dulichfidi
New member
- Xu
- 0
Fansipan là đỉnh núi cao nhất của ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia nên còn được gọi là “nóc nhà Đông Dương”. Chinh phục Fansipan ở độ cao 3.143 mét là mục tiêu của nhiều bạn trẻ thích phiêu lưu, mạo hiểm để khẳng định sự trưởng thành và sự dũng cảm.
Chinh phục đỉnh Fansipan ở độ cao 3.143 mét là niềm mơ ước của nhiều khách du lich trẻ.
Chuyến đi thường kéo dài 2-5 ngày mới đủ thời gian để chinh phục “nóc nhà Đông Dương”.
Xuất phát từ TP Cần Thơ, TPHCM khách du lich có thể chọn chuyến bay chiều, khởi hành vào lúc 15 giờ hàng ngày, đến Hà Nội. Sau khi thăm thú một vài điểm hoặc nghỉ ngơi, khách du lich ra ga đi Lào Cai. Xe lửa khởi hành vào lúc 21 giờ. Khoảng 6 giờ sáng hôm sau thì đến ga Lào Cai. Xuống ga, khách du lich đi thêm gần 40 cây số nữa để đến Sa Pa hoặc đi thẳng vào các điểm xuất phát, cách thị trấn khoảng 10 cây số. Khách du lich có thể lựa chọn 1 trong 3 điểm xuất phát tùy theo điều kiện sức khỏe và thời gian để chinh phục đỉnh Fansipan.
Theo tiếng Mông bản địa, Fansipan được phát âm là “Hủa Xi Pan” - tức phiến đá bằng phẳng và chông chênh bởi trên đỉnh núi có một phiến đá khổng lồ nằm trên con dốc thẳng đứng. Theo các nhà nghiên cứu địa chất, ngọn núi này được hình thành cách nay trên 100 triệu năm. Nằm trên địa hình núi cao, hiểm trở được xếp vào loại rừng nguyên sinh được bảo vệ nghiêm ngặt nên hệ sinh thái động, thực vật ở đây còn khá đầy đủ. Rừng nhiệt đới nằm ở độ cao từ 700 mét trở xuống với mật độ cây cối dày đặc, dây leo chằng chịt. Từ độ cao 700-2.800 mét có nhiều cây cổ thụ quý hiếm, chu vi gốc nhiều sải tay có cây đến vài trăm năm tuổi và cao đến 50-60 mét. Từ độ cao 2.800 mét trở lên, thời tiết gần như lạnh quanh năm, chỉ có các loại cây thấp, khoảng 20-30 cm. Tính toàn hệ sinh thái Fansipan, có gần 1.700 loại cây thuộc 679 loài, 7 nhóm.
Lâu nay, đỉnh núi Fansipan trở thành mục tiêu chinh phục của nhiều bạn trẻ để “thử sức” và nhằm “vượt lên chính mình”. Thời gian gần đây, khách du lich nước ngoài cũng đến Việt Nam để chinh phục ngọn núi này. Trước đây, muốn lên đến đỉnh 3.143 mét, khách du lich phải mất 5 ngày đến 1 tuần. Khi loại hình du lịch thể thao phát triển mạnh tại Lào Cai, nhiều doanh nghiệp lữ hành phối hợp với người dân bản địa chuyên đi rừng núi và cơ quan chức năng khảo sát đã hình thành tuyến đường chinh phục đỉnh núi cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Cung đường được xem là con đường thử thách nhất cũng phải mất 4 ngày tính cả lên và xuống núi. Khách du lich đi từ bản Cát Cát ở độ cao 1.245 mét và dừng chân ở độ cao 2.150 mét có điểm cắm trại, dịch vụ ăn uống phục vụ khách leo núi. Người leo núi còn dừng chân ở độ cao 1.720 mét dùng cơm trưa và nghỉ ngơi. Ngày hôm sau, khách du lich phải vượt những con dốc thẳng đứng, những con suối lạnh buốt để vượt thêm khoảng 500 mét thì trời đã tối nên phải dừng chân lại điểm cắm trại. Ngày thứ 3 chinh phục đỉnh núi, khách du lich đi từ một con đường ngoằn ngoèo lên và phải “nghỉ giữa hiệp” ở vị trí 2.680 mét trước khi trèo lên vách núi cheo leo để chạm tay vào “nóc nhà” ở độ cao 3.143 mét. Cung đường này được xem là lý tưởng đối với khách trẻ, thích chinh phục độ cao, nguy hiểm. Trên đường đi, khách du lich sẽ rất thích thú khi băng rừng, vượt thác và trèo lên những mỏm đá cheo leo. Cung đường này cũng là nơi khách du lich được ngắm bình minh đẹp đẽ vào mỗi ngày mới với nhiều phong cảnh đẹp, hữu tình.
