Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học Mác - Lê Nin
Chủ nghĩa Marx đối lập với dân chủ ?
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Áo Dài" data-source="post: 193623" data-attributes="member: 317449"><p>Vậy thì, tại sao những nhà Mác-xít lại mong đợi ở cách mạng chứ không phải là ở nền dân chủ nghị viện và cải cách xã hội? Câu trả lời là, họ không mong đợi, hay nói rõ ra là không hoàn toàn như vậy. Chỉ những người được gọi là cực tả mới như vậy[4]. Một trong những sắc lệnh đầu tiên của những người Bôn-sê-vích khi họ lên nắm quyền ở Nga là xóa bỏ án tử hình. Trở thành một nhà cải cách hay một nhà cách mạng không giống như ủng hộ đội bóng Everton hay Arsenal. Hầu hết những nhà cách mạng cũng là những người ủng hộ nhiệt thành cải cách. Không phải bất kỳ cải cách cũ xưa nào, và không phải chủ nghĩa cải cách nào cũng là một liều thuốc chính trị chữa bách bệnh; nhưng những nhà cách mạng không mong sự thay đổi xã hội chủ nghĩa đến nhanh như sự thay đổi chế độ phong kiến hay chế độ tư bản chủ nghĩa. Có lẽ họ không khác biệt lắm với những nhà cải cách, ví dụ, bác bỏ việc đấu tranh chống lại những kết cục thương vong bởi vì chúng làm sao nhãng sự tập trung vào cuộc Cách mạng trên hết. Ngược lại, họ nhìn nhận những cải cách như thế theo khía cạnh dài hạn hơn và căn bản hơn. Cải cách là rất quan trọng; nhưng sớm hay muộn bạn sẽ tới điểm mà hệ thống không cho phép đi tiếp, mà đối với chủ nghĩa Mác, điều này được biết đến như là quan hệ sản xuất của xã hội. Hay, theo ngôn ngữ bớt tính kỹ thuật bóng bảy, một giai cấp thống trị kiểm soát nguồn lực vật chất và không hề muốn trao lại chúng. Chỉ khi ấy, một lựa chọn quyết định giữa cải cách và cách mạng dần dần hiện ra. Cuối cùng, như nhà sử học xã hội chủ nghĩa R.H.Tawney đã nhận xét, bạn có thể bóc một củ hành từng lớp vỏ một, nhưng bạn không thể lột từng cái móng của một con hổ. Tuy nhiên, việc bóc vỏ hành làm cải cách nghe đơn giản quá. Giờ đây, chúng ta coi đa số các cuộc cải cách như là những nét đặc trưng quý báu của xã hội tự do – bỏ phiếu phổ thông, phổ cập giáo dục không mất tiền, tự do báo chí, công đoàn... - đã đạt được bằng đấu tranh nhân dân bất chấp sự kháng cự tàn bạo của giai cấp thống trị.</p><p></p><p></p><p>Những nhà cách mạng cũng không nhất thiết phải bác bỏ nền dân chủ nghị viện. Nếu nó có thể giúp cho mục đích của họ, thì điều đó rõ ràng là tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, những nhà Mác-xít dè dặt với dân chủ nghị viện – không phải vì nó mang tính dân chủ, mà bởi vì nó không đủ tính dân chủ. Quốc hội là thể chế mà những người bình thường được thuyết phục để giao phó hoàn toàn quyền lực của mình, và qua đó họ có rất ít quyền kiểm soát. Cách mạng nói chung được cho là trái ngược với dân chủ, giống như việc nhóm thiểu số xấu xa ngấm ngầm lật đổ ý chí của đại đa số. Trên thực tế, với tư cách là một quá trình mà con người nắm chính quyền bằng chính sự tồn vong của họ thông qua hội đồng và hội nghị, nó sẽ mang nhiều tính dân chủ hơn hơn bất kỳ thứ gì đang có hiện tại. Những người Bôn-sê-vích đã có một kỷ lục ấn tượng về sự tranh luận