và đôi khi bị giết mà không cần xét xử. Cái gọi là công lý Đông Dương là thế đấy! ở xứ đó, người An Nam bị phân biệt đối xử, họ không có những sự bảo đảm như người châu Âu hoặc có quốc tịch châu Âu. Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có. Chúng tôi không có quyền cư trú và du lịch ra nước ngoài; chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập. ở Đông Dương, bọn thực dân tìm mọi cách để đầu độc chúng tôi bằng thuốc phiện và làm cho chúng tôi đần độn bằng rượu. Người ta đã làm chết hàng nghìn người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác để bảo vệ những lợi ích không phải của chính họ.
Thưa các đồng chí, hơn hai mươi triệu dân An Nam, bằng hơn nửa số dân nước Pháp, đã bị đối xử như vậy. ấy thế mà họ lại là những người được nước Pháp bảo hộ! (Vỗ tay). Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức. (Hoan hô).
Giăng Lôngghê: Tôi đã phát biểu ý kiến để bảo vệ những người bản xứ.
Đại biểu Đông Dương: Ngay khi tôi bắt đầu nói, tôi đã yêu cầu mọi người tuyệt đối im lặng. (Nhiều tiếng cười). Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa. Chúng tôi thấy rằng việc Đảng Xã hội gia nhập Quốc tế thứ ba có nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể rằng từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa. Chúng tôi rất sung sướng khi nghe tin thành lập một đoàn đại biểu thường trực nghiên cứu về Bắc Phi, và mai đây, chúng tôi sẽ vui mừng nếu Đảng phái một đồng chí của Đảng để nghiên cứu tại chỗ những vấn đề ở Đông Dương và đề xuất những hoạt động cần phải tiến hành.
Một đại biểu: Với đồng chí Ăngve Pasa?...
Đại biểu Đông Dương: Im đi! Phái nghị viện. (Vỗ tay).
Chủ tịch: Bây giờ, tất cả các đại biểu phải im! Kể cả những đại biểu không thuộc phái nghị viện!
Đại biểu Đông Dương: Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi! (Vỗ tay).
Chủ tịch: Qua những loạt vỗ tay tán thành, đại biểu Đông Dương có thể thấy rằng toàn thể Đảng Xã hội đều đứng về phía đồng chí để phản đối những tội ác của giai cấp tư sản.

Trích Biên bản tốc ký Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, tiếng Pháp,Pari, 1921, tr.133-135.

1) Chủ tịch phiên họp buổi chiều ngày 26-12-1920 là Êmin Guđơ.
2) Đại biểu Đông Dương là Nguyễn ái Quốc.
 
4.Bác Hồ với thanh niên - Thanh niên với Bác Hồ BÁC HỒ VỚI THANH NIÊN

Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Pháp và Mỹ là cuộc đấu tranh rất phức tạp, gian khổ và lâu dài,
nhưng tuyệt nhiên không làm nhân dân ta chùn bước, mà trái lại càng thôi
thúc nhân dân ta quyết tâm chiến đấu giành lại toàn vẹn lãnh thổ, thống
nhất đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôndành cho nhân dân Nam bộ, đặc
biệt là thanh niên một tình cảm yêu thương, trìu mến, Người gửi gắm cho lớp
trẻ miền Nam nhiều tình cảm. Đoàn Thanh Niên Tp.HCM xin giới thiệu
với các bạn "Lời kêu gọi thanh niên Nam Bộ" của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết
vào ngày 30/10/1945:






Lời kêu gọi thanh niên Nam bộ
Hỡi anh chị em thanh niên Nam Bộ!
Đã hơn một tháng nay, anh chị em đã phấn đấu cực kỳ anh dũng. Toàn thể đồng bào Việt Nam đều cảm động. Tuy máu đã đổ nhiều, nhưng tôi chắc và toàn thể đồng bào cũng chắc rằng anh chị em thanh niên Nam Bộ quyết hy sinh kháng chiến để giữ vững nền độc lập của nước nhà.
Trong cuộc chống xâm lăng này, các bạn đã là bức Vạn Lý Trường Thành vững chắc. Các bạn phải thống nhất mặt trận thanh niên, đoàn kết, nêu cao tinh thần tin tưởng ở sức mạnh của dân tộc. Những gương hy sinh anh dũng của các bạn đã sáng dọi khắp nước.
Những chiến công oanh liệt của các bạn đã làm cho toàn thể đồng bào thêm kiên quyết.
Hỡi anh chị em thanh niên Nam Bộ!
Tôi thề cùng các bạn giữ vững nền độc lập tự do của nước Việt Nam. Dẫu có phải hy sinh đến nửa số dân tộc, ta cũng quyết hy sinh. Cuộc kháng chiến tự vệ chính nghĩa của dân tộc Việt Nam phải toàn thắng.
Tinh thần kháng chiến anh dũng của thanh niên Nam Bộ muôn năm!
Việt Nam độc lập muôn năm!
 
5.Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Công bố nǎm 1969)

VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
*
* *
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm".
Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.
Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!

Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN THẾ GIỚI - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý , có tình.
Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.
*
* *
VỀ VIỆC RIÊNG - Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
*
* *
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hà nội, ngày 10 tháng 5 nǎm 1969
Hồ Chí Minh
Nguồn:https://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn
 
