• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Cho mình hỏi về thuận lợi và khó khăn của đặc điểm địa hình Việt Nam

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH.
1. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
Đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất đai, đồi núi thấp chiếm hơn 60%, núi cao khoảng 1% đồi núi cả nước, ĐB chiếm 1/4 đất đai.
2. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
- Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam .
- Cấu trúc gồm 2 h­ình chính.
+ Hướng TB - ĐN: Từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã.
+ Hướng vòng cung: Vùng núi đông bắc và Trường Sơn Nam.
3. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
- Xâm thực mạnh ở miền núi.
- Bồi tụ ở đồng bằng.
4. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
- Tích cực : làm ruộng bậc thang, đắp đê
- Tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy
II. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH ĐỒI NÚI.
1. Địa hình chia làm 4 vùng:
a. Vùng núi Đông Bắc:
- Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Gồm cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông chụm lại ở Tam Đảo.
- Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam.
b. Vùng núi Tây Bắc:
Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143m). Các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).
c. Vùng núi Bắc Trường Sơn:
- Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam .
- Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
- Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị).
d. Vùng núi Trường Sơn Nam:
- Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.
- Các cao nguyên đất đỏ ba dan: Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000m.
III. KHU VỰC ĐỊA HÌNH ĐỒNG BẰNG.
1. Đồng bằng châu thổ (ĐBSH, ĐBSCL):
a. Đồng bằng sông Hồng:
- Đồng bằng phù sa của hệ thống sông Hồng và Thái Bình, được khai phá từ lâu, nay đã biến đổi nhiều.
- Diện tích: 15 nghìn km2.
- Địa hình: Cao ở rìa T, TB và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô nhỏ; Nhưng nhìn chung khá bằng phẳng.
- Đất: Trong đê đất không được bôì đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng bậc thang bạc mầu và các ô trũng ngập nước; ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm.
à Thuận lợi: Đất phù sa mầu mỡ phì nhiêu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, đặc biệt trồng lúa và hình thành các vùng chuyên canh lương thực thực phẩm.
à Khó khăn: Đất bị bạc mầu; đất trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, nên phải sử dụng đất hợp lí đi đôi với bảo vệ và cải tạo đất.
b. Đồng bằng sông Cửu Long :
- Diện tích: 40 nghìn km2.
-Do phù sa của HT sông Cửu Long bồi đắp, mới được khai thác sau ĐBSH.
- Địa hình: Thấp và khá bằng phẳng.
- Đất: Do không có đê, nhưng mạng lưới kênh rạch chằng chịt, nên vào mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đồng bằng.
à Thuận lợi: Đất phù sa mầu mỡ phì nhiêu luôn được bồi hàng năm thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, đặc biệt trồng lúa và hình thành các vùng chuyên canh lương thực thực phẩm.
à Khó khăn: Đất bị nhiễm phèn, mặn nhiều, bạc mầu, nên phải sử dụng đất hợp lí đi đôi với thau chua rửa mặn và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng.
2. Đồng bằng ven biển:
- Diện tích: 15 nghìn km2
- Đồng bằng do phù sa sông biển bồi đắp.
- Địa hình: Hẹp ngang và bị chia cắt thành từng ô nhỏ (Chỉ có ĐB Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên tương đối rộng).
- Đất: Đất phù sa có nhiều cát (Phần giáp biển có cồn cát và đầm phá, tiếp theo là đất thấp trũng, trong cùng đã bồi tụ thnàh ĐB).
à Thuận lợi: Trồng lương thực, hoa mầu và các cây công nghiệp ngắn ngày
à Khó khăn: Thiếu nước, nạn cát bay.
Cần phải sử dụng hợp lí, đi đôi với làm tốt công tác thuỷ lợi.
IV. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ VỀ TỰ NHIÊN CỦA CÁC KHU VỰC ĐỒI NÚI VÀ ĐỒNG BẰNG TRONG PHÁT TRIỂN KT-XH.
1. Khu vực đồi núi:
+ Khoáng sản: Nhiều như đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, vật liệu xây dựng
=> Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
+ Thuỷ năng: Sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa => có tiềm năng thuỷ điện cao.
+ Rừng: Chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia => thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ.
+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ( Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc.), vùng đồng cỏ => thuận lợi cho chăn nuôi như Ba Vì-Hà Tây, Đức Trọng-Lâm Đồng
+ Du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái => thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan.
+ Hạn chế: Xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai => khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém...
2. Khu vực đồng bằng:
+ Đất, khí hậu, sông ngòi, sinh vật, biển => thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao, nhiều loại hải sản, lâm sản.
+ Khoáng sản: Dầu khí,vật liệu xây dựng, cát thuỷ tinh => Thuận lợi cho phát triển công nghiệp, xuất khẩu..
+ Vị trí, địa hình, vùng biển => Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công nghiệp, hải cảng và các hoạt động dịch vụ, thương mại, buôn bán quan hệ với các nước.
+ Hạn chế: Bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top