ngan trang
New member
- Xu
- 159
Nhật ký trong tù là tên tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác, khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc, từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Cuốn nhật ký bằng thơ này ghi lại biết bao điều Người đã chứng kiến và tâm tư của Người trong “mười bốn trăng tê tái gông cùm” ấy. Một trong những bài thơ tức cảnh xinh xắn nhất của tập thơ này phải kể đến bài Chiều tối (Mộ):
“Chim mỏi cánh về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Nguyên tác là:
“Quyện điểu quy lâm tầm tức thụ
Có vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Dựa vào thứ tự trong tập thơ “Chiều tối” được sáng tác sau ngày nhà thơ bị bắt không bao lâu. Bài thơ thể hiện cảm xúc của Người trong một lần trên đường bị giải đi, lúc trời sắp tối, giữa một miền núi.
Chiều tối (Mộ) là thời điểm ánh sáng, ban ngày gần tắt hẳn. Lúc này, chân trời bị khuất lấp bởi cây rừng và đá núi nên chút ánh sáng còn lại của phút giây ngày sắp hết có thể thấy được trên đỉnh trời. Do đó, nhà thơ đã đưa mắt lên thật tự nhiên:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Tạo vật lúc này đang chuyển dần sang trạng thái nghỉ ngơi sau một ngày vận động mệt mỏi. Trời tối, những con chim sau một ngày tìm mồi kiếm sống cũng đã cảm thấy uể oải cần phải nghỉ ngơi. Tuy là “chim trời”, những con chim cũng cố tìm về khu rừng nơi có tổ ấm của mình để ngủ qua đêm chứ không thể dừng lại ở bất kì nơi nào được. Hình ảnh cánh chim chập choạng trên trời khoảng trời chiều vốn là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca:
“Chim bay về núi tối rồi”
(Ca dao)
“Chim hôm thoi thót về rừng”
(Truyện kiều)
“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
(Tràng giang – Huy cận)
Hình ảnh con chim trở về rừng, không những báo hiệu cho biết ngày đã phôi pha, bóng tối sắp phủ trùm xuống mà con cho thấy rõ thêm tâm trạng của Người tù bị áp giải trên đường, khi ấy là vẫn phải đi, dù muốn dừng bước cũng đâu thế chủ động được, lại không thể có một nơi tạm gọi là tổ ấm để trở về. Hình ảnh ấy cũng làm cho cảm xúc về nỗi xa nhà, xa quê hương, về tình cảm tù tội, mất tự do, thêm sâu sắc hơn, Người đọc nhận ra một nỗi u hoài man mác từ hình ảnh ấy gợi nên.
Tiếp theo là hình ảnh con chim về rừng là hình ảnh mà nhà thơ bao quát được khi nhìn lên bầu trời khi ấy.
“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Nguyên văn: “Cô vân mạn mạn độ thiên không” nghĩa là đám mây lẻ loio chậm chậm đi qua bầu trời. Giữa bầu trời tĩnh lặng, làn mây che mặt trời cũng uể oải, mệt mỏi, cũng muốn tìm chỗ trú chân. Ngay nhà thơ lúc này cũng không thể khác. Bị giải đi trên đường, chiều tối rồi, Ngưoiừ cũng muốn có chốn nghỉ nhưng biết làm sao được! Cảnh trong hai câu thơ đều thật đẹp và gợi buồn như một bức tranh mực tàu vẽ phác gợi lên nỗi niềm cô quạnh của Người tù xa đất nước, xa quê hương, xa bạn bè và quyến thuộc hiện đang bị trói, bị áp giải. Dù tối rồi, Người vẫn phải tiếp tục cất bước trên đường thẳm tuy là đã mỏi mệt, sau một ngày đi đường khó nhọc. Do đó, có người nhận xét là cảnh trong hai câu thơ vừa tương đồng mà cũng vừa tương phản với cảnh ngộ của nhà thơ.
Hết nhìn xa, nhìn bao quát, người tù thi sĩ lại nhìn sang bên đường.