Những bài thơ xuân của Bác Hồ 40 năm về trước https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1110&pop=1&page=0&Itemid=69
T.s. Chu Đức Tính
Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh
Thơ Xuân là một phần "đặc biệt” trong thơ của Bác Hồ. Đặc biệt bởi lời thơ ngắn gọn, ngôn từ và cách diễn đạt dễ hiểu như lời Người tâm sự, đó là: Mấy lời thân ái nôm na, Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân. Đặc biệt bởi lối viết nôm na, kêu gọi ấy, trong mỗi câu, mỗi bài đều chan chứa ý thơ, tràn đầy sắc xuân, vừa độc đáo, hào hùng, vừa ấm áp thương yêu. Hơn thế, đó không chỉ vì thơ, vì Tết, vì xuân, mà là truyền thống của dân tộc, là tình cảm, là tấm lòng, là món quà đầu năm mới Người gửi tặng đồng bào và chiến sĩ cả nước, là những định hướng chiến lược, là những lời đúc kết, đánh giá những thắng lợi trong năm qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ của năm tới, là những lời động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để xây dựng quê hương, đất nước...
Xuân này, chúng ta kỷ niệm bốn mươi xuân - Xuân Bác Hồ viết nhiều thơ xuân nhất (1968 -2008). Điều đặc biệt là chùm thơ xuân ngày ấy (gồm 6 bài) được viết ở những thời khắc khác nhau, với những nội dung và cách biểu đạt khác nhau, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ niềm tin và niềm vui chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968. Có thể nói, đây là một trong những thời điểm đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, thời điểm mà sự vươn lên của mỗi con người, mỗi chiến công, mỗi khoảng đất của Tổ quốc, mỗi bước đi của thời gian đang dần trở thành lịch sử, thành hùng văn về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Tháng 12-1967, Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và thế giới, đã quyết định mở đợt Tổng tiến công và nổi dây Tết Mậu Thân (1968).
Tinh thần và quyết tâm của Bộ Chính trị chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định được Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền tới đồng bào và chiến sĩ cả nước qua thư Chúc mừng năm mới, ngày 1 thăng 1 năm 1968. Sau khi điểm lại những thắng lợi của quân và dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1967, Người chỉ rõ "Sang năm nay, bọn Mỹ xâm lược ngày càng bị động, càng lúng túng, quân và dân ta thừa thắng xông lên, nhất định giành được nhiều thắng lơi to lớn hơn nữa”. Cuối thư, Người chúc đồng bào và chiến sĩ cả nước bằng bằng những vần thơ xuân quen thuộc:
"Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!"
Thật tài tình! Chỉ với một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, vừa ngắn gọn, dễ hiểu, Bác Hồ đã cho chúng ta cả một bài ca chiến thắng, một dự đoán thiên tài về sự tất thắng của quân và dân ta trong trận đánh lịch sử mừng xuân này. Điệp khúc “thắng trận”, “toàn thắng" vừa động viên khích lệ, vừa thôi thúc lòng người, dục giã mỗi bước chúng ta đi. Ở câu cuối, sự đột ngột ngắt câu, chuyển dòng, lời thơ như một mệnh lệnh để cả dân tộc muôn người như một, cùng hăng hái tiến lên, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược... Vâng lời Bác, toàn dân ta đã cùng lên đường ra trận, quyết chiến đấu và chiến thắng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo dõi sát và động viên kịp thời từng chiến công của quân và dân ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy giữa mùa xuân ấy. Đặc biệt ở Huế, ngay từ đêm 31-1-1968, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, đồng loạt tiến công vào 40 mục tiêu địch trong nội và ngoại thành phố Huế, thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi... Ngay trong những ngày sôi động ấy, Người đã gửi thư khen thành tích chiến đấu của quân và dân Huế đánh giỏi, công tác giỏi, thu được nhiều thắng lợi. Khi được tin, tiểu đội nữ du kích thôn Vân Thê, xã Thanh Thuỷ, huyện Hương Thuỷ - trong Tổng tiến công Xuân Mậu Thân được giao nhiệm vụ bảo vệ Sở chỉ huy cánh Nam, tham gia chuyển thương binh và tiếp đạn - khi địch chuyển sang phản kích giải vây Huế, đã xin được trang bị vũ khí, tiếp tục chiến đấu và đã chiến đấu vô cùng anh dũng cảm, đẩy lui nhiều đợt phản kích của địch, Bác Hồ đã gửi thư khen và tặng 11cô gái sông Hương bài thơ:
"Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường,
Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường.
Bác khen các cháu dân quân gái,
Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương".
Chiến công nối tiếp chiến công. Tin thắng trận từ khắp các chiến trường miền Nam dồn dập báo về chính là những bông hoa thơm dâng Bác, làm xúc động lòng Người. Và, giữa mùa xuân chiến thắng ấy, Người đã mượn cái cớ đã lâu không làm thơ, đọc cho đồng chí thư ký chép bài thơ "Không đề” với vần "thắng" bất ngờ và thú vị, gửi một đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng:
"Đã lâu chưa làm bài thơ nào,
Đến nay thử làm xem ra sao.
Lục mãi giấy tờ vẫn chưa thấy,
Bỗng nghe vần thắng vút lên cao".
Bài thơ đã nhanh chóng lan xa và làm xúc động lòng người. Nhà thơ Chế Lan Viên đã kể về niềm sung sướng, hạnh phúc khi được nghe bài thơ xuân "độc đáo” này: "Tôi nhớ lại một cuộc họp ở Pari năm 1968, khi bộ trưởng Hoàng Minh Giám trong diễn văn của mình đã đọc một bài thơ tứ tuyệt của Bác thì cả hội trường trí thức Pháp đã vỗ tay và đứng dậy. Hàng trăm Việt kiều và chúng tôi lúc ấy đã ràn rụa nước mắt. Tự hào và sung sướng cho dân tộc ta biết nhường nào...".
Tin thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dây đồng loạt của quân và dân ta trên khắp các chiến trường miền Nam càng khẳng định sức mạnh lớn của quân dân ta trong những thử thách vô cùng quyết liệt của cuộc chiến đấu có một không hai này. Còn có công việc nào trọng đại hơn công việc đánh giặc giữ nước và niềm vui nào lớn hơn niềm vui thắng trận. Giữa xuân này, Bác viết bài thơ bằng chữ Hán "Mậu Thân Xuân tiết" (Tết Mậu Thân):
"Tháng tư hoa nở một vườn đây,
Tía tía, hồng hồng đua sắc tươi.
Chim trắng xuống hồ tìm bắt cá,
Hoàng oanh vút tận trời.
Trên trời mây đến rồi đi,
Miền Nam thắng trận báo về tin vui".
Hoà cùng niềm vui chiến thắng chung của dân tộc trong mùa xuân chiến thắng ấy, Bác Hồ cũng góp thêm một "chiến công" thầm lặng của mình. Đó là, từ năm 1966, khi sức khoẻ của Bác Hồ đã suy giảm nhiều so với những năm trước, thấy Người ho nhiều, để giữ gìn sức khoẻ cho Người, các bác sĩ đã đề nghị “hai chớ” (chớ hút thuốc, chớ uống rượu). Về chuyện này, theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ, Bác Hồ tâm sự, nếu bỏ được thì tốt, nhưng vì Bác đã hút thuốc lá đã nhiều năm, nên đó là một việc không dễ, và Người đề nghị: các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này. Sau đó, Bác Hồ định ra kế hoạch bỏ thuốc lá, rồi nghiêm túc thực hiện. Người giao thuốc cho đồng chí giúp việc quản lý, mỗi ngày chỉ hút ba lần và hút giảm dần: tuần đầu mỗi lần hút 2/3 điếu, tuần thứ hai hút 1/2 điếu, tuần thứ ba hút 1/3 điếu, tuần thứ tư chỉ một vài hơi. Người bỏ luôn cả cà phê sáng và nhờ đồng chí thư ký uống hộ. Người bảo: cà phê ngon, nhưng uống thì Bác lại nhớ thuốc lá. Khi bỏ thuốc, Người cũng thôi uống rượu.
Vui niềm vui của riêng mình, giữa mùa xuân chiến thắng ấy, Bác Hồ đã "tự mình đề thơ làm chứng" về quá trình rèn luyện này. Đó là bài Nhị vật bằng chữ Hán:
"Thuốc không, rượu chẳng có mừng xuân,
Dễ khiến thi nhân hoá tục nhân,
Trong mộng thuốc thơm và rượu ngọt,
Tỉnh ra thêm phấn chấn tinh thần" .
Từ bỏ một thói quen đã lâu năm mà nỗi nhớ đi cả vào trong mộng thì quả là bỏ không phải là điều dễ dàng. Nhưng, Người đã quyết tâm và thực hiện thành công. Đó là kết quả của ý chí và sự kiên trì. Và niềm vui phấn chấn tinh thần ấy lại được Người viết tiếp trong bài thơ "Vô đề” bằng chữ Hán:
"Thuốc kiêng, rượu cữ đã ba năm,
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,
Một năm là cả bốn mùa xuân" .
Xuân này, đọc lại những vần thơ xuân của Bác Hồ 40 xuân trước càng thấy rõ hơn những lời tâm tình trong thơ Bác vừa tràn ngập sắc xuân, vừa toát lên tinh thần lạc quan, khoẻ khoắn của một ý chí lớn: ý chí cách mạng tiến công. Tinh thần ấy, ý chí ấy đã giúp Người vượt lên những hạn chế của tuổi tác, giữ được sự hài hoà giữa vật chất và tinh thần, chan hoà và gắn bó làm một với phong trào cách mạng, với cuộc sống mới đang dựng xây và phát triến của non sông đất nước.
Vui đón Xuân về, đọc lại những vần thơ xuân của Bác để nhớ mãi ơn Người, nguyện học tập và làm theo lời Người để mỗi cuộc đời mãi mãi: Một năm là cả bốn mùa xuân!
 
Bác Hồ với kiều bào https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1111&pop=1&page=0&Itemid=69