công khai trong đội ngũ của họ, và ý tưởng họ sẽ lãnh đạo đất nước như một đảng chính trị duy nhất không nằm trong chương trình ban đầu của họ. Ngoài ra, như chúng ta sẽ thấy sau này, quốc hội là một bộ phận của một nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo cho quyền tối thượng của tư bản đối với lao động. Đây không chỉ là quan điểm của những người Mác-xít. Như một nhà phê bình thế kỷ XVII viết, Quốc hội Anh là "bức tường sở hữu"[5]. Cuối cùng, Các Mác cũng cho rằng, quốc hội hay nhà nước không đại diện cho nhiều quần chúng nhân dân như là quyền lợi của sở hữu tư nhân. Cicero, như chúng ta đã thấy, nhiệt liệt tán thành quan điểm này. Không quốc hội nào trong một trật tự tư bản chủ nghĩa lại dám đối đầu với sức mạnh kinh hoàng của quyền sở hữu bất di bất dịch này. Nếu quốc hội đe dọa cản trở quá sâu vào sở hữu tư nhân, nó sẽ nhanh chóng bị đuổi ra khỏi cửa. Bởi vậy, sẽ rất kỳ quặc nếu những nhà xã hội chủ nghĩa coi những phòng tranh luận này là một phương tiện tất yếu để phát triển sự nghiệp của mình, chứ không phải chỉ là một trong nhiều phương tiện.</p><p></p><p></p><p>Chính Các Mác dường như tin rằng, ở những đất nước như nước Anh, Hà Lan và Mỹ, những nhà xã hội chủ nghĩa sẽ đạt được mục đích của mình bằng những phương tiện hòa bình. Ông đã không bác bỏ quốc hội hay cải cách xã hội. Ông cho rằng, một đảng xã hội chủ nghĩa có thể nắm quyền chỉ với sự ủng hộ của đa số giai cấp công nhân. Ông là một chiến sĩ ủng hộ nhiệt thành các cơ quan cải cách, chẳng hạn như các đảng chính trị của giai cấp công nhân, công đoàn, hiệp hội văn hóa và những tờ báo chính trị. Ông cũng biện hộ cho những biện pháp cải cách cụ thể như mở rộng quyền bầu cử và rút ngắn ngày làm việc. Trên thực tế, ở một khía cạnh nào đó, ông khá lạc quan cho rằng, chính quyền bỏ phiếu phổ thông sẽ chôn vùi sự cai trị của tư bản chủ nghĩa. Đồng nghiệp của ông, Ph.Ăngghen cũng gắn tầm quan trọng đáng kể cho sự thay đổi xã hội mang tính hòa bình và luôn mong đợi cuộc cách mạng phi bạo lực.</p><p></p><p>Một trong những vấn đề đối với các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là chúng gần như chắc chắn nổ ra ở những nơi mà chúng khó giữ vững được nhất. Lênin ghi nhận sự trớ trêu này trong trường hợp cuộc nổi dậy Bôn-sê-vích. Những người bị đàn áp dã man và bị bỏ đói có lẽ sẽ cảm thấy chẳng có gì để mất khi tiến hành cách mạng. Mặt khác, như chúng ta đã thấy, điều kiện xã hội lạc hậu đẩy họ đến chỗ nổi dậy là điểm xuất phát tồi tệ nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong những điều kiện như vậy, lật đổ nhà nước sẽ dễ dàng hơn nhiều, nhưng bạn không phải trao trả những tài nguyên mà đáng lẽ sẽ giúp bạn xây dựng một sự thay thế khả thi hơn. Những người cảm thấy bằng lòng với hoàn cảnh của họ thì không có xu hướng làm cách mạng. Nhưng những người cảm thấy vô vọng lại không như vậy. Điều đáng buồn cho những nhà xã hội chủ nghĩa là con người sẽ cực kỳ miễn cưỡng chuyển đổi tình cảnh của họ chừng nào vẫn còn có cái gì đó trong tình cảnh đó dành cho họ.