Chim ruồi là động vật nhanh nhất hành tinh
Khi phản lực cơ chiến đấu tăng ga hết cỡ và tàu vũ trụ trở về trái đất, chúng sẽ lao với tốc độ khủng khiếp. Nhưng nếu xét về mặt tương đối, những tốc độ ấy thua xa cú bổ nhào của chim ruồi.
Khi bổ nhào xuống, chim ruồi bay được quãng đường gấp 385 lần chiều dài cơ thể trong một giây. Ảnh: ehow.com.Chim ruồi (chim ong) là một họ chim nhỏ sống ở Bắc Mỹ. Khi bay chúng có thể đứng yên một chỗ với tần số đập cánh lên tới 70 lần/giây. Đây là loài chim duy nhất trên hành tinh có khả năng bay lùi. Hơn 300 loài chim ruồi đều ăn mật hoa. Chúng sở hữu chiếc mỏ dài (tới 10 cm) để thọc sâu vào nhiều loài hoa. Lưỡi của chim ruồi cũng khá dài để chúng có thể hút mật hoa dễ dàng.
Cánh chim ruồi không giống cánh của bất kỳ loài chim nào khác. Chúng có thể hoạt động tự do theo chiều hướng của vai, giúp chim có thể bay đứng yên một chỗ, bay lùi và giữ cho đầu chim cố định. Chúng thường bay với tốc độ xấp xỉ 50 km/h. Trong mùa sinh sản những con đực phải thực hiện nhiều cú bổ nhào xuống để quyến rũ chim cái.
Khi chim ruồi cái bay vào lãnh địa của con đực, “anh chàng” sẽ bay lên cao rồi đột ngột bổ nhào xuống. Con vật đạt tốc độ tối đa ở điểm cuối cùng trong quỹ đạo của cú bổ nhào. Khi ấy nó kêu rất to và xòe lông đuôi để gây sự chú ý của con chim cái.
Một con chim ruồi đực chuẩn bị bổ nhào xuống để gây ấn tượng với con cái. Ảnh: pbase.com.Để đo tốc độ của chim ruồi khi chúng lao xuống, các nhà khoa học của Đại học California sử dụng hàng chục camera có khả năng ghi hình những chuyển động nhanh. Kết quả phân tích hình ảnh cho thấy, chim ruồi đực có thể đạt tốc độ 92,8 km/h khi chúng bổ nhào từ độ cao 30 mét để gây ấn tượng với chim cái. Do chiều dài thân trung bình của chim ruồi là 10 cm nên với tốc độ đó, cứ mỗi giây chúng bay được quãng đường gấp 385 lần chiều dài cơ thể.
Trong khi đó, một phi cơ phản lực chiến đấu bay được quãng đường gấp 150 lần chiều dài thân mỗi giây khi tăng hết tốc lực. Tàu vũ trụ con thoi bay được quãng đường gấp 207 lần chiều dài thân khi chúng quay trở về quả đất. Trong quá trình bổ nhào, chim ruồi hứng chịu một lực lớn gấp 10 lần lực hút của trái đất. Ngay cả những phi công lái máy phản lực cơ chiến đấu dày dạn kinh nghiệm nhất cũng phải nôn mửa khi hứng chịu lực có độ lớn tương tự.
Trước khi nghiên cứu trên được công bố, kỷ lục về tốc độ trong thế giới động vật thuộc về chim cắt. Loài chim này bay với tốc độ tối đa khi chúng đuổi theo con mồi và bổ nhào xuống để tấn công.
Khi phản lực cơ chiến đấu tăng ga hết cỡ và tàu vũ trụ trở về trái đất, chúng sẽ lao với tốc độ khủng khiếp. Nhưng nếu xét về mặt tương đối, những tốc độ ấy thua xa cú bổ nhào của chim ruồi.
Cánh chim ruồi không giống cánh của bất kỳ loài chim nào khác. Chúng có thể hoạt động tự do theo chiều hướng của vai, giúp chim có thể bay đứng yên một chỗ, bay lùi và giữ cho đầu chim cố định. Chúng thường bay với tốc độ xấp xỉ 50 km/h. Trong mùa sinh sản những con đực phải thực hiện nhiều cú bổ nhào xuống để quyến rũ chim cái.
Khi chim ruồi cái bay vào lãnh địa của con đực, “anh chàng” sẽ bay lên cao rồi đột ngột bổ nhào xuống. Con vật đạt tốc độ tối đa ở điểm cuối cùng trong quỹ đạo của cú bổ nhào. Khi ấy nó kêu rất to và xòe lông đuôi để gây sự chú ý của con chim cái.
Trong khi đó, một phi cơ phản lực chiến đấu bay được quãng đường gấp 150 lần chiều dài thân mỗi giây khi tăng hết tốc lực. Tàu vũ trụ con thoi bay được quãng đường gấp 207 lần chiều dài thân khi chúng quay trở về quả đất. Trong quá trình bổ nhào, chim ruồi hứng chịu một lực lớn gấp 10 lần lực hút của trái đất. Ngay cả những phi công lái máy phản lực cơ chiến đấu dày dạn kinh nghiệm nhất cũng phải nôn mửa khi hứng chịu lực có độ lớn tương tự.
Trước khi nghiên cứu trên được công bố, kỷ lục về tốc độ trong thế giới động vật thuộc về chim cắt. Loài chim này bay với tốc độ tối đa khi chúng đuổi theo con mồi và bổ nhào xuống để tấn công.
Minh Long (theo Telegraph)