Sinh thời Bác Hồ luôn dành cho kiều bào sự quan tâm đặc biệt. Đặc biệt vì, kiều bào - những người con yêu của dân tộc đang phải sống xa quê hương, đất nước đều là con Hồng cháu Lạc, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Đặc biệt vì, dù xa cách bao lâu, dù ở đâu, làm gì, dù khó khăn, gian khổ đến đâu... kiều bào vẫn luôn luôn hướng về Tổ quốc, mong được trở về, góp phần tham gia xây dựng đất nước. Chính vì đặc biệt nên sự quan tâm của Bác Hồ đối với kiều bào đã đặt cơ sở cho việc hình thành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với kiều bào nửa thế kỷ qua. Sự quan tâm của Bác Hồ với kiều bào không chỉ thể hiện ở những định hướng lớn của Người về việc tổ chức, xây dựng phong trào yêu nước của kiều bào những ngày đầu cách mạng mà còn ở cả trong những công việc cụ thể, thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Có thể nói rằng, ngay từ những năm đầu trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã thường xuyên liên lạc với những người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài để tìm hiểu và nắm tình hình chung. Trong những năm 1918 – 1923, khi đang sống và hoạt động tại Pháp, Người đã hoạt động tích cực trong phong trào yêu nước của Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Năm 1919, cùng với việc gửi bản Yêu sách tám điểm đến Hội nghị Vécxây đòi quyền dân tộc tự quyết cho nhân dân Việt Nam, Người còn biên soạn theo thể văn vần và bỏ tiền ra in để tuyên truyền rộng rãi trong kiều bào tại Pháp và gửi về nước. Những năm sau đó, Người thường xuyên viết thư trao đổi tình hình với nhiều người Việt Nam tại Pháp và đề nghị họ giúp đỡ việc cung cấp tài liệu để tập hợp viết sách báo tuyên truyền, vận động kiều bào.
Thời kỳ này, phần đông kiều bào ta ở Pháp là những binh lính bị huy động sang Pháp trong những năm chiến tranh đang chờ ngày hồi hương. Họ không biết tiếng Pháp, và không ít người còn chưa đọc thông thạo tiếng Việt. Để giáo dục tinh thần yêu nước cho đồng bào mình trên đất Pháp và để tuyên truyền cổ động về trong nước, Người đã vận động Hội những người Việt Nam yêu nước ra báo Việt Nam hồn và viết một bài bằng văn vần, in thành truyền đơn, cổ động cho việc ra báo và kêu gọi mọi người tham gia mua báo.
Thông qua những hoạt động sôi nổi và tích cực của mình, Nguyễn Ái Quốc đã giác ngộ, cuốn hút kiều bào tham gia hoạt động trong phong trào của Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, từng bước đưa Hội những người Việt Nam yêu nước trở thành một thành một đoàn thể của Hội Liên hiệp thuộc địa. Từ đó, thông qua phong trào của kiều bào, những sách báo mang tư tưởng giáo dục tinh thần yêu và cách mạng, trong đó có Việt Nam yêu cầu ca do Nguyễn Ái Quốc biên soạn và in ấn, báo Le Paria do Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập và làm chủ bút... được truyền về Việt Nam, từng bước góp phần định hướng con đường cứu nước cho nhân dân ta.
Khi về hoạt động tại Quảng Châu (Trung Quốc) những năm 1925-1927 và ở Thái Lan những năm 1928-1929, Nguyễn Ái Quốc đã liên lạc với những kiều bào yêu nước đang sống và hoạt động tại đây, từng bước “thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ" thành đội ngũ cán bộ cách mạng đầu tiên cho phong trào cách mạng Việt Nam.
Ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi nhiều thư, điện cho kiều bào báo tin nước nhà độc lập, cám ơn kiều bào đã gửi thư, điện chúc mừng, quyên góp xây dựng đất nước và kêu gọi kiều bào hãy phát huy truyền thống con Hồng cháu Lạc yêu nước, thương nòi, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau ổn định cuộc sống và làm cho thế giới văn minh nghe thấy tiếng nói của Tổ quốc, hãy luôn hướng về Tổ quốc và tỏ ra xứng đáng với những anh em đang chiến đấu anh dũng ở Nam Bộ để bảo vệ cho nền Độc lập của nước nhà ... Đầu năm 1946, trong thư chúc Tết kiều bào, Người đã đánh giá cao tấm lòng của kiều bào tuy ở nơi đất khách quê người, nhưng lòng vẫn yêu mến cố hương Tổ quốc, đồng thời khẳng định: "Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà".
Đặc biệt, trong chuyến thăm nước Pháp năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian thăm hỏi, động viên kiều bào. Cùng với những cuộc gặp gỡ, trao đổi, thoả thuận với đại diện Chính phủ Pháp về việc binh sĩ Việt Nam ở Pháp muốn trở về Tổ quốc, đã có gần 30 cuộc gặp gỡ, trao đổi công việc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu các giới kiều bào trong chuyến thăm lịch sử này. Người đã tiếp và nói chuyện với đại biểu các đoàn thể kiều bào: thuỷ thủ, công nhân, trí thức, phụ nữ, thiếu nhi; đi thăm kiều bào ở một số nơi trên nước Pháp và đặt vòng hoa trước mộ binh sĩ Đông Dương chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất... Trong các cuộc gặp gỡ ấy, Người cám ơn kiều bào đã ủng hộ Chính phủ, đã quyên tiền và thuốc men gừi về giúp Tổ quốc và đánh giá cao việc kiều bào đã biết xử sự như người con của một dân tộc đã có một nền văn hóa lâu đời, tranh thủ được sự quý mến và cảm tình của nhân dân Pháp đối với nước Việt Nam ta; đồng thời bày tỏ quyết tâm của Chính phủ trong việc bảo vệ nền độc lập, thống nhất cho đất nước. Người căn dặn kiều bào phải triệt để đoàn kết, tranh thủ sự cảm tình và sự giúp đỡ của nhân dân Pháp; phải ra sức tuyên truyền và ủng hộ bằng mọi phương diện cho Tổ quốc; thực hành đời sống mới Cần, Kiệm, Liêm, Chính và ra sức học hỏi, mỗi người cần thạo một nghề để mai sau về nước giúp ích cho công cuộc xây dựng đất nước...
Kết thúc chuyến thăm nước Pháp, chia tay kiều bào về nước, trước khi tàu chuyển bánh, Người còn ngó đầu qua cửa sổ vẫy chào như muốn nói với kiều bào: "Tôi đi nhưng ý nghĩ của tôi bao giờ cũng vẫn gần gũi đồng bào". Cùng về với Người trong chuyến đi này có một số kiều bào toại nguyện ước mong được trở về Tổ quốc để trực tiếp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiều người sau đó đã trở thành những nhà khoa học đầu ngành, gánh vác những trọng trách lớn của Đảng và Nhà nước, góp một phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc như: Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Giáo sư bác sĩ Trần Hữu Tước...
Trong những năm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn "nhớ đến kiều bào ở hải ngoại đã ra sức hy sinh phấn đấu, dù cực khổ bao nhiêu cũng một lòng trung thành với Tổ quốc". Người thường xuyên gửi thư, điện thăm hỏi và động viên kiều bào ở nước ngoài phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau, thi đua học hỏi và giúp nhau tiến bộ, luôn một lòng ủng hộ Tổ quốc, đồng thời mở rộng tình thân thiện giữa nhân dân ta và nhân dân thế giới... Để giúp đỡ kiều bào, Người nhắc nhở các cán bộ làm công tác ngoại giao ở nước ngoài: từ lời nói đến việc làm, bất kỳ việc to hay nhỏ đều phải “đem tình thân ái của Tổ quốc cho kiều bào, để giúp đỡ họ, để tuyên truyền cho thanh niên và cho cả dân tộc Việt Nam".
Một trong những mong muốn của kiều bào là được trở về quê hương, tham gia xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng và Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi để đón tiếp kiều bào về nước. Ngày 10 tháng 1 năm 1960, Người đã xuống tận cảng Hải Phòng để được trực tiếp đón kiều bào từ Thái Lan về nước chuyến đầu tiên. Trong buổi gặp mặt đầy cảm động này, Người khen ngợi kiều bào đã bao năm ở nơi “đất khách quê người" nhưng luôn luôn hướng về Tổ quốc và tin tưởng kiều bào nay trở về xứ sở sẽ cùng đồng bào cả nước "đồng cam cộng khổ, vượt mọi khó khăn, hăng hái thi đua, thực hành tiết kiệm, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, vui tươi...". Để giúp đỡ kiều bào về nước xây đời sống mới, Người chú trọng đến những vấn đề cụ thể cho tương lai của kiều bào, như việc bố trí nơi ăn, chốn ở, việc sử dụng hợp lý khả năng chuyên môn... và trường học cho con em của kiều bào. Người thường xuyên nhắc nhở các ngành, các cấp chính quyền: "kiều bào về đến địa phương nào, thì cán bộ và nhân dân ta ở đó cần phải hết lòng giúp đỡ để kiều bào đúng như Đảng và Chính phủ đã chỉ thị" .
Những năm sau đó, Người đã dành nhiều thời gian đến thăm các gia đình kiều bào mới về nước, động viên họ cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại, nhanh chóng ổn định cuộc sống mới. Người theo dõi sát sao từng bước đi, từng sự cố gắng và mỗi thành tích của kiều bào, kịp thời khen thưởng những gương "người tốt, việc tốt"...
Sự gần gũi, thân mật trong những lần gặp gỡ, sự ân cần, chu đáo trong những lời chỉ bảo, dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm xúc động lòng người, làm cho kiều bào càng nhận rõ và ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, cổ vũ kiều bào thi đua phấn đấu, cùng nhau góp sức vào sự nghiệp chung của cả dân tộc.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, kế thừa và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và thực hiện lời dạy của Bác Hồ:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Con Hồng cháu Lạc phải thương nhau cùng,
Đảng và Nhà nước ta luôn coi kiều bào là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước; đồng thời, mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng đất nước...
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, đặc biệt là Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 26 tháng 3 năm 2004, của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và những hoạt động cụ thể của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của các bộ ngành và các tổ chức xã hội... đã và đang cổ vũ kiều bào phát huy truyền thống yêu nước, thương nòi, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, cùng góp phần vào việc xây dựng xây dựng và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tháng Giêng này kỷ niệm 39 năm ngày Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho kiều bào (27-1-1969 - 27-7-2008), ôn lại những lời căn dặn của để thấy được rõ hơn sự quan tâm sâu sắc của Người đối với kiều bào và mong được góp phần vào việc cổ vũ toàn dân ta, đặc biệt là kiều bào, tin tưởng vào con đường phát triển đất nước mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, đoàn kết phấn đấu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới như Bác Hồ hằng mong muốn.

