rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Bạn cao bao nhiêu? Bạn thích mình cao bao nhiêu?
Hầu hết chúng ta – và đặc biệt là đàn ông – có xu hướng phóng đại chiều cao của chúng ta, tăng thêm vài cm. Điều này có thể hiểu được: Nền văn hóa của chúng ta ca ngợi người cao to và xem thường người thấp bé. Kết quả là, sự cao to đem lại rất nhiều lợi ích.
Ví dụ, bạn càng cao thì bạn càng có nhiều khả năng học lên cao hơn. Sự cao lớn cũng liên quan đến sự thành công trong công việc: người ta ước tính rằng một người cao 6 feet có thể kiếm được nhiều hơn khoảng 166,000$ trong suốt 30 năm làm việc so với người cao 5.4 feet. Sự cao to còn có thể giúp bạn trong đời sống tình ái: chiều cao chiếm một nửa của sắc đẹp. Do đó những thanh niên (cả hai giới) cao hơn thì thường hẹn hò nhiều hơn so với những người thấp hơn, và những người đàn ông cao có nhiều khả năng tìm được một bạn đời lâu dài, hoặc nhiều bạn đời.
Điều gây bất ngờ là người cao lớn cũng nhận được những lợi ích về mặt tâm lý. Đối với đàn ông, chiều cao dường như có liên quan đến hạnh phúc và lòng tự trọng lớn hơn (dù một số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng này là vừa phải) và tỷ lệ tự tử giảm rõ rệt.
Chắc chắn không còn nghi ngờ gì nữa, những lợi thế tâm lý đó bắt nguồn phần nào từ xu hướng gắn kết chiều cao với quyền lực. Xu hướng đó được gắn vào trong ngôn ngữ của chúng ta: chúng ta ngước nhìn người mà chúng ta xem là giỏi hơn; những người không có tầm ảnh hưởng là người bé nhỏ. Chiều cao được xem như một chỉ số của năng lực lãnh đạo: ví dụ, trong số các ứng viên tổng thống Mĩ, người cao nhất thường giành được nhiều phiếu bầu. Những tổng thống cao hơn có khả năng được tái bầu chọn hơn. Và các tổng thống có xu hướng cao hơn đàn ông trung bình ở độ tuổi của họ. Thêm nữa, chúng ta không chỉ giả định rằng người cao to là quyền lực; mà khi chúng ta cảm thấy bản thân mình quyền lực hơn thì chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao chiều cao của chúng ta.
Nếu chiều cao và lòng tự trọng có dính mắc với nhau thì những hậu quả về mặt tâm lý của cảm giác nhỏ bé hơn bình thường là gì? Đó là câu hỏi mà chúng tôi khám phá trong một thực nghiệm gần đây. Linh cảm của chúng tôi là nó sẽ khiến con người nhìn bản thân họ một cách tiêu cực hơn, làm giảm cảm nhận về địa vị xã hội và lòng tự trọng của họ, và gây ra một cảm giác dễ tổn thương. Và vì những nét tâm lý đó đóng một vai trò lớn trong chứng hoang tưởng (paranoia), chúng tôi muốn biết liệu hạ thấp chiều cao của một người thì có làm thay đổi cách họ nhìn nhận về ý định của người khác đối với họ. (Rõ ràng là có những lúc trở nên cảnh giác là hợp lý, nhưng thuật ngữ hoang tưởng chỉ về nỗi sợ hãi phi lý.)
Làm thế nào một người có thể trải nghiệm cùng một tình huống từ những chiều cao khác nhau? Chúng tôi chọn thực tế ảo (virtual reality). Hợp tác với các nhà khoa học máy tính, chúng tôi tuyển 60 phụ nữ trong dân số. Những phụ nữ đó, giống như 50% dân số, gần đây từng trải nghiệm về một suy nghĩ ngờ vực, nhưng họ không có lịch sử mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng. (Sự cao lớn có những lợi thế đối với cả đàn ông và phụ nữ, nhưng có những khác biệt nhỏ, và do đó chúng tôi quyết định kiểm tra một nhóm cùng giới.) Chúng tôi yêu cầu những người tham gia thực hiện một hành trình đi tàu điện ngầm mô phỏng ở Luân Đôn, đeo bộ ống nghe thực tế ảo. Trong khi họ đi bộ trong thế giới thực tế ảo, thì những âm thanh của một sân ga và chuyến tàu – tiếng động ầm ầm của con tàu, tiếng hành khách nói chuyện – được bật lên qua các tai phone của người tham gia. Và có rất nhiều người khác xung quanh: trong trường hợp này họ là những người ảo do máy tính tạo ra.
Thực tế ảo có hai sức thu hút lớn với chúng ta. Thứ nhất, ngay cả khi bạn đang đeo một tai phone thực tế ảo thì cơ thể và tâm trí của bạn vẫn sẽ đáp ứng như thể kịch bản là thật. Thứ hai, bằng cách lập trình cho những con người ảo hành xử theo kiểu hoàn toàn trung tính, chúng ta biết rằng cảm nhận của người tham gia xem những hành khách ảo đó là thù địch rõ ràng là phi lý và là bằng chứng cho thấy họ có suy nghĩ hoang tưởng.
