Hình thành và quá trình sáng tác
I- Hình thành chữ Nôm
Tự lai, ở Việt Nam thấy có ba thứ chữ viết:
1- Chữ Hán (chữ của dân Hán) còn gọi là chữ Nho (chữ của các nho sĩ) là chữ viết của người Trung-hoa, mà chính quyền đô hộ Tàu cưỡng nhập vào nước ta, để dùng làm văn tự chính thức. Về sau, trong thời gian gần một nghìn năm tự chủ (938-1884) và cả giai đoạn đầu của thời Pháp thuộc (1884-1917), các vua ta vẫn tiếp tục dùng chữ Hán làm văn tự chính thức quốc gia. Lúc đầu ta đọc chữ Hán theo giọng người Tàu đời Đường ở thế kỉ thứ X, rồi dần dần giọng đọc ấy bị Việt hóa hẳn đi, trong lúc đó giọng đọc người Trung-hoa hiện nay lại biến đổi rất nhiều, nên hai bên không còn hiểu nhau được nữa, chỉ dùng bút đàm để giao dịch mà thôi
2- Chữ Nôm là chữ viết do các nho sĩ ta, ở thế kỉ XIII, dựa theo phép lục thư (sáu phép cấu tạo chữ) của Trung-hoa, mà chế ra một thứ chữ mới (gọi là chữ nôm = nam) để phiên âm tiếng Việt. Người Hoa đọc chữ nôm không hiểu được.
3- Chữ quốc ngữ do các giáo sĩ Thiên Chúa giáo Pháp, Ý, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha đến truyền đạo ở nước ta vào khoảng thế kỉ XVIII, dùng mẫu tự la-tinh phiên âm ngôn ngữ Việt Nam để tiện bề ghi chép kinh thánh. Rồi đến 1917, chính quyền đô hộ Pháp dùng chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán làm văn tự chinh thức cho nước ta.
Như vậy, chữ Hán chỉ dùng để ghi chép ngôn ngữ dân Hán, là một ngoại ngữ, còn chữ nôm và chữ quốc ngữ dùng để ghi chép ngôn ngữ Việt Nam.
Chữ nôm và chữ quốc ngữ mới thật là văn tự quốc gia của nước ta. Vì theo định nghĩa cổ điển, "một ngôn ngữ đúng với danh vị ấy, là một hệ thống những tiếng có những nghĩa được một đoàn thể, một sắc dân qui định, chấp nhận, khi nói ra thì tất cả những người trong đoàn thể, trong sắc dân ấy đều hiểu được" (Février).
1. Phép cấu tạo chữ của người Hoa .
Muốn hiểu rõ sự hình thành chữ nôm, tưởng nên biết sơ qua phép lục thư hay sáu phép cấu tạo chữ của văn tự Trung-hoa. Nguyên tắc căn bản của phép lục thư đại khái là:
1- Dùng hình vẽ tượng trưng một số sự vật cụ thể hay trừu tượng, để tạo thành một số chữ căn bản
2-- rồi ghép các chữ căn bản ấy lại
3- hoặc biến đổi các nét vẽ các chữ căn bản ấy
4- hoặc biến đổi giọng đọc (thanh) của các chữ căn bản ấy để tạo thành tất cả các chữ khác. (Dùng hình vẽ để tạo một số chữ căn bản:
1 - Phép tượng hình :
Dùng hình vẽ tượng trưng một vật cụ thể, như vẽ ba chóp núi tượng trưng "hòn núi", người Hoa đọc là "shan" (núi); vẽ 1 gạch ngang, một sổ thẳng, hai vệch xuống hai bên, tượng trưng một cây có cành ngang, rễ dọc, Hoa đọc là "mu" (cây).
2 - Phép chỉ sự -
Dùng hình vẽ để chỉ những sự việc trừu tượng. Như dùng một gạch ngang làm mốc, một sổ thẳng phía trên với một chấm dính vào, chỉ đây là phía trên, người Hoa đọc là "shang" (trên); vẽ một gạch ngang làm mốc, một sổ phía dưới với một chấm nhỏ dính vào, chỉ đây là phía dưới, người Hoa đọc là "xia" (dưới):
shan (núi) mu (cây) shang (trên) xia (dưới)
Ghép hai chữ căn bản lại để tạo chữ mới
3 - Phép hội ý -
Ghép hai chữ, ý của hai chữ ấy hộp lại gợi ra một ý mới. Thí dụ ghép :
"kou " + "niao" = "ming" "jin" + "lỉng" = linh
(miệng) + (chim) = (kêu) linh (chuông)
chữ "kou" (miệng) với chữ"niao" (chim) tạo thành chữ Hán "ming" (kêu) (chim mở miệng gợi ra ý "kêu")
.4 - Phép tượng thanh -
Ghép hai chữ: một phần chỉ âm và một phần chỉ ý.