</p><p></p><p></p><p>Những người Mác-xít đôi khi bị chế giễu về sự bàng quan chính trị có chủ định của giai cấp công nhân. Những người bình thường có lẽ sẽ thờ ơ với những vấn đề chính trị hàng ngày của nhà nước mà họ cảm thấy không quan trọng với họ. Tuy nhiên, nếu nhà nước tìm cách đóng cửa các bệnh viện của họ, rời chuyển nhà máy của họ đến Tây Ailen, hay đặt một sân bay trong vườn sau của họ, chắc chắn họ bị thúc đẩy phải hành động. Cũng cần nhấn mạnh rằng, một kiểu hờ hững nào đó cũng là hoàn toàn hợp lý. Chừng nào một hệ thống xã hội vẫn có thể mang lại cho công dân của nó vài khoản thù lao ít ỏi, thì không hề phi lý khi họ gắn với những gì họ có, hơn là nhảy vào một tương lai bất định. Không nên chế giễu một chủ nghĩa bảo thủ như thế.</p><p></p><p></p><p>Trong bất kỳ trường hợp nào, đa số mọi người đều quá bận rộn với việc giữ cho bản thân mình tồn tại, mà không bận tâm mấy với các viễn cảnh tương lai. Cũng dễ hiểu là, tình trạng chia rẽ xã hội không phải là thứ mà đa số mọi người háo hức đi theo. Họ chắc chắn sẽ không đi theo chỉ bởi vì chủ nghĩa xã hội nghe có vẻ là một ý tưởng tốt đẹp. Chỉ đến khi nào tình trạng nghèo khổ bắt đầu lấn át những hạn chế của sự biến đổi sâu sắc thì một cú nhảy vào tương lai mới bắt đầu dường như là một lời đề nghị hợp lý. Các cuộc cách mạng có xu hướng nổ ra khi người ta chấp nhận hầu như bất kỳ sự thay thế nào cho hiện tại. Trong tình cảnh ấy, không có nổi dậy mới là bất hợp lý. Sau nhiều thế kỷ phấn đấu cho quyền tối cao của tư lợi, chủ nghĩa tư bản có lẽ sẽ không phàn nàn gì khi những nhân công của nó nhận ra rằng, lợi ích chung của họ nằm ở việc cố gắng làm điều gì đó khác biệt vì một sự thay đổi.</p><p></p><p>Cải cách và dân chủ xã hội chắc chắn có thể mua chuộc cách mạng. Bản thân Các Mác cũng có đủ thời gian chứng kiến bước đầu của quá trình này ở nước Anh thời Victoria, nhưng chưa đủ để ghi nhận tác động đầy đủ của nó, Nếu một xã hội có giai cấp có thể ném cho những kẻ chân tay của nó đủ đầu thừa đuôi thẹo, thì khi đó xã hội ấy vẫn có thể an toàn. Khi nó không làm được như vậy, thì chắc chắn (dù không với nghĩa là tất yếu) rằng, những người ở phía thiệt thòi sẽ tìm cách thay thế nó. Tại sao lại không? Còn có gì tồi tệ hơn là chẳng còn tí đầu thừa đuôi thẹo nào cả? Tại thời điểm này, đánh cuộc vào một tương lai khác trở thành một quyết định hợp lý nhất. Và dù lý trí con người có mất sạch, nó vẫn đủ mạnh để biết khi nào việc ruồng bỏ hiện tại đổi lấy tương lai là chắc chắn có lợi.</p><p></p><p></p><p>Những người đặt câu hỏi: ai sẽ hạ bệ chủ nghĩa tư bản có xu hướng quên rằng, theo nghĩa nào đó, điều này là không cần thiết. Chủ nghĩa tư bản hoàn toàn có khả năng sụp đổ dưới những mâu thuẫn nội tại mà không cần thậm chí một cái đẩy nhẹ nhất từ đối thủ của nó. Trên thực tế, nó đã đến rất gần điểm đó chỉ vài năm trước đây. Kết quả của một vụ nổ lớn toàn hệ thống, tuy nhiên, lại dễ trở thành chủ nghĩa man rợ hơn là chủ nghĩa xã hội, nếu không có một lực lượng chính trị có tổ chức nào sẵn sàng đưa ra một sự thay thế khác. Một lý do cấp bách, tại sao chúng ta cần một tổ chức như thế, trong sự kiện khủng hoảng vô cùng lớn của chủ nghĩa tư bản, một vài người chắc chắn sẽ bị tổn thương, và một hệ thống mới có lợi cho tất cả có lẽ sẽ được lôi ra từ đống đổ nát.