CHINH PHỤ NGÂM VÀ SỰ PHÁ VỠ RANH GIỚI GIỮA TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH
Ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, Chinh phụ ngâm đã ghi nhiều dấu ấn quan trọng trong nền văn học
trung đại Việt Nam. Sự xuất hiện của tác phẩm đã chính thức khai sinh một thể loại văn học dân tộc có tên là
ngâm khúc và mở ra một thế kỉ “được mùa” của nhiều khúc ngâm có giá trị như Cung oán ngâm, Thu dạ lữ
hoài ngâm, Tự tình khúc, Ai tư vãn, Bần nữ thán, Quả phụ ngâm…Tác phẩm cũng đã bứt mình ra khỏi dòng
văn học chức năng, nặng về “tải đạo” “ngôn chí” của giai đoạn trước đó để nhập hẳn vào dòng văn học
nghệ thuật, lấy việc phơi trải những xúc động tự tâm can làm mục đích chính. Nói về hoàn cảnh ra đời khúc
ngâm, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có viết “Vì đầu đời Cảnh Hưng (khoảng năm
1741-1742) có việc binh đao, cảnh biệt ly của người đi chinh thú khiến ông (tác giả Đặng Trần Côn) cảm xúc
mà làm”(2). Cảm xúc là nguyên nhân khởi phát nên tác phẩm và cũng là hạt nhân của toàn bộ áng thơ
trường thiên dài 408 câu thơ ấy. Đáng ghi nhận hơn, Chinh phụ ngâm đã “phát triển đến tột độ quan niệm
tự tình của thơ trữ tình trung đại Việt Nam” (3). Lí giải cho sự đề cao này, bên cạnh rất nhiều nguyên nhân
như hình thức thơ song thất lục bát, kết cấu tâm trạng, lời văn trữ tình, vốn được nhiều nhà nghiên cứu bàn
đến, xét thấy, cần phải nói đến sự xuất hiện của phương thức tự sự trong tác phẩm.
Tải xem TẠI ĐÂY
Nguồn thư viện số