Thí dụ ghép một chữ có âm "lỉng", với chữ "jin" chỉ ý (vàng, kim khí), tạo thành một chữ mới người Hoa đọc là "ling" (cái chuông) gợi ý> chuông là một vật phát âm đọc là "ling" và làm bằng kim khí). kou + niao = ming (kêu) jin + lỉnh = linh (chuông) ( Biến đổi nét vẽ hay dấu giọng của một chữ căn bản để tạo chữ mới
5 - Phép chuyển chú -
Biến đổi nét vẽ (thêm, bớt hay dời chỗ nét vẽ) của một chữ đã có sẵn, để tạo thành một chữ mới. Ví dụ chữ "xiao" (nhỏ), nếu thêm một phảy tréo phía dưới, sẽ thành chữ "shao" (ít).
"xiao" (nhỏ) "shao" (ít). Xiang (với nhau)
6 - Phép giả tá -
Mượn một chữ có sẵn, rồi biến đổi dấu giọng (thanh) của chữ ấy để tạo thành một chữ mới. Ví dụ chữ "xiáng" (hình dáng) bỏ dấu đi sẽ thành chữ "xiang" (với nhau).Xiao (nhỏ) Shao (ít) Xiáng (hình) Xiang (với nhau)
2. Phép cấu tạo chữ nôm
Các nho sĩ ta ngày xưa đã dựa theo các phép trong lục thư của Trung Hoa trên đây, để sáng chế ra chữ nôm, như:
1- Phép hội ý -
Ghép hai chữ Hán với nhau, nghĩa của hai chữ ấy hội lại, gợi ra một ý mới. Chẳng hạn như ghép chữ Hán "nhân" (người) với chữ Hán "thượng" (ở trên) tạo thành một chữ nôm "trùm", nghĩa Việt là "người đứng đầu một nhóm" như "trùm xóm", "trùm đĩ ", v.v... ý được gợi ra: đó là người có địa vị ở trên những người khác
. nhân (H: người) + thượng (H: ở trên ) = trùm (V.: trùm)
2- Phép hài (tượng) thanh
Ghép hai chữ Hán lại với nhau: l chử chỉ âm, một chữ chỉ ý. Chẳng hạn ghép chữ Hán "thổ (đất) chỉ ý, với một chữ Hán có âm là "cát"(may mắn), tạo thành một chữ nôm đọc là "cát" (tiếng Việt: phát âm "cát", ý chỉ vật thuộc về một loại đất)..
bộ thổ (H: đất) + cát (H: may mắn) = cát (V: đất cát)
3 - Phép giả tá - (giả tá: mượn) mượn chữ Hán để biến thành chữ Việt, bằng 4 cách:
a)- Mượn nguyên những chữ Hán đã được Việt hóa (mà ta gọi là chữ Hán Việt), tỉ như các chữ: chủ tọa, đại lộ, minh bạch, toán học v.v... Ta chép y chữ Hán, rồi đọc theo giọng Hán đời Đường đã Việt hóa:
chủ tọa đại lộ minh bạch toán học
b)- Mượn những chữ Hán đồng âm dị nghĩa với tiếng Việt.
Chẳng hạn như mượn chữ Hán có âm là "chi" (nghĩa là: của, như trong "dân chi phụ mẫu": cha mẹ của dân"...) để phiên âm tiếng Việt "chi" (có nghĩa là: "gì?" như trong "anh nói chi?");
"chi" "qua "
mượn chữ Hán có âm là "qua" (nghĩa là cái mác, một binh khí thời xưa) để phiên âm tiếng Việt "qua" (có nghĩa là: đi ngang). chi (H: của) chi (V: gì?) qua (H: mác) qua (V: đi)
c)- Mượn một chữ Hán có âm tương tự với âm của tiếng Việt rồi đọc trại đi để dùng làm một từ tiếng Việt. Chẳng hạn như mượn chữ Hán "biệt" (nghĩa là: rời cách riêng ra) để ghi âm tiếng Việt "biết" (nghĩa là: nhận thấy rõ); mượn chữ Hán "nữ" (nghĩa là: đàn bà) để ghi âm tiếng Việt "nữa" (nghĩa là: chưa hết)
. biệt (H: rời) biết (V: rõ) nữ (H: gái) nữa(V: chưa hết)
d)- Mượn một chữ Hán, nhưng không đọc theo âm Hán, mà dịch nghĩa ra tiếng Việt để phát âm. Tỉ dụ viết chữ mà người Hoa đọc là "kỷ" (ghế), ta dịch thẳng ra tiếng Việt để đọc "ghế"; viết phần trên của chữ mà người Hoa đọc là "vi" (làm), ta dịch thẳng ra tiếng Việt để đọc "làm".