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hộc”
Nguyên văn:
“Sơn thôn thiếu nữa ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Nghĩa là: “Cô gái nhỏ xóm núi xay ngô. Ngô xay xong, lò sưởi đã hồng”, Từ một khung cảnh thiên nhiên quạnh vắng của hai câu thơ đầu, đến đây hai câu thơ tiếp theo, đã là một bức tranh xã hội ấm áp. Đó là hình ảnh một xóm nhỏ, nhà cửa thưa thớt của người dân miền núi. Ở đây có một cô gái nhỏ đang xay ngô, một công việc vất vả nhưng quen thuộc và sau đó ánh đỏ hồng nơi bếp lửa. Tuy chỉ là những hình ảnh bình dị về một cuộc sống thường ngày của những người dân lao động. Sau một ngày làm việc khó nhọc ngoài đồng, họ trở về nhà lo bữa ăn tối và nghỉ ngơi. Những hình ảnh đó tuy chẳng có gì đang để ý, nhưng cũng đã gây được một cảm xúc mãnh liệt cho nhà thơ. Thấp thoáng trong Nhật ký trong tù có ít nhiều hình ảnh về người phụ nữ, thông thường là phải chịu đựng nhiều cảnh không may (Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng). Nhưng ở đây là hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ” (cô em xóm núi) với bản chất khỏe khắn, rắn rỏi của người lao động đã góp phần khiến cho bức tranh thiên nhiên thêm đầy sức sống. Đặc biệt là hình ảnh “Lô dĩ hồng”, ngọn lửa hồng, xuất hiện trong bóng chiều hôm chập choáng tuy đơn sơ, quen thuộc nhưng cũng thú vị, ấm cúng và đáng yêu xiết bao! Về câu thơ cuối bài, nhà thơ Hoàng Trung Thông nhận xét: Với một chữ “hồng”, bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn ra trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ đường người ta gọi là “con mắt thơ” (Thi nhãn hoặc là nhãn tự (chữ mắt nó sáng bùng lên, nó căn lại, chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dẫn đầu nặng đến mấy đi chăng nữa.
Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ tình cảm Bác.
Thật đúng như thế. Cảnh đang buồn, nhưng với ngọn lửa hồng ấm áp bên bếp gia đình, bỗng hóa vui. Cả tâm trạng nhà thơ cũng từ mệt mỏi, cô quạnh lại ở những cảm xúc thường gặp ở thơ xưa về cảnh chiều tối: một nỗi buồn mênh mang:
- Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”
(Nguyễn du – Truyện kiều)
Ngờ đâu lại chuyển sang tiếng “reo vui trên ngọn lửa hồng nơi xóm núi” của tâm hồn Bác “quên hẳn mình là một người tù chưa được dừng chân trên con đường dày ải tối tăm.
Như vậy, bài thơ “chiều tối” được nhà thơ Hồ Chí Minh sáng tác trong một hoàn cảnh riêng không có chút gì ấm áp và vui vẻ. Bài thơ tuy tả cảnh “Chiều tối” mà cuối cùng lại sáng. Đúng như nhận xét của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: Bức tranh “Chiều tối” của người lại có được cái ấm áp và niềm vui như thế vì người là một bản lĩnh rất cao, tâm hồn người luôn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Đặc biệt là người có một tấm lòng nhân ái bao la : “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy nặng phù sa” (Bác ơi. Tố Hữu). Ở đây, Bác đã quên nỗi bất hạnh của riêng mình để vui với cái vui nho nhỏ đời thường của một cô gái vô danh nơi xóm núi vô danh bên bếp lửa hồng ấm cùng. Cao cả biết bao là chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh.
“Chim mỏi cánh về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Nguyên tác là:
“Quyện điểu quy lâm tầm tức thụ
Có vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Dựa vào thứ tự trong tập thơ “Chiều tối” được sáng tác sau ngày nhà thơ bị bắt không bao lâu. Bài thơ thể hiện cảm xúc của Người trong một lần trên đường bị giải đi, lúc trời sắp tối, giữa một miền núi.
Chiều tối (Mộ) là thời điểm ánh sáng, ban ngày gần tắt hẳn. Lúc này, chân trời bị khuất lấp bởi cây rừng và đá núi nên chút ánh sáng còn lại của phút giây ngày sắp hết có thể thấy được trên đỉnh trời. Do đó, nhà thơ đã đưa mắt lên thật tự nhiên:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Tạo vật lúc này đang chuyển dần sang trạng thái nghỉ ngơi sau một ngày vận động mệt mỏi. Trời tối, những con chim sau một ngày tìm mồi kiếm sống cũng đã cảm thấy uể oải cần phải nghỉ ngơi. Tuy là “chim trời”, những con chim cũng cố tìm về khu rừng nơi có tổ ấm của mình để ngủ qua đêm chứ không thể dừng lại ở bất kì nơi nào được. Hình ảnh cánh chim chập choạng trên trời khoảng trời chiều vốn là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca:
“Chim bay về núi tối rồi”
(Ca dao)
“Chim hôm thoi thót về rừng”
(Truyện kiều)
“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
(Tràng giang – Huy cận)
Hình ảnh con chim trở về rừng, không những báo hiệu cho biết ngày đã phôi pha, bóng tối sắp phủ trùm xuống mà con cho thấy rõ thêm tâm trạng của Người tù bị áp giải trên đường, khi ấy là vẫn phải đi, dù muốn dừng bước cũng đâu thế chủ động được, lại không thể có một nơi tạm gọi là tổ ấm để trở về. Hình ảnh ấy cũng làm cho cảm xúc về nỗi xa nhà, xa quê hương, về tình cảm tù tội, mất tự do, thêm sâu sắc hơn, Người đọc nhận ra một nỗi u hoài man mác từ hình ảnh ấy gợi nên.