Ts. Chu Đức Tính
GĐ Bảo tàng Hồ Chí Minh
 
Thư từ Việt Nam https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1112&pop=1&page=0&Itemid=69 Tháng 3/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài thư từ Việt Nam, bằng tiếng Pháp, ký bút danh Nguyễn, gửi tạp chí Temps Nouveaux (1).
Bài viết gồm 6 phần: "Voi và muỗi"; "Sự bạc nhược của thực dân Pháp"; "Những củ cải lớn đi lại như con thoi"; "Những cuộc mặc cả và mâu thuẫn giữa bọn kẻ cướp" "Trò hề bầu cử" và "Ngày càng tốt hơn".
Phần đầu "Voi và muỗi" đề cập đến nhận xét của một đại biểu nghị sĩ Quốc hội Pháp khi đi thăm vùng tạm chiếm, đã ví cuộc chiến tranh mà thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam như một cuộc chiến giữa con voi chống lại con muỗi. Nước Pháp đã bị suy yếu nhiều về số lượng và tài chính. Vì thế không nên tiếp tục cuộc chiến tranh trên một vùng đất xa xôi không hề đụng chạm gì đến lợi ích của Pháp. Các phần tiếp theo, Hồ Chí Minh đã luận chứng cụ thể về thất bại và sự bạc nhược của thực dân Pháp; Những âm mưu đen tối, những cuộc mặc cả bẩn thỉu và sự can thiệp trắng trợn của đế quốc Mỹ vào Việt Nam. Và để che dấu dư luận, lừa bịp bằng chiêu bài "dân chủ", bọn chúng vẫn tổ chức cuộc bầu cử mà tác giả gọi đúng bản chất của nó chỉ là "trò hề bầu cử".
Phần cuối là : "Ngày càng tốt hơn", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng những lời của cựu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Pháp Đaladier đề khẳng định sự phát triển và thắng lợi tất yếu trong cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam; Sự thất bại khó tránh khỏi của những kẻ cố tình theo đuổi cuộc chiến tranh phi nghĩa này.
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn độc bài viết trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều độc đáo thể hiện trong toàn bộ bài viết là các con số và lời tự thú của chính đối phương được tác giả sử dụng thật sắc sảo.
THƯ TỪ VIỆT NAM
(THÁNG 3/1953)
"Voi và muỗi"
Sau một cuộc đi khảo sát tại một vùng chiếm đóng ở Việt Nam , một nghị sĩ Pháp, ông Christiane viết: "Chúng ta tiến hành ở Việt Nam một cuộc chiến tranh voi chống lại muỗi" .
Ông nghị sĩ Pháp dí dỏm đó chắc đã nghĩ đến một bài ngụ ngôn của La Fontaine kể chuyện cuộc chiến đấu giữa "con sư tử và con mòng" kết thúc là cái chết thê thảm của con sư tử và chiến thắng của con mòng nhỏ bé.
Sự thật là lúc chiến tranh bắt đầu, bọn thực dân Pháp tuyên bố rằng "Đây chỉ là các cuộc hành quân của cảnh sát".
Sau đó khi nói đến quân đội nhân dân Việt Nam, họ nói: "Chúng chỉ là những đám du kích rất dễ tiêu diệt".
Từ năm 1950, chính những tên thực dân đó phải hạ giọng, thừa nhận "Đây là một cuộc chiến tranh thực sự".
Và bây giờ thì sao? Bây giờ "Những con voi" kiệt sức trầm trọng bắt đầu than phiền là phải tham gia vào một cuộc chiến tranh mà chúng không có lối thoát.
"Họ thấy không có lý do cho những sự hy sinh chưa từng có trong lịch sử của họ ở Đông Dương... Việt Minh ngày càng mạnh, còn quân đội chúng ta ngày càng suy uếu..." ( Le Monde, ngày 21/12/1952).
"Trong một cuộc tranh luận về Đông Dương tại Quốc hội ngày 19/12, người ta đã đưa ra các "giải pháp" khác nhau cho cuộc chiến. Nhưng hình như vấn đề chủ yếu lại không thực sự được đề cập đến: Vấn đề là Pháp có lợi ích gì để ở lại Đông Dương và tiến hành ở một cuộc chiến đấu mà họ mất đi một phần lớn tài nguyên. Người ta đều nhất trí cho rằng không thể có một giải pháp quân sự... Vậy thì làm sao biện minh cho một nước Pháp bị suy yếu rất nhiều cả về số lượng và tài chính có thể tiếp tục một cuộc chiến đấu trên một mặt trận xa hàng nghìn cây số trên một vùng mà lợi ích của họ không hề bị đụng chạm..." (Le Monde, ngày 10/1/1953).
Sự bạc nhược của thực dân Pháp
Từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh đến thất bại ở Nghĩa Lộ- Sơn La, thực dân Pháp đã mất 254.086 binh sĩ và chi hết hơn 1600 tỷ francs. Để đạt kết quả gì?
"Pháp đã nhận ra rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã ngốn dần tài nguyên của mình, mất đi những người lỗi lạc làm cho nước Pháp trở thànhnô lệ ở Châu Âu và cũng chẳng mở ra cho họ chẩntời mới ở châu Á (Combat, ngày 24-12-1952).
Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai thực dân Pháp đã bạc nhược bán "nước bảo hộ" Việt Nam của họ cho đế quốc Nhật. Nhờ quân đội Liên Xô chiến thắng phát xít Đức và đế quốc Nhật mà cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam đã thắng lợi.
Hình như lịch sử đã lặp lại: Khi thấy không thể chiếm lại được Việt Nam, thực dân Pháp tìm cách bán cho đế quốc Mỹ. Điều khác nhau duy nhất là năm 941, lúc đó là Chính phủ Petain và Laval đã phạm tội ác đó; Ngày nay lại chính là Chính phủ xã hội của Vincent Auriol đang phạm tội ác đó.
Những củ cải lớn đi lại như con thoi
Chưa bao giờ trong lịch sử lại có nhiều sĩ quan Pháp ở Việt Nam như hiện nay trong những vùng chiếm đóng. Người ta thấy có đến 21 tướng và 755 đại tá! Ngoài những củ cải quân sự lớn đó, máy bay công vụ và tuần tra không ngừng bay trên bầu trời nhiệt đới của Việt Nam. Vừa qua lần lượt đến Việt Nam:
  • Đoàn đại biểu nghị viện do ông Devinat dẫn đầu.
  • Chevigné, thư ký chiến tranh,
  • Montel, thư ký không quân
  • Tướng Lecheres, tham mưu trưởng không quân.
  • Tướng Koenig Chủ tịch Ủy ban quân sự của Quốc hội
  • Parodi, Tổng thư ký Bộ ngoại giao
  • Ông Reynaud nổi tiếng, nguyên Chủ tịch hội đồng
  • Thống chế Juin,
  • Gavini, Quốc vụ khanh Hải quân.
  • Không kể Bộ trưởng Letourneau, là ngườik hông thể thiếu mà người Việt Nam gọi là: Tên điên khùng.
Bên cạnh họ là những củ cải lớn của Mỹ thường xuyên đến Việt Nam.
  • Thứ trưởng Bộ quốc phòng
  • Thứ trưởng Bộ ngoại giao
  • Đô đốc Radford, Tư lệnh hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương.
  • Tướng Olmstead, Chủ tịch Ủy ban Viện trợ cho nước ngoài.
Tướng Mark Calrk, tên dao thủ đối với nhân dân Triều Tiên.
Những cuộc đi lại đó có ý nghĩa gì? Đó là một mưu toan mua bán hèn mạt đang diễn ra giữa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Những cuộc mặc cả và mâu thuẫn giữa bọn kẻ cướp
Mỗi năm những người đóng thuế Pháp phải đóng thêm sau trăm triệu francs cho cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở Việt Nam. Tại các vùng chiếm đóng đồng bào khốn khổ của chúng ta bị bóc lột đến tận xương tủy: năm 1951- 15 tỷ fancs, 1952 – 30 tỷ, 1953- 50 tỷ.