Kỷ (H: ghế) Ghế (V: ghế) Vi (H: làm) làm (V: làm)
4 - Phép chuyển chú
- Biến đổi (thêm, bớt, hay dời chỗ) nét vẽ của một chữ có sẵn, để tạo thêm một chữ mới. Ngày xưa, người ta thường thêm vào bên cạnh một chữ Hán có âm tương tự với âm của một tiếng Việt (nhưng khác nghĩa) một trong những dấu đặc biệt gọi là dấu cá 口 , dấu nhấp nháy ㄑ , hay một dấu giống như chữ "khẩu" mà thu nhỏ lại, để biến chữ Hán ấy thành ra một chữ nôm, rồi phát âm trại đi cho đúng với giọng và nghĩa của tiếng Việt,
"lộ" (đường đi) "la" (cái màn)
(1) tỉ dụ như chữ Hán "lộ" (đường đi), có thêm dấu cá sẽ thành một chữ nôm, đọc là "lọ" (cái bình nhỏ); chữ Hán "la" (cái màn) có thêm dấu "chữ khẩu nhỏ" bên cạnh, sẽ thành một chữ nôm, đọc là "ra" (đi ra). lộ (H: đường)> lọ (V: bình) H (la: màn)>ra (V: đi) *
Tóm lại, chữ nôm phần lớn đều được hình thành theo phép giả tá, căn bản là mượn những chữ Hán đồng âm dị nghĩa (homophone) biến chế hoặc đọc trại đi để phiên âm tiếng Việt. Nhưng trong tiếng Việt không có nhiều tiếng "đồng âm dị nghĩa" hẳn với tiếng Hán, nên phải mượn những tiếng Hán có âm gần giống với âm tiếng Việt mà cấu thành.
Ngày xưa lại không có một cơ quan nào lo việc thống nhất cách viết chữ nôm, nên có tình trạng cùng mượn một chữ Hán mà mỗi người, mỗi nơi đọc trại đi một cách, hoặc cấu tạo chữ nôm một cách khác nhau.
Bất tiện thứ hai là muốn đọc chữ nôm phải học qua chữ Hán. Cũng như chữ Hán, chữ nôm học chữ nào, nhớ chữ ấy, không có "mẫu tự" hay "chữ cái" để rắp vần như ở chữ quốc ngữ, thành ra phải nhớ thuộc lòng đến hàng trăm trăm chữ. Như thế học chữ nôm phải tốn công, tốn thì giờ. Song chữ nôm cũng có cái lợi là ở một số chữ, nhờ các "phần chỉ ý" mà có thể phân biệt được các từ đồng âm dị nghĩa. Ví dụ, chữ "năm" ở quốc ngữ chẳng hạn, gồm có ba chữ cái N-Ă-M, viết riêng rẻ không ai rõ được đó là "năm tháng" hay là "số 5". Còn ở chữ nôm, vì hai chữ "năm" viết khác nhau:
1)- Phần chỉ ý: "niên" (12 tháng) + phần chỉ âm: "nam" (phía nam) dùng phát âm> "Năm"
2)- Phần chỉ ý: "ngũ" (số 5) + phần chỉ âm: "nam" (phía nam) dùng phát âm> "năm"
Nên người đọc biết ngay chữ "năm" trên" chỉ thời gian 12 tháng, còn chữ "năm" dưới chỉ số 5. Trong nhiều trường hợp khác, cũng nhờ các "phần chỉ ý" trong chữ nôm mà ta có thể phân biệt các "phụ âm đầu chữ" như "d và g" (bà dì, cái gì ; dã tâm, giả định...) hay các "phụ âm cuối chữ" như "n và ng" (đan áo, đang khi), "c và t" (các người, cát bụi)..