Cung đường thứ hai điểm xuất phát từ Sín Chải ở vị trí 1.260 mét, đi thẳng đến độ cao 2.000 mét rồi dừng chân nghỉ qua đêm. Cung đường này khó khăn không kém cung đường Cát Cát. Ngày thứ hai, khách du lich tiếp tục vượt những đồi dốc đến nghẹt thở để chinh phục đỉnh cao nhất của núi. Khi trở về, khách du lich có thể đi theo đường cũ hoặc rẽ sang đường xuống Trại Tôn để trở về chân núi.
Cung đường thứ ba xuất phát từ Trại Tôn ở độ cao gần 2.000 mét. Đi theo tuyến này, khách du lich chỉ mất 2 ngày, gồm 1 ngày rưỡi lên núi và nửa ngày xuống núi. Chỉ trong ngày đầu, khách du lich đã lên đến độ cao 2.800 mét rồi đến đỉnh núi ngay sáng hôm sau. Tuy nhiên, với những tay leo núi chuyên nghiệp, cung đường này được xem là đường “dành cho bà mẹ mang thai và có con nhỏ”, rất ít được họ lựa chọn. Thường chỉ có những khách du lich leo núi Fansipan lần đầu mới chọn cung đường này để vừa đạt được đích đến là “nóc nhà Đông Dương” và “bảo dưỡng” sức khỏe để tham quan tiếp các điểm khác trong không gian lãng mạn của Sa Pa.
Chinh phục Fansipan quả gian nan nhưng là điều tuyệt vời. Trên đường đi, khách du lich thường bị “vướng” vào mây. Từ độ cao khoảng 2.000-2.500 mét, có khi chỉ ở độ cao 1.600-1.800 mét, khách du lich đã vượt khỏi những tầng mây để thưởng lãm không gian cao vút, mênh mông của núi non, của đất trời. Mây là đà dưới chân khách du lich đứng cao vút bên trên, có khi là mỏm đá cheo leo... là một cảm giác tuyệt vời. Chính vì những cảm giác này và những cung đường đẹp, có người đã lên đỉnh Fansipan hơn 10 lần, có người đã đi vài chục lần.
Khách du lich mới đi chinh phục đỉnh núi một vài lần đầu đều phải nhờ đến người dẫn đường và mang vác đồ đạc. Thông thường một hướng dẫn kiêm mang vác đồ đạc phục vụ hai khách du lich. Nếu đã rành mạch, có sự chuẩn bị thể lực tốt, đoàn khách 10 người có thể chỉ thuê 1-2 người dẫn đường để tiết kiệm chi phí. Giá thuê người dẫn đường hiện khoảng 200.000-300.000 đồng/ngày. Khách du lich có thể liên hệ với các doanh nghiệp lữ hành tại Sa Pa để được chăm sóc tốt và không phải lo lắng nhiều cho chuyến đi. Thời điểm đi tốt nhất là từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Khoảng tháng 2 hàng năm, hoa núi “dệt” suốt chiều dài đường lên đỉnh núi khiến con đường càng thêm thơ mộng, giảm bớt một phần mệt mỏi cho khách du lich. Tuy nhiên, thời điểm từ khoảng tháng 12 đến tháng 1 năm sau, tiết trời lạnh, khách du lich đi nhiều, chinh phục Fansipan mới thú vị...
Ngoài việc tập thể lực để chuẩn bị cho chuyến “vượt lên chính mình”, những người chuẩn bị chinh phục Fansipan cần biết:
-Ba-lô không thấm nước hoặc lót ni-lông bên trong để giữ đồ không bị ướt. Ba-lô còn phải có dây đeo ngang bụng và ngực để giữa cho ba lô sát người, không kéo người trở lại khi leo dốc thẳng đứng.
-Giày phải lớn hơn 1 số so với giày bình thường để có thể mang 2 đôi vớ và không bị hư đầu móng chân khi đi xuống.
-Mang theo quần áo giữ ấm, quần áo nhẹ khi ngủ, nón tai bèo dùng để đi rừng…; kem chống nứt nẻ nếu đi vào mùa đông.
