Chu Du ba lần thử Gia Cát Lượng

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Tương truyền trước khi xảy ra trận đánh Xích Bích, Chu Du nghe đồn Gia Cát Lượng học thức uyên bác, tài hoa xuất chúng, trong lòng rất ganh tị. Ông tìm đủ mọi cách để thử xem Gia Cát Lượng đúng là có tài thật vậy không. Gia Cát Lượng đã biết hết, nhưng giả vờ như không có việc gì, và trong lòng đã tính sẵn.

Về sau, Gia Cát Lượng vì việc Thục liên quân với Ngô phá Tào, ông phải đển Đông Ngô. Lần đầu tiên gặp nhau, Chu Du nhận thấy thời cơ đã đến, nên định mượn cơ hội này thử Gia Cát Lưọng, xem tài học ông có thật là cái thế không, hay chỉ là hư danh, để tiện việc chu toàn ứng phó sau này . Do đó, trên mặt ông giả vờ sốt sắng khoản đãi, nhưng trong lòng thì tìm đủ mọi cách để thăm dò Gia Cát Lưọng. Gia Cát Lượng vẫn giả đò như không biết gì.

Một hôm, vừa ăn sáng xong, Chu Du rủ Gia Cát Lượng ra khỏi doanh trướng tản bộ đi chơi. Chỉ thấy bầu trời xanh biết, ngàn dặm không mấy, rất là thanh sảng. Hai người chậm rãi đi về phía trước. Bấy giờ, Chu Du ngước đầu trông lên trời, lại nghiêng mắt nhìn Gia Cát Lượng, trong đầu ông nảy ra một câu hỏi khó. Vừa đi ông vừa hỏi:

- Bấy lâu nghe đại danh quân sư, ai cũng đều khen quân sư học thức uyên bác, tài hoa xuất chúng, hôm nay tôi muốn hỏi quân sư, vậy chớ ngài có thể biết trời cao bao nhiêu, đất dày bao nhiêu không?

Hỏi xong, Chu Du chăm chăm nhìn Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng có hơi giật mình, ông biết Chu Du cố ý muốn gây khó cho mình, nên chẳng cần suy nghĩ, thuận miệng đáp luôn: - Người đời đều biết, trời có sao cao, đất có biển dày cả mà!

Gia Cát Lượng trả lời vậy, Chu Du tiếp đó hỏi ngay:

- Sao quân sư biết trời có sao cao, đất có biển dày, chẳng lẽ đã đo rồi chăng? Tôi có thê biết trên sao còn có trời, dưới biển còn có đất.

Nói xong bèn cười nhạt.

Gia Cát Lượng vẫn không vội , thủng thỉnh nói:

- Việc đó đàn bà trẻ nít đều biết, dù không có đo qua. Nếu như việc đó mà ngay tôi trả lời cũng không được, há chẳng là để người đời cười tôi sao?

- Cười cái gì?

Chu Du chưa hiểu. Thấy Chu Du hỏi nữa, Gia Cát Lượng cười mà nói:

- Chẳng lẽ Đô đốc không biết trời cao đất dày thiệt sao?

Chu Du bây giờ mới rõ, biết Gia Cát Lượng chơi xỏ mình nên đỏ mặt cúi đầu, ngay một lời cũng thốt không ra, vội viện cớ trong người không khỏe, bước nhanh trở về đại trướng.

Chu Du ấm ức trong lòng, nghĩ chẳng lẽ tài học của tên Gia Cát Lượng này hơn người thiệt? Việc hồi sáng đó , sợ e là mèo đui gặp chuột chết. Bị hắn hết một vố, để thử lại nữa xem.

Do đó, vào buổi cơm trưa, Chu Du cứ theo lệ nào rượu nào thịt ê hề khoản đãi Gia Cát Lượng, còn đặc biệt mời văn võ bá quan tới hầu rượu. Rượu được ba tuần, Chu Du chợt dùng đũa gắp một miếng trứng gà nóng đưa lên trước mắt nhìn mải mê, rồi lại để xuống. Theo đó xoay qua Gia Cát Lượng hỏi:

- Quân sư, tôi có chuyện này muốn hỏi ngài, chẳng biết có nên nói ra không?

Gia Cát Lượng không đáp, chỉ khẽ gật đầu. Thế là Chu Du nói:

- Tôi vừa muốn ăn miếng trứng ấy, chợt nghĩ tới một điều khó hiểu, nhờ quân sư giảng cho. Ngài nói xem, trên đời này gà có trước hay trứng có trước? Nhờ quân sư chỉ dạy dùm!

Nói xong, Chu Du cảm thấy câu hỏi mình quá tuyệt vời, nên cười thầm.

Gia Cát Lượng vãn bình thản như không, ông chậm rãi để đũa xuống, buột miệng đáp: - Đương nhiên là gà phải có trước.Chu Du thoạt mừng, ai dè Khổng Minh mi cũng quá hàm hồ thiếu suy nghĩ, vậy thì đã vào tròng của ta. Nghĩ thế, Chu Du liền hỏi vặn:

- Lời nói của quân sư , tôi chưa rõ lắm, theo tôi biết trứng là do gà sanh ra, nhưng gà lại do trứng nở, sao nói là gà có trước trứng được? Chẳng lẽ quân sư tài khí quá mức rồi muốn đùa cợt tôi như thế nào cũng được sao?

Nói xong, Chu Du liếc mắt dòm qua văn võ bá quan và đắc chí cười lên ha hả.