I- Hình thành chữ Nôm
Tự lai, ở Việt Nam thấy có ba thứ chữ viết:
1- Chữ Hán (chữ của dân Hán) còn gọi là chữ Nho (chữ của các nho sĩ) là chữ viết của người Trung-hoa, mà chính quyền đô hộ Tàu cưỡng nhập vào nước ta, để dùng làm văn tự chính thức. Về sau, trong thời gian gần một nghìn năm tự chủ (938-1884) và cả giai đoạn đầu của thời Pháp thuộc (1884-1917), các vua ta vẫn tiếp tục dùng chữ Hán làm văn tự chính thức quốc gia. Lúc đầu ta đọc chữ Hán theo giọng người Tàu đời Đường ở thế kỉ thứ X, rồi dần dần giọng đọc ấy bị Việt hóa hẳn đi, trong lúc đó giọng đọc người Trung-hoa hiện nay lại biến đổi rất nhiều, nên hai bên không còn hiểu nhau được nữa, chỉ dùng bút đàm để giao dịch mà thôi
2- Chữ Nôm là chữ viết do các nho sĩ ta, ở thế kỉ XIII, dựa theo phép lục thư (sáu phép cấu tạo chữ) của Trung-hoa, mà chế ra một thứ chữ mới (gọi là chữ nôm = nam) để phiên âm tiếng Việt. Người Hoa đọc chữ nôm không hiểu được.
3- Chữ quốc ngữ do các giáo sĩ Thiên Chúa giáo Pháp, Ý, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha đến truyền đạo ở nước ta vào khoảng thế kỉ XVIII, dùng mẫu tự la-tinh phiên âm ngôn ngữ Việt Nam để tiện bề ghi chép kinh thánh. Rồi đến 1917, chính quyền đô hộ Pháp dùng chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán làm văn tự chinh thức cho nước ta.
Như vậy, chữ Hán chỉ dùng để ghi chép ngôn ngữ dân Hán, là một ngoại ngữ, còn chữ nôm và chữ quốc ngữ dùng để ghi chép ngôn ngữ Việt Nam.
Chữ nôm và chữ quốc ngữ mới thật là văn tự quốc gia của nước ta. Vì theo định nghĩa cổ điển, "một ngôn ngữ đúng với danh vị ấy, là một hệ thống những tiếng có những nghĩa được một đoàn thể, một sắc dân qui định, chấp nhận, khi nói ra thì tất cả những người trong đoàn thể, trong sắc dân ấy đều hiểu được" (Février).
1. Phép cấu tạo chữ của người Hoa .
Muốn hiểu rõ sự hình thành chữ nôm, tưởng nên biết sơ qua phép lục thư hay sáu phép cấu tạo chữ của văn tự Trung-hoa. Nguyên tắc căn bản của phép lục thư đại khái là:
1- Dùng hình vẽ tượng trưng một số sự vật cụ thể hay trừu tượng, để tạo thành một số chữ căn bản
2-- rồi ghép các chữ căn bản ấy lại
3- hoặc biến đổi các nét vẽ các chữ căn bản ấy
4- hoặc biến đổi giọng đọc (thanh) của các chữ căn bản ấy để tạo thành tất cả các chữ khác. (Dùng hình vẽ để tạo một số chữ căn bản:
1 - Phép tượng hình :
Dùng hình vẽ tượng trưng một vật cụ thể, như vẽ ba chóp núi tượng trưng "hòn núi", người Hoa đọc là "shan" (núi); vẽ 1 gạch ngang, một sổ thẳng, hai vệch xuống hai bên, tượng trưng một cây có cành ngang, rễ dọc, Hoa đọc là "mu" (cây).
2 - Phép chỉ sự -
Dùng hình vẽ để chỉ những sự việc trừu tượng. Như dùng một gạch ngang làm mốc, một sổ thẳng phía trên với một chấm dính vào, chỉ đây là phía trên, người Hoa đọc là "shang" (trên); vẽ một gạch ngang làm mốc, một sổ phía dưới với một chấm nhỏ dính vào, chỉ đây là phía dưới, người Hoa đọc là "xia" (dưới):
shan (núi) mu (cây) shang (trên) xia (dưới)
Ghép hai chữ căn bản lại để tạo chữ mới
3 - Phép hội ý -
Ghép hai chữ, ý của hai chữ ấy hộp lại gợi ra một ý mới. Thí dụ ghép :
"kou " + "niao" = "ming" "jin" + "lỉng" = linh
(miệng) + (chim) = (kêu) linh (chuông)
chữ "kou" (miệng) với chữ"niao" (chim) tạo thành chữ Hán "ming" (kêu) (chim mở miệng gợi ra ý "kêu")
.4 - Phép tượng thanh -
Ghép hai chữ: một phần chỉ âm và một phần chỉ ý.
Thí dụ ghép một chữ có âm "lỉng", với chữ "jin" chỉ ý (vàng, kim khí), tạo thành một chữ mới người Hoa đọc là "ling" (cái chuông) gợi ý> chuông là một vật phát âm đọc là "ling" và làm bằng kim khí). kou + niao = ming (kêu) jin + lỉnh = linh (chuông) ( Biến đổi nét vẽ hay dấu giọng của một chữ căn bản để tạo chữ mới
5 - Phép chuyển chú -
Biến đổi nét vẽ (thêm, bớt hay dời chỗ nét vẽ) của một chữ đã có sẵn, để tạo thành một chữ mới. Ví dụ chữ "xiao" (nhỏ), nếu thêm một phảy tréo phía dưới, sẽ thành chữ "shao" (ít).
"xiao" (nhỏ) "shao" (ít). Xiang (với nhau)
6 - Phép giả tá -
Mượn một chữ có sẵn, rồi biến đổi dấu giọng (thanh) của chữ ấy để tạo thành một chữ mới. Ví dụ chữ "xiáng" (hình dáng) bỏ dấu đi sẽ thành chữ "xiang" (với nhau).Xiao (nhỏ) Shao (ít) Xiáng (hình) Xiang (với nhau)
2. Phép cấu tạo chữ nôm
Các nho sĩ ta ngày xưa đã dựa theo các phép trong lục thư của Trung Hoa trên đây, để sáng chế ra chữ nôm, như:
1- Phép hội ý -
Ghép hai chữ Hán với nhau, nghĩa của hai chữ ấy hội lại, gợi ra một ý mới. Chẳng hạn như ghép chữ Hán "nhân" (người) với chữ Hán "thượng" (ở trên) tạo thành một chữ nôm "trùm", nghĩa Việt là "người đứng đầu một nhóm" như "trùm xóm", "trùm đĩ ", v.v... ý được gợi ra: đó là người có địa vị ở trên những người khác
. nhân (H: người) + thượng (H: ở trên ) = trùm (V.: trùm)
2- Phép hài (tượng) thanh
Ghép hai chữ Hán lại với nhau: l chử chỉ âm, một chữ chỉ ý. Chẳng hạn ghép chữ Hán "thổ (đất) chỉ ý, với một chữ Hán có âm là "cát"(may mắn), tạo thành một chữ nôm đọc là "cát" (tiếng Việt: phát âm "cát", ý chỉ vật thuộc về một loại đất)..
bộ thổ (H: đất) + cát (H: may mắn) = cát (V: đất cát)
3 - Phép giả tá - (giả tá: mượn) mượn chữ Hán để biến thành chữ Việt, bằng 4 cách:
a)- Mượn nguyên những chữ Hán đã được Việt hóa (mà ta gọi là chữ Hán Việt), tỉ như các chữ: chủ tọa, đại lộ, minh bạch, toán học v.v... Ta chép y chữ Hán, rồi đọc theo giọng Hán đời Đường đã Việt hóa:
chủ tọa đại lộ minh bạch toán học
b)- Mượn những chữ Hán đồng âm dị nghĩa với tiếng Việt.
Chẳng hạn như mượn chữ Hán có âm là "chi" (nghĩa là: của, như trong "dân chi phụ mẫu": cha mẹ của dân"...) để phiên âm tiếng Việt "chi" (có nghĩa là: "gì?" như trong "anh nói chi?");
"chi" "qua "
mượn chữ Hán có âm là "qua" (nghĩa là cái mác, một binh khí thời xưa) để phiên âm tiếng Việt "qua" (có nghĩa là: đi ngang). chi (H: của) chi (V: gì?) qua (H: mác) qua (V: đi)
c)- Mượn một chữ Hán có âm tương tự với âm của tiếng Việt rồi đọc trại đi để dùng làm một từ tiếng Việt. Chẳng hạn như mượn chữ Hán "biệt" (nghĩa là: rời cách riêng ra) để ghi âm tiếng Việt "biết" (nghĩa là: nhận thấy rõ); mượn chữ Hán "nữ" (nghĩa là: đàn bà) để ghi âm tiếng Việt "nữa" (nghĩa là: chưa hết)
. biệt (H: rời) biết (V: rõ) nữ (H: gái) nữa(V: chưa hết)
d)- Mượn một chữ Hán, nhưng không đọc theo âm Hán, mà dịch nghĩa ra tiếng Việt để phát âm. Tỉ dụ viết chữ mà người Hoa đọc là "kỷ" (ghế), ta dịch thẳng ra tiếng Việt để đọc "ghế"; viết phần trên của chữ mà người Hoa đọc là "vi" (làm), ta dịch thẳng ra tiếng Việt để đọc "làm".
Kỷ (H: ghế) Ghế (V: ghế) Vi (H: làm) làm (V: làm)
4 - Phép chuyển chú
- Biến đổi (thêm, bớt, hay dời chỗ) nét vẽ của một chữ có sẵn, để tạo thêm một chữ mới. Ngày xưa, người ta thường thêm vào bên cạnh một chữ Hán có âm tương tự với âm của một tiếng Việt (nhưng khác nghĩa) một trong những dấu đặc biệt gọi là dấu cá 口 , dấu nhấp nháy ㄑ , hay một dấu giống như chữ "khẩu" mà thu nhỏ lại, để biến chữ Hán ấy thành ra một chữ nôm, rồi phát âm trại đi cho đúng với giọng và nghĩa của tiếng Việt,
"lộ" (đường đi) "la" (cái màn)
(1) tỉ dụ như chữ Hán "lộ" (đường đi), có thêm dấu cá sẽ thành một chữ nôm, đọc là "lọ" (cái bình nhỏ); chữ Hán "la" (cái màn) có thêm dấu "chữ khẩu nhỏ" bên cạnh, sẽ thành một chữ nôm, đọc là "ra" (đi ra). lộ (H: đường)> lọ (V: bình) H (la: màn)>ra (V: đi) *
Tóm lại, chữ nôm phần lớn đều được hình thành theo phép giả tá, căn bản là mượn những chữ Hán đồng âm dị nghĩa (homophone) biến chế hoặc đọc trại đi để phiên âm tiếng Việt. Nhưng trong tiếng Việt không có nhiều tiếng "đồng âm dị nghĩa" hẳn với tiếng Hán, nên phải mượn những tiếng Hán có âm gần giống với âm tiếng Việt mà cấu thành.
Ngày xưa lại không có một cơ quan nào lo việc thống nhất cách viết chữ nôm, nên có tình trạng cùng mượn một chữ Hán mà mỗi người, mỗi nơi đọc trại đi một cách, hoặc cấu tạo chữ nôm một cách khác nhau.
Bất tiện thứ hai là muốn đọc chữ nôm phải học qua chữ Hán. Cũng như chữ Hán, chữ nôm học chữ nào, nhớ chữ ấy, không có "mẫu tự" hay "chữ cái" để rắp vần như ở chữ quốc ngữ, thành ra phải nhớ thuộc lòng đến hàng trăm trăm chữ. Như thế học chữ nôm phải tốn công, tốn thì giờ. Song chữ nôm cũng có cái lợi là ở một số chữ, nhờ các "phần chỉ ý" mà có thể phân biệt được các từ đồng âm dị nghĩa. Ví dụ, chữ "năm" ở quốc ngữ chẳng hạn, gồm có ba chữ cái N-Ă-M, viết riêng rẻ không ai rõ được đó là "năm tháng" hay là "số 5". Còn ở chữ nôm, vì hai chữ "năm" viết khác nhau:
1)- Phần chỉ ý: "niên" (12 tháng) + phần chỉ âm: "nam" (phía nam) dùng phát âm> "Năm"
2)- Phần chỉ ý: "ngũ" (số 5) + phần chỉ âm: "nam" (phía nam) dùng phát âm> "năm"
Nên người đọc biết ngay chữ "năm" trên" chỉ thời gian 12 tháng, còn chữ "năm" dưới chỉ số 5. Trong nhiều trường hợp khác, cũng nhờ các "phần chỉ ý" trong chữ nôm mà ta có thể phân biệt các "phụ âm đầu chữ" như "d và g" (bà dì, cái gì ; dã tâm, giả định...) hay các "phụ âm cuối chữ" như "n và ng" (đan áo, đang khi), "c và t" (các người, cát bụi)..