CHIỀU TỐI ( Nhật ký trong tù)

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
[FONT=&quot]CHIỀU TỐI ( Nhật ký trong tù)[/FONT]



Bài thơ là một bức tranh xinh xắn về cảnh trời chiều nơi núi rừng, có ánh lửa hồng của lò than nhà ai chiếu sáng núi rừng, có ánh lửa hồng cửa lò than nhà ai chiếu sáng hình ảnh một cô gái xay ngô nơi xóm núi để chuẩn bị bữa ăn chiều. Ở thơ trữ tình, ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Từ bức tranh thơ, người đọc thấy được một tâm hồn luôn luôn hướng về sự sống và ánh sáng, một tấm lòng nhân hậu đối với nhân dân và những dung động tinh tế trước phong cảnh thiên nhiên.

Cần cảm được và hiểu được mấy điểm cơ bản sau đây ở bài thơ:

1: Cảnh chiều buồn, vắng, con người cảm thấy nỗi cô đơn như thấm vào cả cảnh vật. Có người cho rằng cảnh vật vẫn có một cái gì đó ấm áp, thậm chí vui nữa ở hình ảnh chim bay về tổ ấm nơi có một vòm cây nào đó – “ túc tầm thụ”. Dù vậy, cảnh như thế là buồn, đã thế lại thêm hình ảnh cô đơn của đám mây chiều “ cô vân – là đám mây cô đơn” chậm chậm trôi qua lưng trời “ Mạn mạn độ thiên không”.

Nhưng hai câu sau thì thật bất ngờ, đêm tối buông hẳn xuống đã làm bật sáng nơi xóm núi hình ảnh sinh hoạt của con người, một cô gái lao động bên lò than rực hồng. Sinh hoạt con người, sự sống của con người, ngọn lửa của con người nổi bật lên và tỏa ấm lên bức tranh thơ, xua tan cái lạnh, cái buồn, vắng vẻ cô đơn của cảnh vật nơi núi rừng lúc chiều tối.

Cần thấy đây là đặc điểm phổ biến thơ của Bác: tư tưởng và hình tượng thường luôn luôn vận động hướng về sự sống và ánh sáng.

2: Bài thơ có một vẻ đẹp cổ điển. Lối vẽ tranh cổ ( vẽ bằng tranh và vẽ bằng thơ) chỉ là chấm phá vài nét, vẽ cảnh chiều nơi núi rừng, bao quát cả bầu trời, mặt đất, cả thiên nhiên và đời sống con người, vậy mà chỉ ghi loáng thoáng vài nét đơn sơ, một cánh chim, một chòm mây, một cô gái bên lò than nơi xóm núi. Nhưng người xưa chỉ chấm phá vài nét đơn sơ nhưng lại muốn ghi được linh hồn của tạo vật. Bài chiều tối của Hồ Chí Minh cũng chỉ đơn giản vài nét vốn quen thuộc với thơ cổ nhưng ta cảm nhận được cái hồn của cảnh chiều, Cố nhiên ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Cái hồn của cảnh cũng là cái hồn của nhà thơ Hồ Chí Minh – nhà cách mạng vĩ đại, bậc chí nhân – vì thế cảnh tuy buồn mà vẫn ấm áp, đặc biệt lại có niềm vui bình dị đời thường của nhà ai bên bếp lửa hồng với hình ảnh khỏe khoắn của cô gái xay ngô tóa sáng cả bài thơ.

3: Hãy đặt bài thơ trong hoàn cảnh cảm hứng của nó, người làm thơ là một tù nhân bị đày ải trên đường, cô độc, đói, mệt và biết trước cái đang chờ đợi mình không có gì khác là một nhà lao lạnh lẽo và đầy muỗi rệp. Cảnh ngộ riêng của người từ có gì đáng vui đâu, đã thế lại đứng trước cảnh núi rừng nơi đất khách quê người vào lúc chiều muộn.

Vậy mà cảnh vẫn thơ có cái gì ấm áp, thậm chí còn có ánh lửa sáng rực lên nữa. Vẽ được một bức tranh như thế trong hoàn cảnh ấy. Hồ Chí Minh quả là một bản lĩnh khác thường, có một tấm lòng nhân đạo bao la, nhân đạo đến quên mình, mọi buồn vui đều gắn với vui buồn của dân tộc và nhân loại mà hầu như không phụ thuộc vào cảnh ngộ của riêng mình.

