rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Một số người không cảm thấy an toàn trong tình yêu trừ khi đó là tình yêu trọn vẹn, thuần khiết và vô điều kiện. Những người khác (trong đó có tôi) chỉ cảm thấy an toàn trong tình yêu khi tình yêu đó không trọn vẹn, thuần khiết và vô điều kiện. Tôi cảm thấy an toàn nhất khi tôi, và những người cũng yêu như tôi, biết rằng tình yêu có thể không bao giờ trọn vẹn, thuần khiết và vô điều kiện; tình yêu vô điều kiện đó chỉ vô điều kiện trong những điều kiện nhất định. Nếu những điều kiện đó có thể được dựa vào để tồn tại trong một thời gian dài thì khi đó tình yêu có thể cảm thấy như vô điều kiện, nhưng nó không bao giờ thực sự là vô điều kiện.
Kiểu chủ nghĩa tình yêu lãng mạn thực dụng này có thể không chỉ áp dụng cho những mối quan hệ yêu đương mà còn cho tất cả những thứ chúng ta yêu. Vấn đề mà tất cả chúng ta phải đối mặt là làm thế nào để yêu trong một thế giới mà ở đó mọi thứ thay đổi; làm sao để đi theo/chấp nhận cuộc sống ngay cả khi bạn không thể giữ được nó. Theo tôi, câu trả lời nằm ở “chủ nghĩa tình yêu lãng mạn-hoài nghi”.
Chủ nghĩa tình yêu lãng mạn-hoài nghi là một sự cam kết với cả khao khát được hạnh phúc mãi mãi của tình yêu lãng mạn và sự thờ ơ và dửng dưng của sự hoài nghi. Nó không phải là con lai của hai điều đó. Nó là một sự kéo dài, mở rộng vào cả những mơ hồ ấm áp của trái tim và lý trí lạnh lùng của cái đầu.
Mỗi mình chủ nghĩa tình yêu lãng mạn hoặc chủ nghĩa hoài nghi thì đều nguy hiểm. Tình yêu lãng mạn dễ gây tổn thương. Còn sự hoài nghi vốn đã gây tổn thương. Người lãng mạn một cách nhẹ nhàng và hoài nghi nhẹ nhàng là người ôn hòa. Nhưng nếu bạn có thể kéo căng bản thân, có một sự cam kết sâu sắc với tình yêu lãng mạn và một cam kết vững vàng với sự hoài nghi, ngay cả khi sự căng thẳng gây ra một số đau khổ và những vấn đề không thể giải quyết được lên bản thân bạn, thì tình yêu là sung sướng lẫn với đau đớn, sống động và chân thực.
Người Quaker từng nói “Xây dựng để tồn tại một trăm năm; sẵn sàng ra đi vào ngày mai.”
Các Phật tử nói “Dù trái tim tôi đang rực lửa, thì đôi mắt của tôi lạnh như đống tro tàn.”
F. Scott Fitzgerald nói, "Bài kiểm tra của một trí tuệ cao là khả năng cùng lúc lưu giữ được hai quan điểm đối lập nhau trong tâm trí và vẫn duy trì được khả năng hành động.”
Theo tôi, chủ nghĩa tình yêu lãng mạn-hoài nghi là cách duy nhất để yêu một cách an toàn, lành mạnh và rộng lượng. Rộng lượng vì đôi lúc hành động yêu thương nhất đó là để cho một ai đó ở một mình. Tình yêu chân thực đòi hỏi một sự linh hoạt thực dụng để thích ứng với những gì cần thiết. Tình yêu chân thực không thể đạt được chỉ với một mình sự mê thích – ít nhất là không trong thời nay.
Thời nay loài người hiểu biết nhiều hơn về bản thân họ. Những sự giải thích của chúng ta đang trở nên đáng tin hơn và chính xác hơn. Và do sự việc đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết, nên có nhiều bằng chứng cho thấy điều bạn yêu thích sẽ không duy trì lâu dài. Trở thành một người yêu lãng mạn thuần khiết còn khó hơn ở thời nay, tin rằng chúng ta có thể bám vào bất kì ai hoặc bất kì điều gì như thể nó sẽ kéo dài mãi mãi. Ngay cả những niềm tin chân thật nhất của chúng ta sẽ không đứng yên. Sự đánh mất tính ngây thơ của chúng ta làm chúng ta khó bị thuyết phục. Chúng ta hoài nghi, thờ ơ với những gì sẽ sớm biến mất.