Nhưng francs và tiền đồng cũng không đủ. Năm nay, Chính phủ Pháp cầu xin Mỹ 1 đô la Mỹ để trang trải cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Rất "ân cần" đế quốc Mỹ có thể không đắn đo gì về số tiền nhưng đòi đánh đổi lấy một yêu cầu nhỏ: Chỉ huy lực lượng Pháp và bù nhìn.
Những quan hệ thường xuyên và cung kính của bộ chỉ huy Pháp đói với cơ quan lãnh đạo Mỹ trong "Cơ quan quân sự Viễn Đông" và của "Hội đồng liên quân chiến tranh tâm lý" đều bị xem là không đủ để thực hiện kế hoạch của Eisenhower: Lấy người Châu Á đánh người Châu á.
Theo báo chí, "Eisenhower đã thông qua một kế hoạch xây dựng một quân đội gồm 1.600.000 người Châu á để dần dần thay thế quân Mỹ và Pháp trên chiến trường ở Viễn Đông.
Giữa tháng 3, con tàu chiến thứ 250 vũ trang đã đến Sài Gòn. Đầu tháng 2, thực dân Pháp đã nhận của Mỹ:
- 450 máy bay
- 750 xe bọc thép và xe tăng,
- 4.500 đài vô tuyến điện
- 11.000 xe quân sự
- 90 triệu đạn pháo và bom.
Dự trữ "Viện trợ" Mỹ đã lên đến 1.000 triệu Francs.
Tạp chí Mỹ "Life" viết: Trách nhiệm về cuộc chiến tranh Đông Dương bắt đầu trở thành trách nhiệm quốc tế. Việc quốc tế hóa vấn đề Đông Dương bienẹ minh cho viện trợ kinh tế của Mỹ.
Báo "New York Tines" viết về việc thành lập một bộ chỉ huy thống nhất Đông Nam Á.
Sau chuyến đi khảo sát vùng chiếm đóng ở Việt Nam, Mac Clark tuyên bố: Không thể giải quyết tách rời cuộc chiến tranh Triều tiên với cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sự "Hào phóng" của Mỹ đã gây ra sự lo ngại cho thực dân Pháp, đồng thời làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa chúng với đế quốc Mỹ.
"Dù các quan chức cao cấp có trung thành đến đâu thì một nước đã trả 65% chi phí chiến tranh... cũng phải đòi những quyền lợi đặc biệt. Yêu cầu của Mỹ có thể trong các lĩnh vực khác. Ngoài chiến lược và chiều hướng cuộc chiến tranh... Việc tăng cường viện trợ của Mỹ có thể là vừa Mỹ hoá các nước Đồng minh và thủ tiêu Liên hiệp Pháp..." (Carrefour, tháng 3-1953).
"Đây là sựthay thế sự lãnh đạo chiến tranh Đông Dương nhẹ nhàng từ Pais sang Washington với tất cả những sự đan xen của nó" (Combat, ngày 24-3-1953).
Chính quyền mới của Mỹ muốn giải quyết các vấn đề của Châu Á cùng một lúc... Tuy nhiên có một nguyên tắc không thể quên được đó làm một phương pháp cóthể phù hợp với một nướcnày lại không nhất thiết phù hợp với một nước khác, và rất nguy hiểm nếu áp dụng ở Đông Dương những biện pháp đã áp dụng ở Triều Tiên... Có có một nguyên tắc mà chúng ta phải tôn trọng: Đó là sự thống nhất chỉ huy..." (Tuyên bố của Letourneau, ngày 22-3-1953).
Nhưng những sự phản đối vô ích đó giống như những trang điểm của gái mại dâm: hờn dỗi để khuất phục. Ở Washington, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Mayrer vội vã tuyên bố rằng các cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Triều Tiên là hai địa đầu của cùng một mặt trận.
Trò hề bầu cử
Để che giấu sự phản bội của chúng và để lừa gạt nhân dân, bọn bù nhìn- dưới sự chỉ huy của đế quốc Pháp và Mỹ đã tổ chức: các cuộc "bầu cử" hàng xã, hàng tổng v.v... trong những vùng chiếm đóng. Nhưng đồng bào ta đã nhỏ vào mặt chúng ta. Sau đây là một vài thí dụ ở Quảng Trị (miền Trung Việt Nam).
Trước mũi lưỡi lê, nhân dân huyện Vĩnh Linh buộc phải tham gia mọt cuộc mít tinh "bầu cử". Khi tên quan bù nhìn bắt đầu nói thì một phụ nữ nông dân thét lên: "Lính của các ông đã ăn cắp quần áo và gà của tôi; hãy bảo chúng phải trả lại cho tôi, sau đó chúng tôi mới nghe ông nói..." Đó là một hiệu lệnh: Tất cả nam nữ nông dân có mặt đều nêu ra yêu sách của mình đòi trả lại những tài sản bị bọn lính nguỵ ăn cắp. Mặc dầu lính gác có vũ trang, những lời kêu gào ngày càng tăng lên làm chúng hoảng sợ. Tên đầu sỏ bù nhìn buộc phải chạy trốn, cuộc mít tinh bị giải tán và cuộc "bầu cử" bị tẩy chay.
Tại huyện Hải Lăng, nột nông dân tên M đã bị bọn cảnh sát nguỵ bắt cóc, dẫn đến cuộc mít tinh và được giới thiệu là "ứng cử viên" bầu cử. Trước đám đông nhân dân , ông M tội nghiệp kêu lên: "Thưa đồng bào, hãy thương lấy tôi. Tôi không phải là ứng cử viên. Người ta bắt tôi và đưa tôi đến đây. hãy giết tôi đi, nhưng đừng bầu tôi..." "Mặc dầu có sự kiện đó, ngày hôm sau người ta tuyên bố ông M được bọn nguỵ "bầu cử" . Một lần nữa ông M lại gào thét và kêu cứu. Tất cả nhân dân ầm ầm phẫn nộ. Lợi dụng lúc lộn xộn ông M đã bỏ trốn.
Tại huyện Triệu Phong bốn cụ già đã bị bắt và bị chỉ định làm "ứng cử viên" . Cũng như ông M bốn cụ già đã lên tiếng phản đối kịch liệt. Tất cả các cử tri bỏ giấy trắng vào thùng phiếu nhưng rồi tất cả các cụ già đó đều được tuyên bố "trúng cử". Sau cuộc bầu cử gian lận đó, tất cả những người "trúng cử" đã đến gặp Uỷ ban huyện (bí mật) để nghiêm khắc tự phê bình và xin lỗi.
Những hài kịch tương tự đã diễn ra trong tất cả các vùng chiếm đóng, và ở đâu cũng đều vấp phải đối mặt với sự công phẫn của nhân dân. Thế mà bọn bù nhìn và quan thầy của chúng vẫn kêu lên là thắng lợi, và Bộ ngoại giao Mỹ đã hoan nghênh chúng là đã thực hiện "dân chủ thực sự".
Ngày càng tốt hơn
Sau đây là lời của cựu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Pháp ĐalaDer.
"Cuộc chiến tranh này... đã tiêu hao quân đội thực dân, đã giết hại các cán bộ của nước Pháp, đã làm suy yếu đội quân lê dương nước ngoài, binh lính Marốc và các đơn vị Châu Phi... mỗi năm, mặc dầu chúng ta có lực lượng pháo binh mạnh hơn và độc quyền thực sự về không quân, nhưng rất tiếc là những cứ điểm của chúng ta đã bị thất thủ... Ngày hôm kia Cao Bằng, Lạng Sơn với nhiều thiết bị chiên tranh đã bị thất thủ. Ngày hôm qua Nghĩa Lộ, tiền đồn Sơn La và Lai Châu cũng bị măt, trong khi đó một chục tiểu đoàn của chúng ta bị bay vây ở Na Sản. Tuy nhiên tình hình càng ngày càng tốt hơn!..."
Trước đó Đalaier còn viết "Mao Trạch Đông đã thắng Tưởng Giới Thạch nhờ vũ khí và đô la Mỹ và vì chế độ của Tưởng Giới Thạch đã thối nát, vì Mao Trạch Đông đã chia ruộng cho nông dân nghèo khổ, xoá nợ và chống lại bóc lột tô tức. Đó là những điều mà Hồ Chí Minh đã thực hiện trong các vùng ông kiểm soát và những vùng này không ngừng được mở rộng..." (Tin tức, ngày 25-12-1952).
Nguyễn Thanh Nga (GT)
 