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Áo Dài, post: 193623, member: 317449"] Vậy thì, tại sao những nhà Mác-xít lại mong đợi ở cách mạng chứ không phải là ở nền dân chủ nghị viện và cải cách xã hội? Câu trả lời là, họ không mong đợi, hay nói rõ ra là không hoàn toàn như vậy. Chỉ những người được gọi là cực tả mới như vậy[4]. Một trong những sắc lệnh đầu tiên của những người Bôn-sê-vích khi họ lên nắm quyền ở Nga là xóa bỏ án tử hình. Trở thành một nhà cải cách hay một nhà cách mạng không giống như ủng hộ đội bóng Everton hay Arsenal. Hầu hết những nhà cách mạng cũng là những người ủng hộ nhiệt thành cải cách. Không phải bất kỳ cải cách cũ xưa nào, và không phải chủ nghĩa cải cách nào cũng là một liều thuốc chính trị chữa bách bệnh; nhưng những nhà cách mạng không mong sự thay đổi xã hội chủ nghĩa đến nhanh như sự thay đổi chế độ phong kiến hay chế độ tư bản chủ nghĩa. Có lẽ họ không khác biệt lắm với những nhà cải cách, ví dụ, bác bỏ việc đấu tranh chống lại những kết cục thương vong bởi vì chúng làm sao nhãng sự tập trung vào cuộc Cách mạng trên hết. Ngược lại, họ nhìn nhận những cải cách như thế theo khía cạnh dài hạn hơn và căn bản hơn. Cải cách là rất quan trọng; nhưng sớm hay muộn bạn sẽ tới điểm mà hệ thống không cho phép đi tiếp, mà đối với chủ nghĩa Mác, điều này được biết đến như là quan hệ sản xuất của xã hội. Hay, theo ngôn ngữ bớt tính kỹ thuật bóng bảy, một giai cấp thống trị kiểm soát nguồn lực vật chất và không hề muốn trao lại chúng. Chỉ khi ấy, một lựa chọn quyết định giữa cải cách và cách mạng dần dần hiện ra. Cuối cùng, như nhà sử học xã hội chủ nghĩa R.H.Tawney đã nhận xét, bạn có thể bóc một củ hành từng lớp vỏ một, nhưng bạn không thể lột từng cái móng của một con hổ. Tuy nhiên, việc bóc vỏ hành làm cải cách nghe đơn giản quá. Giờ đây, chúng ta coi đa số các cuộc cải cách như là những nét đặc trưng quý báu của xã hội tự do – bỏ phiếu phổ thông, phổ cập giáo dục không mất tiền, tự do báo chí, công đoàn... - đã đạt được bằng đấu tranh nhân dân bất chấp sự kháng cự tàn bạo của giai cấp thống trị. Những nhà cách mạng cũng không nhất thiết phải bác bỏ nền dân chủ nghị viện. Nếu nó có thể giúp cho mục đích của họ, thì điều đó rõ ràng là tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, những nhà Mác-xít dè dặt với dân chủ nghị viện – không phải vì nó mang tính dân chủ, mà bởi vì nó không đủ tính dân chủ. Quốc hội là thể chế mà những người bình thường được thuyết phục để giao phó hoàn toàn quyền lực của mình, và qua đó họ có rất ít quyền kiểm soát. Cách mạng nói chung được cho là trái ngược với dân chủ, giống như việc nhóm thiểu số xấu xa ngấm ngầm lật đổ ý chí của đại đa số. Trên thực tế, với tư cách là một quá trình mà con người nắm chính quyền bằng chính sự tồn vong của họ thông qua hội đồng và hội nghị, nó sẽ mang nhiều tính dân chủ hơn hơn bất kỳ thứ gì đang có hiện tại. Những người Bôn-sê-vích đã có một kỷ lục ấn tượng về sự tranh luận công khai trong đội ngũ của họ, và ý tưởng họ sẽ lãnh đạo đất nước như một đảng