Nào dè Gia Cát Lượng vẫn tỉnh bơ, cũng y như trước, nói:

- Đô đốc khoan cười đã. Khổng Minh tôi đương nhiên cũng biết trứng là do gà sanh ra, gà là do trứng nở, nhưng tại sao tôi bảo là gà có trước? Nghe tôi giảng đây. Mọi người đều biết, phàm muốn có gà phải có gà mái, vì gà mái mới có thể đẻ trứng. Mà trứng ư? Lại chia ra làm hai loại, trứng có thể nở ra gà gọi là trứng có trống, trứng không nở ra gà gọi là trứng hoang, còn gọi trứng ung. Nếu như trên đời chỉ toàn có trứng ung thôi, thế thì gà há chẳng là tuyệt giống từ lâu rồi sao? Chu Du ngẩn ngơ, đôi đũa "lách cách" rơi xuống mâm, mặt đang hồng đổi sang trắng bệch, rồi từ trắng biến sang hồng, và một hồi không còn thấy đổi sắc nữa. Ông lẩm bẩm nói:

- Có lý, có lý.

Ông vội mời cạn ly. Mãi cho đến tan tiệc cũng không nghĩ ra câu nói gì cho thích hợp. Chu Du liên tiếp hai lần đều nuốt phải bồ hòn, trong lòng ông càng cảm thấy tức tối. Suốt cả buổi trưa ông cứ đăm chiêu. Lòng nghĩ: Đâu phải dễ gì mới nghĩ ra được hai câu hỏi khó, thế mà rốt cuộc hắn đều thắng; khổ có thể nuốt, tội có thể chịu, nhưng cái tức khó nhận cho được. Chẳng lẽ m ình đường đường là một Thủy Lục Đô đốc, cũng là nhân vật có danh thế mà phải chịu bại trước tay hắn thế này; để người đời cười chê, há chẳng phải là đầu đội quần, gục mặt mà đi sao? Không được, cái tức tối này không trả không được. Phàm sự việc chớ quá ba , Chu Du ta hôm nay phải thử thêm một làn nữa mới được. Nhưng muốn tìm ra một đề khó đâu phải dễ!

Ăn cơm chiều xong, Chu Du tiếp Gia Cát Lượng vô trong trướng kháo chuyện. Giữa lúc đang nói, Chu Du ngước đầu nhìn ra ngoài trướng, chỉ tháy bên ngoài trăng soi vằng vặc, sao trời lưa thưa, đêm khuya người vắng; trời vào hạ, một làn gió nhẹ nhàng. Chu Du giả vờ suy nghĩ một hồi, đoạn xoay qua Gia Cát Lượng, hỏi:

- Quân sư, tôi có điều muốn nhờ ngài chỉ dạy. Nhưng nghĩ rằng ngài đã suốt ngày mệt nhoài, chẳng biết ngài có ưng trả lời không?

Gia Cát Lượng nở nụ cười:

- Thì đô đốc cứ nói đi.

Chu Du mới nói:

- Xin hỏi quân sư, theo ngài nghĩ, ban ngày tốt hay ban đêm tốt?

Gia Cát Lượng ngó ra bên ngoài nói:

- Ban ngày có thể làm việc, ban đêm thì nghỉ ngơi, ngày đêm gì cũng đều tốt cả!

Chu Du cười nhạt:

- Chưa chắc, nghĩ rằng ban ngày người ồn ào, ngựa rộp rịp, gà kêu chó sủa, thế gian náo động chẳng ra gì hết, còn đêm đến, gió mát đêm thanh, trăng sáng hoa thơm, người yên tĩnh nghỉ ngơi, ngựa nằm trong tàu, quả là cảnh thế thái bình. Vì thế tôi thấy, con người thích ban đêm hơn, họ khỏi phải bận tâm đến việc thị phi, trắng đen xô bồ thăm rối rắm.

Nói xong, khoái chí cười híp mắt, và chờ đợi Gia Cát Lượng trả lời.

Gia Cát Lượng nghe xong bèn mỉm cười, trước hết ông lắc đầu, sau đó mới từ từ nói:

- Đô đốc nói vậy chưa đủ lắm. Ban đêm, ông chỉ mới thấy được cái vắng lặng bề ngoài mà thôi, chớ chưa thấy vào ban đêm, bọn trộm cướip rình mò đánh phá giựt cắp nhà người ta, loài chuột bọ thừa cơ cắn phá. Đám côn đồ du đãng coi yên vắng như phước, xem ban đêm làm mừng, khuấy nhiễu thế gian , lòng người khó yên. Đô đốc thích ban đêm há chẳng sợ bị người hiểu lầm là đạo tặc chuột bọ...

Không đợi nói hết, Gia Cát Lượng đã cười lên ha hả.

Chu Du đâu còn lòng dạ nào trò chuyện nữa, ông giận đến thất khiếu bốc khói, bụng như cái bánh bao vừa hấp chín, ruột nóng rang hết chịu nổi. Bây giờ, ông mới biết, học thức của Gia Cát Lượng quả là sâu rộng, ứng đối lưu loát, mưu kế cũng rõ ràng là hơn mình một bực. Còn để người này thế này sống trên đời thì công danh sự nghiệp của mình sao không bị cản trở? Nhưng lại tìm chưa ra cớ để hạ thủ, chỉ còn cách dằn lòng đợi thời cơ.

Theo sách Truyền Thuyết Tam Quốc Chí
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top