4: Một nhà nghiên cứu nước ngoài, từ khi tập thơ Nhật ký trong tù mới xuất bản, đã nhận thấy rằng tập thơ này là sự kết hợp hài hòa giữa một cốt cách cổ điển với những sáng tạo hiện đại.

Sự kết hợp ấy có biểu hiện qua bài thơ Chiều tối hay không?

Có thể dựa theo nội dung và lời lẽ của tác giả ý kiến được dẫn trong câu hỏi để nêu các ý sau. Hai câu đầu của Chiều tối giống như một bức tranh tuyệt tác theo lối cổ điển, được vẽ trên tấm lụa bằng từ, với lời thơ uyên bác, gợi cả ra một thế giới của những cô vân và quyện điểu, cái thế giới thơ mà hình ảnh những cánh chim bay trở lại rừng vẫn quen được dùng để diễn tả lúc chiều buông.

Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ khàn
( Lý Bạch)

Chim hôm thoi thóp về rừng
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành
( Nguyễn Du)

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
( Bà Huyện Thanh Quan)

Trong khi đó, hai câu sau của bài thơ mang những hình ảnh thực bình dị, mộc mạc không thêm thắt, không dùng lối văn hoa, mang sức nặng của cuộc sống hàng ngày. Nó có tính chất hiện thực của thơ văn hiện đại.

Nhưng bài thơ không phải là hai mảng rời nhau, nó gắn bó với nhau bởi tình cảm sâu nặng đối với cuộc sống, chất nhân văn và tinh thần “ nânng niu tất cả, chỉ quên mình” nói theo cách của nhà thơ Tố Hữu.

5: Lại có người muốn xếp Chiều tối, đặc biệt là hai câu cuối của bài thơ, vào số “ những vần thơ quên mình” của Bác ( bạn hiểu điều đó thế nào?)

Nên nhớ đây không phải là một bài thơ ngoạn cảnh được viết trong một cảm giác thanh nhàn như cái kiểu “ Rồi, hóng mát thủa ngày trường…”

Chiều tối là thơ của một người tha hương trên quê hương người đất khách, hơn nữa, của một người tù trên đường chuyển ngục, trong cái giá rét, cuối thu phương Bắc, tận cho đến lúc đêm đã buông mà bước chân lưu đày vẫn còn chưa dừng lại.

Thế cho nên, một cánh chim về tổ, một chòm mây tự do lững thững trôi, hay một bếp lửa của nhà ai bên xóm núi…tất cả đều dễ làm một người như thế chạnh nghĩ đến cảnh ngộ, đến nỗi xót xa cho thân phận. Dường như ngời đọc vẫn chờ đợi, chí ít là ở phần cuối bài thơ một cảm giác thương thân, như đã có ở Tỳ bà hành hay Qua đèo ngang chẳng hạn.

Vậy mà không, điều đó không hề xảy đến. Ta chỉ gặp trong bài thơ của một con người quên đi nỗi đau khổ tột độ của riêng mình, để trìu mến từng cánh chim trời, từng đám mây trôi, để nặng tình thương cho một kiếp sống cần lao hay chia sẻ với những niềm vui rất đỗi bình dị của những người dân mà Bác không hề quen biết.

Đó quả là “ những vần thơ quên mình” của một bậc đại nhân, một con người “sống như trời đất”.

6: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.


Bài thơ Chiều tối cũng viết về chuyện đi đường, trời gần tối, người tù vẫn trên hành trình bị áp giải. Lúc này tạo vật sau một ngày vận động đang chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi. Không gian của bài thơ chính là phong cảnh phóng khoáng rộng rãi của núi rừng. Người tù quan sát cảnh vật, trời tối dần, những cánh chim đang bay về nơi yên nghỉ. Hình ảnh cánh chim trên bầu trời buổi chiều hôm vẫn được sử sụng rất quen thuộc trong thơ:

Chim hôm thoi thóp về rừng
( Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Chim bay về núi tối rồi
( Ca dao)

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
( Huy Cận – Tràng giang)