chính trị duy nhất không nằm trong chương trình ban đầu của họ. Ngoài ra, như chúng ta sẽ thấy sau này, quốc hội là một bộ phận của một nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo cho quyền tối thượng của tư bản đối với lao động. Đây không chỉ là quan điểm của những người Mác-xít. Như một nhà phê bình thế kỷ XVII viết, Quốc hội Anh là "bức tường sở hữu"[5]. Cuối cùng, Các Mác cũng cho rằng, quốc hội hay nhà nước không đại diện cho nhiều quần chúng nhân dân như là quyền lợi của sở hữu tư nhân. Cicero, như chúng ta đã thấy, nhiệt liệt tán thành quan điểm này. Không quốc hội nào trong một trật tự tư bản chủ nghĩa lại dám đối đầu với sức mạnh kinh hoàng của quyền sở hữu bất di bất dịch này. Nếu quốc hội đe dọa cản trở quá sâu vào sở hữu tư nhân, nó sẽ nhanh chóng bị đuổi ra khỏi cửa. Bởi vậy, sẽ rất kỳ quặc nếu những nhà xã hội chủ nghĩa coi những phòng tranh luận này là một phương tiện tất yếu để phát triển sự nghiệp của mình, chứ không phải chỉ là một trong nhiều phương tiện. Chính Các Mác dường như tin rằng, ở những đất nước như nước Anh, Hà Lan và Mỹ, những nhà xã hội chủ nghĩa sẽ đạt được mục đích của mình bằng những phương tiện hòa bình. Ông đã không bác bỏ quốc hội hay cải cách xã hội. Ông cho rằng, một đảng xã hội chủ nghĩa có thể nắm quyền chỉ với sự ủng hộ của đa số giai cấp công nhân. Ông là một chiến sĩ ủng hộ nhiệt thành các cơ quan cải cách, chẳng hạn như các đảng chính trị của giai cấp công nhân, công đoàn, hiệp hội văn hóa và những tờ báo chính trị. Ông cũng biện hộ cho những biện pháp cải cách cụ thể như mở rộng quyền bầu cử và rút ngắn ngày làm việc. Trên thực tế, ở một khía cạnh nào đó, ông khá lạc quan cho rằng, chính quyền bỏ phiếu phổ thông sẽ chôn vùi sự cai trị của tư bản chủ nghĩa. Đồng nghiệp của ông, Ph.Ăngghen cũng gắn tầm quan trọng đáng kể cho sự thay đổi xã hội mang tính hòa bình và luôn mong đợi cuộc cách mạng phi bạo lực. Một trong những vấn đề đối với các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là chúng gần như chắc chắn nổ ra ở những nơi mà chúng khó giữ vững được nhất. Lênin ghi nhận sự trớ trêu này trong trường hợp cuộc nổi dậy Bôn-sê-vích. Những người bị đàn áp dã man và bị bỏ đói có lẽ sẽ cảm thấy chẳng có gì để mất khi tiến hành cách mạng. Mặt khác, như chúng ta đã thấy, điều kiện xã hội lạc hậu đẩy họ đến chỗ nổi dậy là điểm xuất phát tồi tệ nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong những điều kiện như vậy, lật đổ nhà nước sẽ dễ dàng hơn nhiều, nhưng bạn không phải trao trả những tài nguyên mà đáng lẽ sẽ giúp bạn xây dựng một sự thay thế khả thi hơn. Những người cảm thấy bằng lòng với hoàn cảnh của họ thì không có xu hướng làm cách mạng. Nhưng những người cảm thấy vô vọng lại không như vậy. Điều đáng buồn cho những nhà xã hội chủ nghĩa là con người sẽ cực kỳ miễn cưỡng chuyển đổi tình cảnh của họ chừng nào vẫn còn có cái gì đó trong tình cảnh đó dành cho họ. Những người Mác-xít đôi khi bị chế giễu về sự bàng quan chính trị có chủ định của giai cấp công nhân. Những người bình thường có lẽ sẽ thờ ơ với những vấn đề chính trị hàng ngày của nhà nước mà họ cảm