Thấu hiểu phong tục của dân tộc https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1113&pop=1&page=0&Itemid=69 Có một lần, một đoàn đại biểu phụ nữ Mỹ sang thăm nước ta theo lời mời của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. đoàn đến vào đúng dịp lễ Nôen. Trung ương Hội Liên hiệp phụ nũ chuẩn bị chiêu đãi đoàn tại khách sạn Thống Nhất. Trước đó, các đồng chí phụ trách Hội đã đến báo cáo với Bác chương trình hoạt động của đoàn và dự kiến một buổi để Bác tiếp. Sau khi nghe báo cáo, Bác hỏi đồng chí phụ trách.
- Các cô định tổ chức chiêu đãi đoàn thế nào?
Đồng chí phụ trách báo cáo với Bác là sẽ chiêu đãi đoàn những món ăn dân tộc của Việt Nam. Ngoài ra trong phòng còn đặt một cây thông Nôen như phong tục của người Mỹ trong ngày lễ này. Nghe xong, Bác cười và bảo:
- Các cô tiếp đoàn bằng những món ăn dân tộc như thế là tốt, nhưng theo Bác biết ở Mỹ thì thường ăn mừng lễ Nôen bao giờ cũng có món thịt gà tây đặt nguyên cả con. Các cô nên làm thêm món đó.
Biết được chi tiết đó, các đồng chí phụ trách đã cho chuẩn bị đúng như vậy. Trong buổi chiêu đãi, tất cả các thành viên trong đoàn phụ nữ Mỹ rất ngạc nhiên và cảm động. Trong khi Chính phủ Mỹ đang gây biết bao tội ác đối với dân tộc Việt Nam mà đoàn lại được những người phụ nữ Việt Nam tiếp đón hết sức ân cần, chú đáo.
Thì ra phong tục trên đây, Bác Hồ biết trong thời gian Người sống và làm việc ở nước Mỹ cách đây hơn 50 năm. Vậy mà đến bây giờ Bác vẫn còn nhớ rất kỹ. Đúng là Bác HỒ không những yêu thương, quý trọng người dân lao động mà còn thấu hiểu cả phong tục, tập quán của những dân tộc cácn ước mà Bác đã đi qua.
Trích từ sách: Vũ Kỳ- Thư ký Bác Hồ kể chuyện, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.466-467
 
Cuộc sống giản dị của Bác ở Phủ Chủ tịch https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1114&pop=1&page=0&Itemid=69
Trong những năm ở Phủ Chủ tịch, Bác đã sống hàng ngày như thế nào?
Mùa hè nóng lắm, Hà Nội là vào nơi nóng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng như đã nói, Bác không cho lắp máy điều hòa không khí. Còn quạt máy thì cho đến năm 78,79 tuổi, Bác vẫn không chịu dùng quạt trần và quạt để bàn.
Có một lẽ Bác không nói ra và đây mới là sẽ chính sâu xa ở trong lòng. Số đông người Việt Nam ta ngày ấy chưa có quạt máy để dùng, cho nên từ trong lòng, Bác HỒ không muốn dùng quạt máy . Những ngày hè nóng nực nhất, Bác HỒ chỉ dùng quạt giấy và quạt nan thôi.
Đấy là mùa hè. Còn về mùa đông, Bác HỒ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác dùng nhiều năm rồi. Mới đầu bông xốp còn dày, ấm. Sau dùng mãi nó lép kẹp xuống không ấm lắm nữa. Nhưng chưa ai dám nghĩ đến việc xin Bác bỏ cả mền bông đâu, chỉ nghĩ đến thay cái vỏ ngoài. Lúc đầu cái vỏ bằng vải mới, dần dần nó phai màu, đứt chỉ ở khủyu tay và ở cổ. Bác bảo mạng lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai. Mùa rét tháng 2-1969, nó rách một miếng nữa ở vai, những đồng chí chuyên săn sóc sức khỏe của Bác nhân dịp ấy mới nhắc một đề nghị đã nhiều lần: Xin Bác cho thay vỏ ngoài, nó lại rách một lần thứ hai ở vai rồi. Đây là một người bạn chiến đấu mấy chục năm nay của Bác, cho nên Bác nói thẳng, thân tình lắm. Bác quay lại bảo đồng chí ấy thế này: "Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc cho dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi". Và nhất định Bác không cho thay cái vỏ mới. Bây giờ trong bảo tàng vẫn là cái áo bông vá vai như thế. Bác còn có lò sưởi điện. Bác có mấy cái, nhưng Bác lại càng ít dùng lò sưởi điện. Cũng vì lẽ không muốn phụ thuộc vào lò sưởi điện, và nhất là vì lẽ số đông người Việt Nam không có sưởi điện hàng ngày sưởi về mùa đông.
Ở đây cũng rõ một nét trong đời sống hàng ngày của Bác. Bất kỳ cái gì có tí lãng phí cũng quyết không để lãng phí. Nhưng đã cần thì dùng cho đủ mức cần.
Về việc tiết kiệm điện, không biết bao nhiêu lần, tự tay Bác tắt những cái đèn, cái quạt và cái đài đang tiêu điện mà không ai dùng cả. Ở nước ta thế mà khi ra nước ngoài cũng thế. Đi lướt qua một hành lang trên con đường đến nơi nào đó bạn tiếp khách hay trong nhà khách của bạn, thấy có một bóng đèn điện để đấy không cần là Bác tìm xem chỗ tắt bật ở đâu, Bác tắt đi. Có đồng chí ở với Bác khá nhiều năm đã nói:
- Tất cả các năm mình ở với Bác, luôn luôn mình là cán bộ tắt đèn. Bác cứ thấy xa xa có những bóng đèn đang sáng, Bác bảo xem lại có ai ở đấy không, có cần để ánh sáng để bảo vệ không? Nếu không thì tắt đi.
Suốt thơì gian 15 năm từ ngày về Hà Nội, Bác nhận một ô tô loại trung bình chứ không phải loại sang nhất và Bác cứ dùng thế mãi cho đến khi qua đời.
Theo lời kể của đồng chí Việt Phương, nguyên thứ ký của
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Trích từ sách: Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ.
Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2006, tr. 408-409
 
