VĂN BẢN PHÁP LUẬT THAM CHIẾU:
· Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
· Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
· Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
· Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
· Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;
· Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
· Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29 tháng 2 năm 2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
· Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03 tháng 4 năm 2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân;
Ý KIẾN PHÁP LÝ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu sáng chế có quyền áp dụng, thực hiện các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền đối với sáng chế của mình:
· Yêu cầu người có hành vi xâm phạm sáng chế phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
· Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cơ quan quản lý thị trường, thanh tra khoa học và công nghệ, cơ quan công an, cơ quan hải quan, uỷ ban nhân dân) xử lý hành vi xâm phạm sáng chế theo thủ tục hành chính;
· Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đối với sáng chế ;
· Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa, hạn chế hành vi xâm phạm sáng chế.
Tuỳ theo tính chất và mức độ xâm phạm, người có hành vi xâm phạm sáng chế có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Chủ sở hữu sáng chế khi phát hiện có hành vi xâm phạm sáng chế của mình thì cần có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo bảo vệ quyền đối với sáng chế của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả và phù hợp với pháp luật nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại có thể xảy ra. Chủ sở hữu sáng chế có thể thực hiện một hoặc một số biện pháp/cách thức sau:
· Gửi thông báo cho người có hành vi xâm phạm sáng chế về việc sáng chế thuộc quyền sở hữu của mình và yêu cầu người đó chấm dứt hành vi xâm phạm sáng chế;
· Nộp đơn (kèm theo hồ sơ, chứng cứ liên quan) yêu cầu Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cơ quan quản lý thị trường, thanh tra khoa học và công nghệ, cơ quan công an, cơ quan hải quan, uỷ ban nhân dân) xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi xâm phạm sáng chế;
· Nộp đơn khởi kiện người có hành vi xâm phạm sáng chế ra Toà án;
· Đề nghị cơ quan công an thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm sáng chế đã cấu thành tội phạm;
· Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền đối với sáng chế;
· Yêu cầu cơ quan hải quan áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm sáng chế.
Xử lý hành vi xâm phạm sáng chế là thủ tục pháp lý khá phức tạp, bao gồm các công việc như thẩm định về hành vi xâm phạm sáng chế, điều tra về hành vi xâm phạm, đánh giá về tính chất và mức độ xâm phạm, thu thập và lưu giữ chứng cứ về hành vi xâm phạm, lựa chọn thủ tục pháp lý phù hợp…. Vì vậy, chủ sở hữu sáng chế nên uỷ quyền cho các Văn phòng luật sư hoặc đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục xử lý hành vi xâm phạm sáng chế nhằm đảm bảo việc xử lý hành vi xâm phạm được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
Nguồn: Luatvietnam.vn
· Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
· Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
· Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
· Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
· Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;
· Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
· Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29 tháng 2 năm 2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
· Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03 tháng 4 năm 2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân;
Ý KIẾN PHÁP LÝ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu sáng chế có quyền áp dụng, thực hiện các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền đối với sáng chế của mình:
· Yêu cầu người có hành vi xâm phạm sáng chế phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
· Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cơ quan quản lý thị trường, thanh tra khoa học và công nghệ, cơ quan công an, cơ quan hải quan, uỷ ban nhân dân) xử lý hành vi xâm phạm sáng chế theo thủ tục hành chính;
· Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đối với sáng chế ;
· Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa, hạn chế hành vi xâm phạm sáng chế.
Tuỳ theo tính chất và mức độ xâm phạm, người có hành vi xâm phạm sáng chế có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Chủ sở hữu sáng chế khi phát hiện có hành vi xâm phạm sáng chế của mình thì cần có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo bảo vệ quyền đối với sáng chế của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả và phù hợp với pháp luật nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại có thể xảy ra. Chủ sở hữu sáng chế có thể thực hiện một hoặc một số biện pháp/cách thức sau:
· Gửi thông báo cho người có hành vi xâm phạm sáng chế về việc sáng chế thuộc quyền sở hữu của mình và yêu cầu người đó chấm dứt hành vi xâm phạm sáng chế;
· Nộp đơn (kèm theo hồ sơ, chứng cứ liên quan) yêu cầu Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cơ quan quản lý thị trường, thanh tra khoa học và công nghệ, cơ quan công an, cơ quan hải quan, uỷ ban nhân dân) xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi xâm phạm sáng chế;
· Nộp đơn khởi kiện người có hành vi xâm phạm sáng chế ra Toà án;
· Đề nghị cơ quan công an thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm sáng chế đã cấu thành tội phạm;
· Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền đối với sáng chế;
· Yêu cầu cơ quan hải quan áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm sáng chế.
Xử lý hành vi xâm phạm sáng chế là thủ tục pháp lý khá phức tạp, bao gồm các công việc như thẩm định về hành vi xâm phạm sáng chế, điều tra về hành vi xâm phạm, đánh giá về tính chất và mức độ xâm phạm, thu thập và lưu giữ chứng cứ về hành vi xâm phạm, lựa chọn thủ tục pháp lý phù hợp…. Vì vậy, chủ sở hữu sáng chế nên uỷ quyền cho các Văn phòng luật sư hoặc đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục xử lý hành vi xâm phạm sáng chế nhằm đảm bảo việc xử lý hành vi xâm phạm được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
Nguồn: Luatvietnam.vn