thấy không quan trọng với họ. Tuy nhiên, nếu nhà nước tìm cách đóng cửa các bệnh viện của họ, rời chuyển nhà máy của họ đến Tây Ailen, hay đặt một sân bay trong vườn sau của họ, chắc chắn họ bị thúc đẩy phải hành động. Cũng cần nhấn mạnh rằng, một kiểu hờ hững nào đó cũng là hoàn toàn hợp lý. Chừng nào một hệ thống xã hội vẫn có thể mang lại cho công dân của nó vài khoản thù lao ít ỏi, thì không hề phi lý khi họ gắn với những gì họ có, hơn là nhảy vào một tương lai bất định. Không nên chế giễu một chủ nghĩa bảo thủ như thế. Trong bất kỳ trường hợp nào, đa số mọi người đều quá bận rộn với việc giữ cho bản thân mình tồn tại, mà không bận tâm mấy với các viễn cảnh tương lai. Cũng dễ hiểu là, tình trạng chia rẽ xã hội không phải là thứ mà đa số mọi người háo hức đi theo. Họ chắc chắn sẽ không đi theo chỉ bởi vì chủ nghĩa xã hội nghe có vẻ là một ý tưởng tốt đẹp. Chỉ đến khi nào tình trạng nghèo khổ bắt đầu lấn át những hạn chế của sự biến đổi sâu sắc thì một cú nhảy vào tương lai mới bắt đầu dường như là một lời đề nghị hợp lý. Các cuộc cách mạng có xu hướng nổ ra khi người ta chấp nhận hầu như bất kỳ sự thay thế nào cho hiện tại. Trong tình cảnh ấy, không có nổi dậy mới là bất hợp lý. Sau nhiều thế kỷ phấn đấu cho quyền tối cao của tư lợi, chủ nghĩa tư bản có lẽ sẽ không phàn nàn gì khi những nhân công của nó nhận ra rằng, lợi ích chung của họ nằm ở việc cố gắng làm điều gì đó khác biệt vì một sự thay đổi. Cải cách và dân chủ xã hội chắc chắn có thể mua chuộc cách mạng. Bản thân Các Mác cũng có đủ thời gian chứng kiến bước đầu của quá trình này ở nước Anh thời Victoria, nhưng chưa đủ để ghi nhận tác động đầy đủ của nó, Nếu một xã hội có giai cấp có thể ném cho những kẻ chân tay của nó đủ đầu thừa đuôi thẹo, thì khi đó xã hội ấy vẫn có thể an toàn. Khi nó không làm được như vậy, thì chắc chắn (dù không với nghĩa là tất yếu) rằng, những người ở phía thiệt thòi sẽ tìm cách thay thế nó. Tại sao lại không? Còn có gì tồi tệ hơn là chẳng còn tí đầu thừa đuôi thẹo nào cả? Tại thời điểm này, đánh cuộc vào một tương lai khác trở thành một quyết định hợp lý nhất. Và dù lý trí con người có mất sạch, nó vẫn đủ mạnh để biết khi nào việc ruồng bỏ hiện tại đổi lấy tương lai là chắc chắn có lợi. Những người đặt câu hỏi: ai sẽ hạ bệ chủ nghĩa tư bản có xu hướng quên rằng, theo nghĩa nào đó, điều này là không cần thiết. Chủ nghĩa tư bản hoàn toàn có khả năng sụp đổ dưới những mâu thuẫn nội tại mà không cần thậm chí một cái đẩy nhẹ nhất từ đối thủ của nó. Trên thực tế, nó đã đến rất gần điểm đó chỉ vài năm trước đây. Kết quả của một vụ nổ lớn toàn hệ thống, tuy nhiên, lại dễ trở thành chủ nghĩa man rợ hơn là chủ nghĩa xã hội, nếu không có một lực lượng chính trị có tổ chức nào sẵn sàng đưa ra một sự thay thế khác. Một lý do cấp bách, tại sao chúng ta cần một tổ chức như thế, trong sự kiện khủng hoảng vô cùng lớn của chủ nghĩa tư bản, một vài người chắc chắn sẽ bị tổn thương, và một hệ thống mới có lợi cho tất cả có lẽ sẽ được lôi ra từ đống đổ nát. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học Mác - Lê Nin
Chủ nghĩa Marx đối lập với dân chủ ?
Top