hoangphuong
New member
- Xu
- 110
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC NHẰM XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ CỘNG HÒA
1. Kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam, hoà hoãn với Tưởng ở miền Bắc (từ 2/9/1945 đến 6/3/1946)
a. Kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ
Đên 22 rạng 23/9/1945 được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đánh trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ.
+ Giữ vững lời thề độc lập, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn, nhân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang đánh địch trên các đường phố, nhân dân Sài Gòn còn triệt để tổng bãi công, bãi thị, triệt để tản cư ra khỏi thành phố, kiên quyết không hợp tác với giặc Pháp. Các cơ sở kinh tế, kho tàng đã bị phá, một số cầu đường bị đánh sập và phá hoại. Cả thành phố ngổn ngang các chướng ngại vật, cản bước tiến quân địch. QUân và dân ta đã chiến đấu rất ngoạn cường và quyết liệt trên các mặt trận, từng bước làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch.
+ Trung ương Đáng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đồng thời tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của Pháp mở rộng chiến tranh ra cả nước. Hàng vạn thanh niên nô nức lên đường nhập ngũ. Hầu hết các tỉnh ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đều thành lập từ 1 đến 2 chi đội, gửi vào Nam giết giặc. Những cán bộ và chiến sĩ hăng hái, có ít nhiều kinh nghiệm chiến đấu, những vũ khí và trang bị tốt nhất của ta lúc đó đều dành cho bộ đội Nam tiến . Nhân dân Bắc Bộ và Trung Bộ còn thường xuyên tổ chức quyên góp tiền bạc, quần áo, thuốc men...ủng hộ đồng bào Nam Bộ.
Ý nghĩa lịch sử:
+ Ngăn chặn từng bước tiến công của địch, phát triển chiến tranh du kích, giữ vững và mở rộng lực lượng.
+ Tích luỹ được kinh nghiệm chiến đấu (về tổ chức và chỉ đạo kháng chiến, về xây dựng lực lượng vũ tranh nhân dân, về xây dựng cơ sở chính trị ở vùng sau lưng địch).
+ Góp phần bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc về sau.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của dân tộc ta.
b. Đấu tranh chống bọn Tưởng Giới Thạch và bè lũ phản cách mạng (từ sau 2/9/1945 đến trước 6/3/1946)
+ Nguyên nhân ta hoà hoãn với Tưởng
Thực hiện chủ trương hết sức tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng trong một lúc ta chủ trương thực hiện sách lược hoà hoãn, tránh xung đột, giao thiệp thân thiện và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị với quân Tưởng một cách khôn khéo.
+ Những biện pháp của ta
Ta tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình của quần chúng nhân dân mang theo băng cờ, khẩu hiệu; "Nước Việt Nam của người Việt Nam", "ủng hộ Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà".
Quân Tưởng không dám ra mặt công khai, mà dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong. Dựa vào quân Tưởng, bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách đòi ta phải cải tổ chính phủ, để cho chúng một số ghế trong Quốc hội và Chính phủ không qua bầu cử. Nhằm hạn chế sự phá hoại của Tưởng và tay sai, Chính phủ ta nhận cung cấp lương thực cho chúng, nhận tiêu tiền "Quan kim" và "Quốc tệ",; dành 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Chính phủ cho bọn Việt Quốc và Việt Cách.
Đối với các tổ chức tay sai của Tưởng (Việt Quốc, Việt Cách), ta dựa vào quần chúng kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ phá hoại của chúng. Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng, bị trừng trị theo pháp luật.
Đối với các tổ chức phản động thân Nhật, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh: Ngày 5/9/1945, sắc lệnh giải tán "Đại Việt quốc gia xã hội Đảng" và "Đại Việt quốc dân Đảng": Sắc lệnh lập toà án quân sự trừng trị bọn phản cách mạng....
2. Hiệp định sơ bộ 6 - 3 - 1946 và Tạm ước Việt Pháp 14 - 9 - 1946
a. Hoàn cảnh lịch sử
+ Ngày 28/2/1946 hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết. Theo hiệp ước Pháp nhường cho Tưởng một số quyền lợi kinh tế ở Trung Quốc và Việt Nam. Ngược lại, Tưởng nhường cho quân đội Pháp quyền thay thế quân đội Tưởng chiếm đóng ở phía Bắc Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở ra.
+ Như vậy, Hiệp ước Hoa - Pháp buộc chính phủ và nhân dân Việt Nam phải chọn một trong hai lối giải pháp: hoặc là, cầm vũ khí chống thực dân Pháp không cho chúng đổ bộ lên Miền Bắc; hoặc là phải đàm phán, hoà hoãn để tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị mọi mặt để bước vào một cuộc chiến đấu về sau khi tình thế bắt buộc.
+ Cuộc đàm phán giữa ta và Pháp đã diễn ra khẩn trương và căng thẳng. Sau khi thống nhất với Ban Thường Vụ Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện Chính phủ Pháp và Giăng Xanhtơni bản "Hiệp định sơ bộ".
b.Nội dung bản Hiệp định sơ bộ 6/3/1946
+ Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng. Sự thống nhất ba kỳ do nhân dân ta quyết định.
+ Chính phủ Việt Nam đồng ý để cho 15.000 quân Pháp được vào miền Bắc thay cho chân quân đội Tưởng Giới Thạch. Mỗi năm sẽ rút 1/5 số quân đó về Pháp và sau 5 năm sẽ rút lui.
+ Hai bên sẽ ngừng cuộc xung đột và giữ nguyên quân đội hai vị trí cũ nhằm tạo điều kiện cần thiết để đi đến một cuộc điều đình thân thiện để bàn về các vấn đề ngoại đạo của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, những quyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp ở Việt Nam.
c. Tạm ước Việt - Pháp 14/9/1946
+ Ngày 31/5/1946 theo lời mời của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường sang thăm Pháp. Cùng ngày, phái đoàn Chính phủ do Bác Phạm Văn Đồng dẫn đầi cũng lên đường sang đàm phán chính thức với Chính phủ Pháp. Cuộc đàm phán diễn ra ở Phông - ten - nơ - blô (Từ 6/7/1946 đến 10/9/1946).
Thực dân Pháp đã cố tình phá hoại những cuộc thương lượng đó, cuộc đàm phán ở Phôngtenơblô đã thất bại do phía Pháp vẫn giữ lập trường thực dân. Chúng ráo riết chuẩn bị cuộc chiến tranh xâm lược. Chúng tự thành lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị do Nguyễn Văn Thinh cầm đầu, âm mưu tách Nam Bộ ra khởi Việt Nam. Quân Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích làm cho quan hệ Việt Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
+ Trước tình hình trên, nhằm kéo dài thêm thời gian hoà hoãn để củng cố, xây dựng lực lượng và tỏ rõ thiện chí hoà bình của ta trước dư luận Pháp và thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9/1946, nhượng bộ cho Pháp mọt số quyền lợi về kinh tế văn hoá ở Việt Nam.
Như vậy, bằng việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, chúng ta đã đập tan âm mưu câu kết của đế quốc Pháp và Tưởng chống phá ta. Buộc 20 vạn quân tưởng phải rút quân về nước kéo theo bọn tay sai phản động, tránh được chiến tranh bất lợi cho ta. Tranh thủ được thời gian hoà bình để chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu lâu dài.
(Sưu tầm)