Tiếp theo là hình ảnh con chim về rừng là hình ảnh mà nhà thơ bao quát được khi nhìn lên bầu trời khi ấy.
“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Nguyên văn: “Cô vân mạn mạn độ thiên không” nghĩa là đám mây lẻ loio chậm chậm đi qua bầu trời. Giữa bầu trời tĩnh lặng, làn mây che mặt trời cũng uể oải, mệt mỏi, cũng muốn tìm chỗ trú chân. Ngay nhà thơ lúc này cũng không thể khác. Bị giải đi trên đường, chiều tối rồi, Ngưoiừ cũng muốn có chốn nghỉ nhưng biết làm sao được! Cảnh trong hai câu thơ đều thật đẹp và gợi buồn như một bức tranh mực tàu vẽ phác gợi lên nỗi niềm cô quạnh của Người tù xa đất nước, xa quê hương, xa bạn bè và quyến thuộc hiện đang bị trói, bị áp giải. Dù tối rồi, Người vẫn phải tiếp tục cất bước trên đường thẳm tuy là đã mỏi mệt, sau một ngày đi đường khó nhọc. Do đó, có người nhận xét là cảnh trong hai câu thơ vừa tương đồng mà cũng vừa tương phản với cảnh ngộ của nhà thơ.
Hết nhìn xa, nhìn bao quát, người tù thi sĩ lại nhìn sang bên đường.
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hộc”
Nguyên văn:
“Sơn thôn thiếu nữa ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Nghĩa là: “Cô gái nhỏ xóm núi xay ngô. Ngô xay xong, lò sưởi đã hồng”, Từ một khung cảnh thiên nhiên quạnh vắng của hai câu thơ đầu, đến đây hai câu thơ tiếp theo, đã là một bức tranh xã hội ấm áp. Đó là hình ảnh một xóm nhỏ, nhà cửa thưa thớt của người dân miền núi. Ở đây có một cô gái nhỏ đang xay ngô, một công việc vất vả nhưng quen thuộc và sau đó ánh đỏ hồng nơi bếp lửa. Tuy chỉ là những hình ảnh bình dị về một cuộc sống thường ngày của những người dân lao động. Sau một ngày làm việc khó nhọc ngoài đồng, họ trở về nhà lo bữa ăn tối và nghỉ ngơi. Những hình ảnh đó tuy chẳng có gì đang để ý, nhưng cũng đã gây được một cảm xúc mãnh liệt cho nhà thơ. Thấp thoáng trong Nhật ký trong tù có ít nhiều hình ảnh về người phụ nữ, thông thường là phải chịu đựng nhiều cảnh không may (Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng). Nhưng ở đây là hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ” (cô em xóm núi) với bản chất khỏe khắn, rắn rỏi của người lao động đã góp phần khiến cho bức tranh thiên nhiên thêm đầy sức sống. Đặc biệt là hình ảnh “Lô dĩ hồng”, ngọn lửa hồng, xuất hiện trong bóng chiều hôm chập choáng tuy đơn sơ, quen thuộc nhưng cũng thú vị, ấm cúng và đáng yêu xiết bao! Về câu thơ cuối bài, nhà thơ Hoàng Trung Thông nhận xét: Với một chữ “hồng”, bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn ra trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ đường người ta gọi là “con mắt thơ” (Thi nhãn hoặc là nhãn tự (chữ mắt nó sáng bùng lên, nó căn lại, chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dẫn đầu nặng đến mấy đi chăng nữa.
Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ tình cảm Bác.
Thật đúng như thế. Cảnh đang buồn, nhưng với ngọn lửa hồng ấm áp bên bếp gia đình, bỗng hóa vui. Cả tâm trạng nhà thơ cũng từ mệt mỏi, cô quạnh lại ở những cảm xúc thường gặp ở thơ xưa về cảnh chiều tối: một nỗi buồn mênh mang:
- Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”
(Nguyễn du – Truyện kiều)
Ngờ đâu lại chuyển sang tiếng “reo vui trên ngọn lửa hồng nơi xóm núi” của tâm hồn Bác “quên hẳn mình là một người tù chưa được dừng chân trên con đường dày ải tối tăm.
Như vậy, bài thơ “chiều tối” được nhà thơ Hồ Chí Minh sáng tác trong một hoàn cảnh riêng không có chút gì ấm áp và vui vẻ. Bài thơ tuy tả cảnh “Chiều tối” mà cuối cùng lại sáng. Đúng như nhận xét của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: Bức tranh “Chiều tối” của người lại có được cái ấm áp và niềm vui như thế vì người là một bản lĩnh rất cao, tâm hồn người luôn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Đặc biệt là người có một tấm lòng nhân ái bao la : “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy nặng phù sa” (Bác ơi. Tố Hữu). Ở đây, Bác đã quên nỗi bất hạnh của riêng mình để vui với cái vui nho nhỏ đời thường của một cô gái vô danh nơi xóm núi vô danh bên bếp lửa hồng ấm cùng. Cao cả biết bao là chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh.