Chủ nghĩa vật chất và lòng tự trọng

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Những người ủng hộ lối sống đơn giản và tối thiểu tin rằng đặt ít giá trị vào của cải vật chất dẫn đến sự gia tăng hạnh phúc và sự thỏa mãn. Thật vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy những người đánh giá cao tiền bạc và của cải vật chất hơn những mục tiêu khác trong cuộc sống thì nói là ít hạnh phúc hơn và trầm cảm nhiều hơn. [1] Ngược lại, một vài nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi trong chủ nghĩa vật chất có liên quan như thế nào đến những thay đổi trong hạnh phúc. [1] Những nghiên cứu khám phá các phương pháp để ngăn cản những giá trị của chủ nghĩa vật chất cũng rất hạn chế.


Giáo sư Tim Kasser và các đồng nghiệp đã đăng một bài báo trên tạp chí Motivation and Emotion sử dụng 4 nghiên cứu để chứng minh rằng hạnh phúc, sự thỏa mãn suy giảm khi con người trở nên quá thiên về vật chất hơn. Ít coi trọng chủ nghĩa vật chất cũng dự báo về những cải thiện trong hạnh phúc. Những phát hiện đó thống nhất qua những khung thời gian khác nhau (12 năm, 2 năm và 6 tháng), những mẫu (người lớn và thanh thiếu niên), những bối cảnh (Mĩ và Iceland) và những đánh giá về chủ nghĩa vật chất và hạnh phúc.


Bài báo cũng giới thiệu một biện pháp can thiệp để làm giảm chủ nghĩa vật chất ở thanh thiếu niên. Chương trình giáo dục về tài chính gồm 3 buổi học này được thiết kế để làm giảm việc tiêu tiền và khuyến khích hành vi tiết kiệm và chia sẻ. Các chủ đề bao gồm văn hóa tiêu thụ và quảng cáo, hành vi theo dõi chi tiêu và hợp nhất việc chia sẻ và tiết kiệm thành một kế hoạch tài chính. Trong số 71 thanh thiếu niên (độ tuổi từ 10-17) trong nghiên cứu, những người được phân ngẫu nhiên vào nhóm giáo dục trở nên ít thiên về vật chất hơn sau khi tham gia khóa học can thiệp. Đáng chú ý là những thanh thiếu niên lúc đầu có giá trị vật chất cao khi được phân vào nhóm can thiệp thì đã thông báo về sự nâng cao lòng tự trọng theo thời gian, còn những người được phân vào nhóm kiểm soát không-can thiệp đã thông báo về sự suy giảm lòng tự trọng.


Những nghiên cứu khác cũng phát hiện thấy việc nâng cao lòng tự trọng của thanh thiếu niên không chỉ làm giảm các giá trị của chủ nghĩa vật chất mà còn loại bỏ những khác biệt về tuổi tác trong chủ nghĩa vật chất. [2] Những khác biệt về tuổi tác đó phản ánh khoảng thời gian giữa thời thơ ấu (khoảng 7,8 tuổi) và đầu thời thiếu niên (11-14 tuổi) khi mà những thiếu niên có nhiều khả năng trải nghiệm về lòng tự trọng thấp và theo đuổi những mục tiêu vật chất.


Nâng cao lòng tự trọng của con cái chúng ta không phải lúc nào cũng dễ dàng. Như Chaplin & John (2007) nhận thấy, lòng tự trọng có thể giảm xuống khi trẻ em bước vào tuổi dậy thì và bước vào trường phổ thông, trong khi đó những xu hướng của chủ nghĩa vật chất có thể được tăng cường khi bạn bè trang lứa xem trọng vật chất hơn và các nhà quảng cáo phát đi nhiều thông điệp hơn.


Tuy nhiên, những thách thức đó có thể vượt qua được. Dành thời gian để khen ngợi con của chúng ta và phát triển những điểm mạnh của chúng không chỉ nâng cao lòng tự trọng của chúng mà còn hướng chúng theo một cuộc sống ít thiên về vật chất và có sự thỏa mãn lớn hơn.





References


1. Kasser T, Rosenblum KL, Sameroff AJ, et al. Changes in materialism, changes in psychological well-being: Evidence from three longitudinal studies and an intervention experiment. Motivation and Emotion. 2014; 38:1-22.


2. Chaplin LN & John DR. Growing up in Material World: Age differences in materialism in children and adolescents. Journal of Consumer Research. 2007; 34(4):480-493.


Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blo...uencing-wellbeing-materialism-and-self-esteem
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top