-Mang theo, đồ ăn nên có sô-cô-la, kẹo giàu gluco, sữa hộp… để bổ sung dinh dưỡng trên đường đi.
Chinh phục đỉnh Fansipan ở độ cao 3.143 mét là niềm mơ ước của nhiều khách du lich trẻ.
Chuyến đi thường kéo dài 2-5 ngày mới đủ thời gian để chinh phục “nóc nhà Đông Dương”.
Xuất phát từ TP Cần Thơ, TPHCM khách du lich có thể chọn chuyến bay chiều, khởi hành vào lúc 15 giờ hàng ngày, đến Hà Nội. Sau khi thăm thú một vài điểm hoặc nghỉ ngơi, khách du lich ra ga đi Lào Cai. Xe lửa khởi hành vào lúc 21 giờ. Khoảng 6 giờ sáng hôm sau thì đến ga Lào Cai. Xuống ga, khách du lich đi thêm gần 40 cây số nữa để đến Sa Pa hoặc đi thẳng vào các điểm xuất phát, cách thị trấn khoảng 10 cây số. Khách du lich có thể lựa chọn 1 trong 3 điểm xuất phát tùy theo điều kiện sức khỏe và thời gian để chinh phục đỉnh Fansipan.
Theo tiếng Mông bản địa, Fansipan được phát âm là “Hủa Xi Pan” - tức phiến đá bằng phẳng và chông chênh bởi trên đỉnh núi có một phiến đá khổng lồ nằm trên con dốc thẳng đứng. Theo các nhà nghiên cứu địa chất, ngọn núi này được hình thành cách nay trên 100 triệu năm. Nằm trên địa hình núi cao, hiểm trở được xếp vào loại rừng nguyên sinh được bảo vệ nghiêm ngặt nên hệ sinh thái động, thực vật ở đây còn khá đầy đủ. Rừng nhiệt đới nằm ở độ cao từ 700 mét trở xuống với mật độ cây cối dày đặc, dây leo chằng chịt. Từ độ cao 700-2.800 mét có nhiều cây cổ thụ quý hiếm, chu vi gốc nhiều sải tay có cây đến vài trăm năm tuổi và cao đến 50-60 mét. Từ độ cao 2.800 mét trở lên, thời tiết gần như lạnh quanh năm, chỉ có các loại cây thấp, khoảng 20-30 cm. Tính toàn hệ sinh thái Fansipan, có gần 1.700 loại cây thuộc 679 loài, 7 nhóm.
Lâu nay, đỉnh núi Fansipan trở thành mục tiêu chinh phục của nhiều bạn trẻ để “thử sức” và nhằm “vượt lên chính mình”. Thời gian gần đây, khách du lich nước ngoài cũng đến Việt Nam để chinh phục ngọn núi này. Trước đây, muốn lên đến đỉnh 3.143 mét, khách du lich phải mất 5 ngày đến 1 tuần. Khi loại hình du lịch thể thao phát triển mạnh tại Lào Cai, nhiều doanh nghiệp lữ hành phối hợp với người dân bản địa chuyên đi rừng núi và cơ quan chức năng khảo sát đã hình thành tuyến đường chinh phục đỉnh núi cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Cung đường được xem là con đường thử thách nhất cũng phải mất 4 ngày tính cả lên và xuống núi. Khách du lich đi từ bản Cát Cát ở độ cao 1.245 mét và dừng chân ở độ cao 2.150 mét có điểm cắm trại, dịch vụ ăn uống phục vụ khách leo núi. Người leo núi còn dừng chân ở độ cao 1.720 mét dùng cơm trưa và nghỉ ngơi. Ngày hôm sau, khách du lich phải vượt những con dốc thẳng đứng, những con suối lạnh buốt để vượt thêm khoảng 500 mét thì trời đã tối nên phải dừng chân lại điểm cắm trại. Ngày thứ 3 chinh phục đỉnh núi, khách du lich đi từ một con đường ngoằn ngoèo lên và phải “nghỉ giữa hiệp” ở vị trí 2.680 mét trước khi trèo lên vách núi cheo leo để chạm tay vào “nóc nhà” ở độ cao 3.143 mét. Cung đường này được xem là lý tưởng đối với khách trẻ, thích chinh phục độ cao, nguy hiểm. Trên đường đi, khách du lich sẽ rất thích thú khi băng rừng, vượt thác và trèo lên những mỏm đá cheo leo. Cung đường này cũng là nơi khách du lich được ngắm bình minh đẹp đẽ vào mỗi ngày mới với nhiều phong cảnh đẹp, hữu tình.