Bác Hồ với vấn đề tiết kiệm trong ngành ngoại giao https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1115&pop=1&page=0&Itemid=69 Là một cán bộ ngoại giao lâu năm, tôi vinh dự và may mắn được tiếp xúc với Bác Hồ nhiều lần. Những lần Bác đến thăm sứ quán ta ở nước sở tại, Bác nói nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tiết kiệm của ngành ngoại giao.
Năm 1957, Bác thăm Liên Xô và một số nước Đông Âu. Khi đến thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, Bác căn dặn chúng tôi phải ra sức tiết kiệm trong chi tiêu, tiết kiệm thời gian, tranh thủ học tập. Bác nếu tấm gương sáng về bảo đảm giờ giấc. Hôm sứ quán tổ chức để Bác chiêu đãi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Ba Lan, chúng tôi được giao nhiệm vụ chọn địa điểm, đặt các món ăn sao cho phù hợp với khẩu vị người nước ngoài, vừa thể hiện được món ăn dân tộc. Kết quả chiêu đãi tốt. Bác hài lòng khen: Các chú tổ chức chiêu đãi vừa tiết kiệm, vừa trng trọng. Các món ăn không thừa, không thiếu. Sau đó, Bác kể chuyện có sứ quán do tính toán không kỹ, khi chiêu đãi khách, các món ăn thừa rất nhiều. Bác nói: Ăn uống lãng phí, Bác xót xa lắm, vì đây là tiền bạc của Nhà nước, của nhân dân. Bà con ta ở trong nước làm đổ mồ hôi, sôi nước mắt, mới có miếng mà ăn. Vì vậy, để lãng phí, xa hoa là có tội với nhân dân.
Một lần, khi nói chuyện với cán bộ ngoại giao về nước học tập nghị quyết của Đảng, Bác đến thăm và căn dặn.
Nhân dân ta đang gian khổ chiến đấu để chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Vì vậy, mỗi cán bộ, mỗi người dân phải tiết kiệm vì sự nghiệp cách mạng. Làm công tác ngoại giao, tuy phải có phần hình thức cho coi dược, song nội dung vẫn là quan trọng hơn. Cái đẹp của hình thức là ở chỗ sạch sẽ, gọn gàng, giản dị, chứ không phải ở chỗ xa hoa, lãng phí. Cần làm sao không tốn kém mà lịch sự. Các cô, các chú đi công tác nước ngoài càng phải chú ý điều này.Vì hoàn cảnh ở nước ngoài thường dễ làm cho mình sinh ra hoang phí, tham ô, hủ hóa, thậm chí có khi sa ngã, mất cả tư cách người cách mạng. Các cô, các chú phải luôn luôn tự kiểm điểm và giúp cán bộ mình cùng kiểm điểm.
Cũng tại cuộc gặp với cán bộ ngoại giao, ngày 14-1-1965, Bác căn dặn nhiệm vụ và những điều cần chú ý: Phải tiết kiệm. Dân ta còn nghèo, nước ta cũng còn nghèo, miền Nam đang còn phải đấu tranh, toàn dân ta phải tiết kiệm, ngoại giao cũng phải tiết kiệm. Cán bộ ngoại giao ta ra ngoài có hình thức làm sao cho gọn ghẽ, sạch sẽ, nhưng không được lãng phí, xa hoa. Trường hợp làm tiệc mặn , song nếu ta làm được tiệc trà thay vào là tốt nhất. Ta không phải thể đua với người được. Người giàu có, còn ta thì nghèo. Chính vì vậy, phải hết sức tiết kiệm. Ngoại giao càng phải tiết kiệm.
Lời dạy của Bác về vấn đề tiết kiệm trong ngành ngoại giao mãi mãi vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi.
Trích từ sách: Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ
Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2006, tr.333-334.
 
Nhân cách Bác Hồ https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1116&pop=1&page=0&Itemid=69 Nhà văn đức Eđuard Claudius (1911-1976) nguyên là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHDC Đức tại Việt Nam (1959-1961), từng tham gia đội quân tình nguyện quốc tế thứ nhất chống phát xít Tây Ban Nha 1936, đã viết nhiều tác phẩm về cuộc đấu tranh chống phát xít cuả nhân dân Tây Ban Nha và nhân dân Đức. Ông cũng viết nhiều phóng sự về các truyền thuyết và truyện cổ tích Việt Nam, Lào, Campuchia. Nhà văn Claudius từng ghi nhận ảnh hưởng tích cực của Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với cuộc đời sáng tác của ông. Sau đây là những suy nghĩ của nhà văn trong bài trả lời phỏng vấn của nhà nghiên cứu văn học Đức Hoxtơ (Horst Haase).
"Mỗi khi tôi nghĩ về những nhân cách chính trị vĩ đại ở Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng thì tôi càng thấy rằng, đó chính là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa hoạt động và nhân cách chính trị với thái độ rất giản dị, khiêm tốn, nhân hậu. Ở Hồ Chí Minh và ở Wilheim Pieck tôi thường cảm nhận được nét tương đồng đó.
Tôi muốn miêu tả điều tôi thường nghĩ bằng một kỷ niệm. Hồ Chí Minh thường đề nghị, khi đến thăm không tịnh trọng và hãy để mọi thủ tục ngoại giao ở nhà. Người đích thân đứng đợi trước căn nhà nhỏ, nơi Người sống.
Trong bộ y phục giản dị, Người tiếp đón và dẫn khách vào căn phòng nhỏ của Người. Một lần nữa tôi được Người tiếp. Nhân dịp này, chúng tôi định bớt chút thời gian để bàn về thơ của Người. Nhưng thật là thú vị, chúng tôi không hề đề cập đến thơ của Người, mà tới nước Đức và những vấn đề chính trị của nó. Người đặc biệt quan tâm tới các vấn đề dân tộc Đức. Sau khi chúng tôi cạn những tách chè, Người hỏi thăm đến các con tôi. Người gửi cho chúng nhiều kẹo đựng trong một cái âu gốm cổ tuyệt đẹp. Người tìm cách bỏ kẹo vào túi cho tôi. Và tôi, lịch sự như tôi cần phải thế, cản lại chút ít, nhưng chiếc kẹo này rơi xuống đất. Cả hai chúng tôi cùng ngồi xuống và gom những chiếc kẹo này lại. Đoạn chúng tôi nhìn nhau. Người cười. Người có tiếng cười tuyệt đẹp, sâu thẳm vang ra từ lồng ngực. Sau đó Người nói "Thế đấy, giả thử khi người ta không có con cái, thì chúng ta phải làm mọi việc để làm gì". Chính Người lại không có con cái, thế nhưng hàng tuần hai ba lần Người tiếp các cháu thiếu nhi và danh cho chúng cả buổi tối. Đối tôi, đó chính là sự vĩ đại. Ở Người tầm cao về chính trị được quy định bởi tầm cao nhân đạo chủ nghĩa và tầm cao nhân đạo này lại được quy định bởi tầm cao về chính trị.
Hàng loạt những kỷ niệm nho nhỏ như vậy đã tỏa ra từ nhân cách của Người và nhân cách Phạm Văn Đồng. Tôi luôn có cảm nhận họ không hiện ra một cách xúng xính trong vai trò lãnh tụ chính trị của họ, mà họ tự thân vận động và làm việc với tư cách một con người thuần phác, dẫu cho trong khoảnh khắc nào đó, họ có ở hay không ở trong cương vị này. Bởi vì họ đến với những con người thuần phác, và chính họ cũng là con người thuần phác.
Sự vĩ đại của những nhân cách này là ở chỗ, họ có gốc rễ trong đời sống của nhân dân và sức mạnh của họ bắt nguồn từ đây.
Chắc chắn đây là những phong thái, những biểu hiện và sự kết tinh nhân cách, mà trong đó hiện diện mọi lực lượng có thể quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh lâu dài ở Việt Nam".
Nguyễn Tri Nguyên
- Trích dịch từ cuốn "Các thông điệp" (xuất bản ở Béclin)
Báo Tiền phong 14/5/1991.
- Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, Nxb. Thanh niên,
Hà Nội, 2006, tr. 349-351.
 
Con người vĩ đại https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1117&pop=1&page=0&Itemid=69 Năm 1958, tôi được chuyển qua lực lượng cảnh vệ, được đề bạt lên Phó Cục trưởng Cục cảnh vệ. Cũng năm đó Bác Hồ có những chuyến công du quan trọng ra nước ngoài, trước là Ấn Độ, sau đó là Miến Điện. Tôi là một trong những người may mắn được tháp tùng.
Lần đầu tiên trong đời tôi được bảo vệ Bác đi công tác nước ngoài chính là chuyến Bác đi thăm Ấn Độ. Đội bảo vệ tất thảy có 7 người. Hôm đó còn có anh Vũ Kỳ đi nữa. Khi lên máy bay, do mùa rét nên Bác mang giày vải cho ấm chân. Nhân lúc đó, anh Vũ Kỳ bàn với tôi mang đôi dép cao su của Bác giấu đi. Hồi đó, chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản: Sao Bác lại mang đôi dép cao su đi ra với thế giới, phải có giày lễ tân sang trọng mới được. Thế nhưng, khi máy bay gần đến Niu Đêli, Bác hỏi dép của Bác đâu. Do muốn đặt Bác trước tình thế chuyện đã rồi (phải mang giày) nên anh Vũ Kỳ thưa với Bác là dép đang để dưới bụng máy bay. Ai ngờ, Bác không chịu. Bác bảo : "Các chú làm vậy là không được". Khi máy bay vừa đáp, Bác bảo lấy đôi dép cao su cho bằng được mới thôi.
Khi viếng mộ Gandi, theo quy định chung khách vào thăm phải để giày dép ở bên ngoài. Tuy nhiên, đối với Bác, người lễ tân dặn cứ mang dép vào, song Bác không chịu. Lúc Bác cởi dép ra, một tình huống náo loạn ngoài dự kiến xảy ra. Cánh nhà báo chen lấn nhau để quay phim, chụp ảnh cho bằng được đôi dép của Người. Rồi nhân dân Ấn Độ nữa, họ chen nhau đưa tay lên sờ đôi dép như thể chớp lấy thứ thuốc "trường sinh bất lão!". Tôi và anh em bảo vệ phải vất vả lắm mới "bảo vệ" được đôi dép của Bác.
Cũng lần đó, vợ chồng Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ấn Độ được Bác đồng ý tiếp, họ rất xúc động. Nhìn Bác đi đôi dép cao su, hai vợ chồng nghẹn ngào: "Nghe tiếng đã lâu, hôm nay mới thấy tận mắt, đúng là Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị, thân thương quá!".
- P.V (theo lời kể của Thiếu tướng Phan Văn Xoàn)
- Trích từ sách : Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ
Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2006, tr 335-336
 
