Chịu đựng đau khổ (Distress tolerance)

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo: "When good men behave badly" của David B.Wexler

Marsha Linehan (1993) sử dụng thuật ngữ 'chịu đựng đau khổ' (Distress tolerance) khi bà làm việc với những người có hành vi bốc đồng và mang tính phá hoại. Bà định nghĩa 'chịu đựng đau khổ' như là khả năng 'chịu đựng nỗi đau có kỹ năng' (bear pain skillfully) và 'nhận thức về hoàn cảnh của 1 người mà không bắt buộc nó phải khác đi, trải nghiệm trạng thái cảm xúc hiện tại của bạn mà không cố gắng thay đổi nó, và quan sát những khuôn mẫu suy nghĩ và hành động của bạn mà không cố gắng chấm dứt hoặc kiểm soát chúng.' Mượn từ quan điểm của đạo Phật, bà ủng hộ sử dụng những kỹ năng thiền định, bao gồm sự quan sát không đánh giá về trạng thái cảm xúc hiện tại của 1 người, tuy nó có thể đau khổ. Bạn có thể nói với bản thân, Tôi không thể làm bất kỳ điều gì ngay bây giờ để thay đổi cảm xúc của tôi hoặc để thay đổi hoàn cảnh, vì vậy tốt hơn là chấp nhận điều này trong thời điểm này. Đây không phải là 1 hành động của sự thụ động hoặc cam chịu. Mà đây là 1 sự lựa chọn ý thức, dũng cảm và khôn ngoan.

Trong nghiên cứu về lĩnh vực ngăn ngừa sự tái phát, Marlatt và Gordon (1985) sử dụng cụm từ viết tắt PIG (problem of immediate gratification) (vấn đề của sự hài lòng ngay lập tức) để giúp thân chủ hiểu được những thôi thúc và học cách chịu đựng chúng.

Đối với những người có ảo tưởng về những thôi thúc mãnh liệt, đó là sự thôi thúc phải được thoả mãn và phải được thoả mãn ngay lập tức. Sự lựa chọn đáng sợ là 1 số kiểu nỗi đau không thể chịu đựng được. Tuy nhiên, những điều chúng ta biết, đó là hầu hết những sự thôi thúc sẽ qua đi. 1 người nghiện rượu thèm khát rượu luôn luôn khám phá ra, nếu anh ấy có thể đợi, thì 20 phút sau sự thôi thúc đó sẽ mất đi. Những người đang ăn kiêng được tập chờ đợi 20 phút sau khi thôi thúc muốn ăn kem hoặc bánh socola bị cấm, nếu họ vẫn muốn ăn nó sau 20 phút.

Thường thì tính mãnh liệt, dữ dội qua đi không phải vì 1 trải nghiệm được thoả mãn đến chán ngấy mà đơn giản vì tâm trạng thay đổi và vì phần lớn những thôi thúc chỉ có tính tạm thời.

Ngay cả 1 thôi thúc mạnh mẽ và có những hậu quả to lớn như tự tử thì cũng luôn luôn lướt nhanh qua. Bi kịch đặc biệt với phần lớn những cố gắng tự tử đó là cường độ của thôi thúc tuyệt vọng muốn thoát khỏi cuộc sống sẽ hạ xuống nếu người đó có thể chờ đợi lâu hơn 1 chút. Chúng ta nhìn thấy điều này xảy ra lặp đi lặp lại. Những gì có vẻ như không thể chịu đựng được nổi tại thời điểm đó thường thay đổi ngay cả khi người đó không thực hiện bất kỳ hành động nào. Khả năng chờ đợi không phải là 1 dấu hiệu thụ động hoặc yếu đuối mà nó là 1 sự lựa chọn chủ động thể hiện sức mạnh cá nhân.


 
Chắc có lẽ mình đã ở trong sự bình yên một thời gian dài nên khi gặp sóng gió trong lòng mình như không thể vượt qua được, mình cảm thấy những gì mình đang chịu đựng rất kinh khủng...nhưng khi mình đọc câu chuyện về chim đại bàng, mình như tìm được câu thần chú để tự trấn an bản thân mỗi khi cơn sóng dữ dội ấy lại trở về. Hãy cố lên Nhung ơi! Rồi mọi chuyên cũng sẽ qua thôi, cuộc sống mày vẫn sẽ tươi đẹp
có lẽ nên chịu đau khổ để lại được hồi sinh

HuyNam
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top