Nhưng cũng có nhiều lí do để trở nên lãng mạn. Ít nhất là ở các nước giàu, chúng ta quen với việc nhìn thấy sự việc trở nên tốt hơn. Nền kinh tế thị trường tiến bộ của chúng ta khuyến khích sự lãng mạn, một niềm tin rằng những sản phẩm, dịch vụ và con người có thể làm chúng ta hạnh phúc mãi mãi. Chúng ta đã tận hưởng sự tiến bộ công nghệ đủ lâu để chúng ta giả định rằng cái lý tưởng đang sắp đến – những gì chưa hoàn hảo bây giờ thì sẽ sớm trở nên hoàn hảo.
Có nhiều lý do để hy vọng; có nhiều lý do để hoài nghi về niềm hy vọng. Thành tựu công nghệ của chúng ta đã ăn sâu trong chúng ta niềm tin vào khả năng có những cái kết hạnh phúc, trong khi đó kinh nghiệm của chúng ta đem đến cho chúng ta nhiều lý do để hoài nghi những cái kết đó.
Tôi sẽ giới thiệu chủ nghĩa tình yêu lãng mạn-hoài nghi với bất kì ai, nhưng tôi nghi rằng nó chỉ đến với một số người trong chúng ta và không đến với tất cả những người khác. Một số người dường như được sinh ra để hoặc là tin hoặc là không tin. Và chắc chắn là một số hoàn cảnh sống làm nó khó khăn hơn để trở thành người theo chủ nghĩa lãng mạn-hoài nghi hơn những người khác.
Tôi biết có những người cũng nghĩ rằng nó là giải pháp rõ ràng, nhưng không đi theo nó vì tính khí của họ sẽ không tuân theo – họ là người đến tuổi trung niên nhận ra những sai lầm trong quan điểm tình yêu lãng mạn thuần khiết nhưng họ không thể ngăn bản thân không yêu và sau đó bị đau khổ và sau đó yêu và đau khổ lại. Họ trở nên đau buồn hơn nhưng không thông thái hơn.
Nguồn
Romanticynicism: Love in the Irony Age
An argument for romantic pragmatism.
Published on November 12, 2008 by Dr. Jeremy Sherman in Ambigamy
PsychologyToday
Lưu ý: Đây là bản dịch không đầy đủ. Tác giả chỉ hiểu được khoảng 70% nội dung của bài. Các bạn vui lòng xem thêm bản tiếng Anh.
Kiểu chủ nghĩa tình yêu lãng mạn thực dụng này có thể không chỉ áp dụng cho những mối quan hệ yêu đương mà còn cho tất cả những thứ chúng ta yêu. Vấn đề mà tất cả chúng ta phải đối mặt là làm thế nào để yêu trong một thế giới mà ở đó mọi thứ thay đổi; làm sao để đi theo/chấp nhận cuộc sống ngay cả khi bạn không thể giữ được nó. Theo tôi, câu trả lời nằm ở “chủ nghĩa tình yêu lãng mạn-hoài nghi”.
Chủ nghĩa tình yêu lãng mạn-hoài nghi là một sự cam kết với cả khao khát được hạnh phúc mãi mãi của tình yêu lãng mạn và sự thờ ơ và dửng dưng của sự hoài nghi. Nó không phải là con lai của hai điều đó. Nó là một sự kéo dài, mở rộng vào cả những mơ hồ ấm áp của trái tim và lý trí lạnh lùng của cái đầu.
Mỗi mình chủ nghĩa tình yêu lãng mạn hoặc chủ nghĩa hoài nghi thì đều nguy hiểm. Tình yêu lãng mạn dễ gây tổn thương. Còn sự hoài nghi vốn đã gây tổn thương. Người lãng mạn một cách nhẹ nhàng và hoài nghi nhẹ nhàng là người ôn hòa. Nhưng nếu bạn có thể kéo căng bản thân, có một sự cam kết sâu sắc với tình yêu lãng mạn và một cam kết vững vàng với sự hoài nghi, ngay cả khi sự căng thẳng gây ra một số đau khổ và những vấn đề không thể giải quyết được lên bản thân bạn, thì tình yêu là sung sướng lẫn với đau đớn, sống động và chân thực.