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự ra đời tờ báo cách mạng đầu tiên Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự ra đời tờ báo cách mạng đầu tiên
(Cập nhật lúc 10:41' 20/6/2007)
Ngày 19/6/1924, tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái và tổ chức Tâm Tâm xã mưu giết tên Toàn quyền Méc Lanh tại Quảng Châu-Trung Quốc đã gây một tiếng vang lớn trên trường Quốc tế. Lúc bấy giờ, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Liên Xô. Để tiện cho việc chỉ đạo phong trào cách mạng của các nước Đông Nam châu Á và phong trào Cách mạng Việt Nam đang trên đà phát triển, Nguyễn ái Quốc đã đề nghị với Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản (BCH QTCS) xin được trở về Trung Quốc hoạt động.
Đồng chí Manninxki, Ủy viên đoàn Chủ tịch đã thay mặt BCH QTCS, thông báo quyết định của QTCS, cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu hoạt động, xây dựng tổ chức Cộng sản ở Đông Dương và các nước Đông Nam Á.
Ngày 11/11/1924, Bác Hồ đến Quảng Châu và ở tại cơ quan đồng chí Bô-rô-đin Hãng thông tấn Rô-xta. Việc đầu tiên, Bác tìm gặp cụ Phan Bội Châu và ông Hồ Học Lãm, để nắm tình hình hoạt động của lớp thanh niên ở hải ngoại. Cụ Phan đã cung cấp cho Bác một bản danh sách gồm 14 thanh niên ưu tú nhất của Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc, Xiêm và Nhật Bản. Đó là các đồng chí: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Trương Vân Lĩnh, Lê Duy Điếm, Lưu Quốc Long, Vương Thúc Oánh, Trương Học Ba... Lớp thanh niên ấy thật may mắn khi được gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được Người trực tiếp mở lớp đào tạo, theo con đường cách mạng Vô sản.
Mặc dù Bác không tán thành việc ám sát cá nhân củaTâm Tâm xã, nhưng trong những buổi nói chuyện về con đường cách mạng với lớp thanh niên Việt Nam, Bác luôn nhắc đến tấm gương yêu nước và dũng cảm, dám xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của đồng chí Phạm Hồng Thái. Bác nói: "Việc đó tuy nhỏ, nhưng nó bắt đầu một thời đại đấu tranh cách mạng, như chim én nhỏ báo hiệu mùa Xuân" (1).
Tháng 2/1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chọn ngôi nhà số 13, đường Văn Minh, Quảng Châu, một địa điểm thích hợp, thuận lợi, để làm nơi ở và làm việc, tổ chức các cuộc họp bí mật của lớp thanhniên Việt Nam đang hoạt động ở hải ngoại. Được cụ Phan Bội Châu giới thiệu, Bác Hồ đã chọn được 9 người trong số 14 người lập ra nhóm Cộng sản đoàn. Sự kiện đó, đã được Bác viết trong bản báo cáo gửi lên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản vào ngày 19/2/1925 như sau: "Chúng tôi đã lập nhóm bí mật gồm 9 hội viên, trong đó có 2 người đã được phái về nước; 3 người ở tiền tuyến (trong quân đội của Tôn Dật Tiên); một người đang đi công cán quân sự (cho Quốc Dân Đảng). Trong số hội viên đó, có 5 người đã là đảng viên dự bị của Đảng Cộng sản".
Tháng 6/1925, tại ngôi nhà 13, đường Văn Minh - Quảng Châu(2), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp đào tạo chính trị đặc biệt cho những thanh niên Cách mạng Việt Nam. Sau đợt huấn luyện, Người đã thành lập Hội Thanh niên cách mạng đồng chí. Hội ra đời đã có điều lệ hoạt động và thiết lập được một hệ thống tổ chức từ Trung ương xuống tận cơ sở: Tổng bộ - Kỳ bộ - Tỉnh bộ- Huyện bộ, xuống Chi bộ.
Hiểu rõ tầm quan trọng của báo chí, trong việc tuyên truyền vận động cuộc cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, nhằm gây ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, để tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền của Hội Thanh niên cách mạng đồng chí, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập và cho ra mắt bạn đọc Báo Thanh Niên. Số báo đầu tiên xuất bản tại Quảng Châu ngày 21/6/1925. Thông qua Báo Thanh Niên, Bác Hồ đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga vào Việt Nam. Báo Thanh Niên vừa có tác dụng định hướng, vạch lối chỉ đường cho cách mạng, vừa làm nhiệm vụ: "Nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm" Trang đầu Báo Thanh Niên ra số đầu tiên, ngày 21/6/1925, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết bài kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc, ký tên là ZAC. Nguyễn Ái Quốc còn viết bài giới thiệu về Trường Đại học Phương Đông, để cho nhân dân lao động Việt Nam hiểu về chế độ tốt đẹp của một trường học Cộng sản...
Tờ Báo Thanh Niên ra đời trong hoàn cảnh cách mạng Việt Nam đang hoạt động bí mật ở nước ngoài, kinh phí để ra các số báo rất eo hẹp, phần lớn do gia đình ông Hồ Học Lãm tài trợ, bởi vậy số lượng in mỗi số chỉ có được 100 bản. Sau khi báo phát hành, số lớn được đóng gói rất cẩn thận, theo đường dây bí mật của Đảng, từ Quảng Châu chuyển về trong nước và sang Xiêm, Nhật để tuyên truyền đường lối cách mạng.
Báo Thanh Niên từ tờ số 1 ra ngày 21/6/1925 đến số 108 ra ngày 28/7/1929, được in bằng hai thứ tiếng Việt và Hán. Góc bên trái phía trên của tờ báo được trang trí bằng ngôi sao vàng năm cánh. Tít trên cùng được đóng khung chạy dài suốt trang báo với dòng chữ: "Cơ quan ngôn luận của Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội".
Để phù hợp với giai đoạn lịch sử, Báo Thanh Niên từ số 108 ra ngày 28/7/1929 đến số 208 ra vào tháng 5- 1930 được đổi tên là: "Cơ quan của Đảng Việt Nam cách mạng Thanh niên". Vị trí vẽ ngôi sao vàng được thay bằng hình vẽ Búa Liềm, tượng trưng cho mối liên minh Công Nông, tiến hành cuộc cách mạng Vô sản ở Việt Nam.
Bác Hồ đã sáng lập ra tờ báo cách mạng đầu tiên, với sự cộng tác tích cực của các đồng chí: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Trương Vân Lĩnh...
Trên 8 thập kỷ trôi qua, nhưng Tư tưởng Hồ Chí Minh trên mặt trận báo chí từ những ngày đầu cách mạng vẫn còn nguyên giá trị, soi sáng đường đi cho Báo chí Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.


(1) Tư liệu lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Xô-viết Nghệ-Tĩnh.

(2) Hiện nay, Di tích ngôi nhà 13, đường Văn Minh, Quảng Châu (Trung Quốc) đã được xếp hạng là Di tích lịch sử Văn hoá quốc gia Trung Quốc, giới thiệu nơi ở và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trương Quế Phương (Bảo tàng Xô-Viết Nghệ-Tĩnh)
Nguồn: https://www.baonghean.vn/intrang.asp?id=52913
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top