Cung đường thứ hai điểm xuất phát từ Sín Chải ở vị trí 1.260 mét, đi thẳng đến độ cao 2.000 mét rồi dừng chân nghỉ qua đêm. Cung đường này khó khăn không kém cung đường Cát Cát. Ngày thứ hai, khách du lich tiếp tục vượt những đồi dốc đến nghẹt thở để chinh phục đỉnh cao nhất của núi. Khi trở về, khách du lich có thể đi theo đường cũ hoặc rẽ sang đường xuống Trại Tôn để trở về chân núi.
Cung đường thứ ba xuất phát từ Trại Tôn ở độ cao gần 2.000 mét. Đi theo tuyến này, khách du lich chỉ mất 2 ngày, gồm 1 ngày rưỡi lên núi và nửa ngày xuống núi. Chỉ trong ngày đầu, khách du lich đã lên đến độ cao 2.800 mét rồi đến đỉnh núi ngay sáng hôm sau. Tuy nhiên, với những tay leo núi chuyên nghiệp, cung đường này được xem là đường “dành cho bà mẹ mang thai và có con nhỏ”, rất ít được họ lựa chọn. Thường chỉ có những khách du lich leo núi Fansipan lần đầu mới chọn cung đường này để vừa đạt được đích đến là “nóc nhà Đông Dương” và “bảo dưỡng” sức khỏe để tham quan tiếp các điểm khác trong không gian lãng mạn của Sa Pa.
Chinh phục Fansipan quả gian nan nhưng là điều tuyệt vời. Trên đường đi, khách du lich thường bị “vướng” vào mây. Từ độ cao khoảng 2.000-2.500 mét, có khi chỉ ở độ cao 1.600-1.800 mét, khách du lich đã vượt khỏi những tầng mây để thưởng lãm không gian cao vút, mênh mông của núi non, của đất trời. Mây là đà dưới chân khách du lich đứng cao vút bên trên, có khi là mỏm đá cheo leo... là một cảm giác tuyệt vời. Chính vì những cảm giác này và những cung đường đẹp, có người đã lên đỉnh Fansipan hơn 10 lần, có người đã đi vài chục lần.
Khách du lich mới đi chinh phục đỉnh núi một vài lần đầu đều phải nhờ đến người dẫn đường và mang vác đồ đạc. Thông thường một hướng dẫn kiêm mang vác đồ đạc phục vụ hai khách du lich. Nếu đã rành mạch, có sự chuẩn bị thể lực tốt, đoàn khách 10 người có thể chỉ thuê 1-2 người dẫn đường để tiết kiệm chi phí. Giá thuê người dẫn đường hiện khoảng 200.000-300.000 đồng/ngày. Khách du lich có thể liên hệ với các doanh nghiệp lữ hành tại Sa Pa để được chăm sóc tốt và không phải lo lắng nhiều cho chuyến đi. Thời điểm đi tốt nhất là từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Khoảng tháng 2 hàng năm, hoa núi “dệt” suốt chiều dài đường lên đỉnh núi khiến con đường càng thêm thơ mộng, giảm bớt một phần mệt mỏi cho khách du lich. Tuy nhiên, thời điểm từ khoảng tháng 12 đến tháng 1 năm sau, tiết trời lạnh, khách du lich đi nhiều, chinh phục Fansipan mới thú vị...
Ngoài việc tập thể lực để chuẩn bị cho chuyến “vượt lên chính mình”, những người chuẩn bị chinh phục Fansipan cần biết:
-Ba-lô không thấm nước hoặc lót ni-lông bên trong để giữ đồ không bị ướt. Ba-lô còn phải có dây đeo ngang bụng và ngực để giữa cho ba lô sát người, không kéo người trở lại khi leo dốc thẳng đứng.
-Giày phải lớn hơn 1 số so với giày bình thường để có thể mang 2 đôi vớ và không bị hư đầu móng chân khi đi xuống.
-Mang theo quần áo giữ ấm, quần áo nhẹ khi ngủ, nón tai bèo dùng để đi rừng…; kem chống nứt nẻ nếu đi vào mùa đông.
-Mang theo, đồ ăn nên có sô-cô-la, kẹo giàu gluco, sữa hộp… để bổ sung dinh dưỡng trên đường đi.