Người Quaker từng nói “Xây dựng để tồn tại một trăm năm; sẵn sàng ra đi vào ngày mai.”
Các Phật tử nói “Dù trái tim tôi đang rực lửa, thì đôi mắt của tôi lạnh như đống tro tàn.”
F. Scott Fitzgerald nói, "Bài kiểm tra của một trí tuệ cao là khả năng cùng lúc lưu giữ được hai quan điểm đối lập nhau trong tâm trí và vẫn duy trì được khả năng hành động.”
Theo tôi, chủ nghĩa tình yêu lãng mạn-hoài nghi là cách duy nhất để yêu một cách an toàn, lành mạnh và rộng lượng. Rộng lượng vì đôi lúc hành động yêu thương nhất đó là để cho một ai đó ở một mình. Tình yêu chân thực đòi hỏi một sự linh hoạt thực dụng để thích ứng với những gì cần thiết. Tình yêu chân thực không thể đạt được chỉ với một mình sự mê thích – ít nhất là không trong thời nay.
Thời nay loài người hiểu biết nhiều hơn về bản thân họ. Những sự giải thích của chúng ta đang trở nên đáng tin hơn và chính xác hơn. Và do sự việc đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết, nên có nhiều bằng chứng cho thấy điều bạn yêu thích sẽ không duy trì lâu dài. Trở thành một người yêu lãng mạn thuần khiết còn khó hơn ở thời nay, tin rằng chúng ta có thể bám vào bất kì ai hoặc bất kì điều gì như thể nó sẽ kéo dài mãi mãi. Ngay cả những niềm tin chân thật nhất của chúng ta sẽ không đứng yên. Sự đánh mất tính ngây thơ của chúng ta làm chúng ta khó bị thuyết phục. Chúng ta hoài nghi, thờ ơ với những gì sẽ sớm biến mất.
Nhưng cũng có nhiều lí do để trở nên lãng mạn. Ít nhất là ở các nước giàu, chúng ta quen với việc nhìn thấy sự việc trở nên tốt hơn. Nền kinh tế thị trường tiến bộ của chúng ta khuyến khích sự lãng mạn, một niềm tin rằng những sản phẩm, dịch vụ và con người có thể làm chúng ta hạnh phúc mãi mãi. Chúng ta đã tận hưởng sự tiến bộ công nghệ đủ lâu để chúng ta giả định rằng cái lý tưởng đang sắp đến – những gì chưa hoàn hảo bây giờ thì sẽ sớm trở nên hoàn hảo.
Có nhiều lý do để hy vọng; có nhiều lý do để hoài nghi về niềm hy vọng. Thành tựu công nghệ của chúng ta đã ăn sâu trong chúng ta niềm tin vào khả năng có những cái kết hạnh phúc, trong khi đó kinh nghiệm của chúng ta đem đến cho chúng ta nhiều lý do để hoài nghi những cái kết đó.
Tôi sẽ giới thiệu chủ nghĩa tình yêu lãng mạn-hoài nghi với bất kì ai, nhưng tôi nghi rằng nó chỉ đến với một số người trong chúng ta và không đến với tất cả những người khác. Một số người dường như được sinh ra để hoặc là tin hoặc là không tin. Và chắc chắn là một số hoàn cảnh sống làm nó khó khăn hơn để trở thành người theo chủ nghĩa lãng mạn-hoài nghi hơn những người khác.
Tôi biết có những người cũng nghĩ rằng nó là giải pháp rõ ràng, nhưng không đi theo nó vì tính khí của họ sẽ không tuân theo – họ là người đến tuổi trung niên nhận ra những sai lầm trong quan điểm tình yêu lãng mạn thuần khiết nhưng họ không thể ngăn bản thân không yêu và sau đó bị đau khổ và sau đó yêu và đau khổ lại. Họ trở nên đau buồn hơn nhưng không thông thái hơn.
Nguồn
Romanticynicism: Love in the Irony Age
An argument for romantic pragmatism.
Published on November 12, 2008 by Dr. Jeremy Sherman in Ambigamy
PsychologyToday
Lưu ý: Đây là bản dịch không đầy đủ. Tác giả chỉ hiểu được khoảng 70% nội dung của bài. Các bạn vui lòng xem thêm bản tiếng Anh.