Trong bài thơ Chiều tối, nhà thơ đặc biệt chú ý khai thác không khí và khung cảnh cùa tạo vật vào lúc chiều gần tối. Câu thơ thứ hai: Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không” càng góp phần tạo thêm vẻ buồn hắt hiu của cảnh chiều tối. Bóng chiều đã đổ xuống từ lâu và bóng tối gần chiếm lĩnh cả không gian. Người tù không khỏi cảm thấy lẻ loi trong khung cảnh của tạo vật, thiên nhiên hoang vắng và ảm đạm có phần phù hợp với cảnh ngộ của người đang trên đường bị áp giải. Không có sự khích lệ nào của thiên nhiên, không có một “ chòm sao đưa nguyệt”, một bình minh ửng hồng, một rừng núi rộn rã tiếng chim ca và ngan ngát hương bay. Nhưng bài thơ đã từ khung cảnh thiên nhiên hoang vắng chuyển sang bức tranh xã hội lúc ám áp.

Cô em xóm núi xay ngô
Xay hết, lò than đã rực hồng.

Hình ảnh một chòm xóm nhỏ ở đấy cô gái đang lao động, công việc vất vả nhưng dường như với người con gái vùng rừng núi lại quá quen thuộc. Trong Nhật ký trong tù cũng thấp thoáng nhiều hình ảnh về người phụ nữ. Họ thường phải chịu đựng nhiều cảnh bất hạnh ( Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng)

Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ và bản chất khỏe khoắn của người lao động đã góp phần tạo nên cho bức tranh thêm sức sống. Và đặc biệt là lò than đã rực hồng trở thành hình ảnh trung tâm của bức tranh làm cho thiên nhiên tuy hắt hiu buồn trong cảnh chiều hôm trở nên ấm cúng hơn.

Toàn bộ khung cảnh thiên nhiên đang chìm trong màu xám nhạt chuyển sang màu tối, cũng vì thế hình ảnh lò thanh rực hồng có sức lôi cuốn đặc biệt.

Bài thơ Chiều tối mang nhiều yếu tố hội họa, chất họa vừa điểm xuyến vừa tỏa hương trong không gian và chi phối đến toàn bộ khung cảnh. Nếu chuyển bài thơ chiều tối sang ngôn ngữ hội họa thì chúng ta sẽ có một bức tranh có cảnh vật, có con người, có màu tối, màu sáng, có khu vực đã đi vào yên nghỉ, có khu vực vẫn bền bỉ hoạt động. Người phụ nữa vẫn hăng say trong công việc, người tù vẫn trên hành trình bị áp giải.

Khung cảnh bài thơ Chiều tối được quan sát và miêu tả từ một điểm nhìn rất gần gũim chân thực của chính người trong cuộc. Cặp mắt của người tù – người chiến sĩ cách mạng - ở đây đã nhìn sự vật theo hướng vận động. Thiên nhiên chuyển vận dần từ ngày sang đêm và con người cũng đang vận động trong công việc của mình. Không gian và thời gian của bài thơ được ý thức rõ rệt trong miêu tả. Trong gian của những buổi hoàng hôn trong Nhật ký trong tù được miêu tả trong nhiều bài thơ : Hoàng hôn, Chiều tối, Cảnh chiều hôm…Đấy không phải là hiện tượng ngẫu nhiên. Trên hành trình bị áp giải, người tù thường có những cảm nhận sâu sắc vào lúc hoàng hôn, khi con người đã ở vào lúc mệt mỏi nhất sau một ngày đường vất vả và thiên nhiên tạo vật cũng chuyển dần sang trạng thái nghỉ ngơi. Vào thời điểm này dễ có tâm trạng buồn lòng. Thôi Hiệu nghĩ đến quê hương vào lúc hoàng hôn: “ Quê hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Trong truyện Kiều của Nguyễn Du, nhiều nhân vật thường có tâm trạng khắc khoải nhất vào lúc hoàng hôn : “ Nay hoàng hôn mai lại đã hôn hoàng”. Cám hứng thi ca trong Chiều tối không ở vào trường hợp ấy. Trong bức tranh có phần ảm đạm của chiều tối vẫn có những nét tươi sáng, tin cậy của tác giả với tình cảm lạc quan.
[FONT=&quot]



Nguồn NXBDHQGTPHCM.


[/FONT]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top