Những người tham gia thực hiện 2 chuyên đi tàu điện ảo: một lần ở chiều cao bình thường và một lần chúng tôi thay đổi quang cảnh để làm họ cảm thấy mình thấp hơn. Kết quả là: khi họ cảm thấy nhỏ bé hơn, những người tham gia thông báo về sự gia tăng những cảm xúc thấp kém, yếu đuối và bất tài. Và điều này giải thích tại sao họ cũng có nhiều khả năng trải nghiệm những suy nghĩ hoang tưởng: ví dụ, một ai đó trong toa tàu đang có thái độ thù địch hoặc cố tình làm họ khó chịu bởi cái nhìn chằm chằm.
Chúng tôi không nói cho người tham gia biết là chúng tôi đã hạ thấp chiều cao của họ, và rất ít người nhận ra điều này. “Tôi cảm thấy khác biệt trong 2 lần. Tôi cảm thấy mình dễ bị tổn thương hơn ở lần đầu tiên [tình trạng chiều cao bị hạ thấp] và người đàn ông với đôi chân trong lối đi giữa các dãy ghế hành động thù địch với tôi ở lần đầu tiên, nhưng tôi không cảm nhận được điều đó nhiều lắm ở lần thứ hai, dù đôi chân của anh ta vẫn để ở vị trí tương tự, tôi không hiểu tại sao!” là một câu nói điển hình. Người tham gia khác thì nhận xét: “Tôi cảm thấy bị đe dọa nhiều hơn ở lần đầu tiên [tình trạng chiều cao bị hạ thấp], mà không biết tại sao.
Thực nghiệm này nói với chúng ta điều gì về cách chống lại chứng hoang tưởng? Nó xác nhận rằng chứng hoang tưởng có gốc rễ từ cảm giác thấp kém. Trong những tình huống làm chúng ta cảm thấy đặc biệt nhỏ bé và không tự tin thì cảm giác dễ bị tổn thương của chúng ta có thể tăng lên, khiến chúng ta có thể sẽ đánh giá quá cao mối đe dọa đang hướng về chúng ta từ những người khác.
Bằng cách giúp một người cảm thấy tích cực hơn về bản thân họ, chúng ta có thể làm giảm tính nhạy cảm của họ trước những suy nghĩ hoang tưởng (đây là một sự can thiệp mà chúng tôi đang kiểm tra). Thực tế ảo có thể là một tài sản quý: nếu giả vờ làm giảm chiều cao khiến lòng tự trọng bị hạ thấp, thì khi đó điều ngược lại có thể cũng đúng. Bằng cách làm cho người mắc chứng hoang tưởng cảm thấy họ cao hơn trong những tình huống thực tế ảo, thì chúng ta có thể nâng cao lòng tự tin của họ trong thế giới thực. Vì chúng ta không thể can thiệp nhiều đến chiều cao thực tế của chúng ta, nhưng chúng ta chắc chắn có thể học cách để cảm thấy mình cao hơn. Và khi nói đến việc nâng cao lòng tự trọng thì nó có thể tạo ra sự khác biệt.
Nguồn
Does Our Height Influence Our Mental Health?
How feeling shorter than those around us can trigger paranoid thoughts
Published on January 30, 2014 by Daniel Freeman, Ph.D. and Jason Freeman in Know Your Mind
PsychologyToday
Hầu hết chúng ta – và đặc biệt là đàn ông – có xu hướng phóng đại chiều cao của chúng ta, tăng thêm vài cm. Điều này có thể hiểu được: Nền văn hóa của chúng ta ca ngợi người cao to và xem thường người thấp bé. Kết quả là, sự cao to đem lại rất nhiều lợi ích.
Ví dụ, bạn càng cao thì bạn càng có nhiều khả năng học lên cao hơn. Sự cao lớn cũng liên quan đến sự thành công trong công việc: người ta ước tính rằng một người cao 6 feet có thể kiếm được nhiều hơn khoảng 166,000$ trong suốt 30 năm làm việc so với người cao 5.4 feet. Sự cao to còn có thể giúp bạn trong đời sống tình ái: chiều cao chiếm một nửa của sắc đẹp. Do đó những thanh niên (cả hai giới) cao hơn thì thường hẹn hò nhiều hơn so với những người thấp hơn, và những người đàn ông cao có nhiều khả năng tìm được một bạn đời lâu dài, hoặc nhiều bạn đời.
Điều gây bất ngờ là người cao lớn cũng nhận được những lợi ích về mặt tâm lý. Đối với đàn ông, chiều cao dường như có liên quan đến hạnh phúc và lòng tự trọng lớn hơn (dù một số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng này là vừa phải) và tỷ lệ tự tử giảm rõ rệt.
Chắc chắn không còn nghi ngờ gì nữa, những lợi thế tâm lý đó bắt nguồn phần nào từ xu hướng gắn kết chiều cao với quyền lực. Xu hướng đó được gắn vào trong ngôn ngữ của chúng ta: chúng ta ngước nhìn người mà chúng ta xem là giỏi hơn; những người không có tầm ảnh hưởng là người bé nhỏ. Chiều cao được xem như một chỉ số của năng lực lãnh đạo: ví dụ, trong số các ứng viên tổng thống Mĩ, người cao nhất thường giành được nhiều phiếu bầu. Những tổng thống cao hơn có khả năng được tái bầu chọn hơn. Và các tổng thống có xu hướng cao hơn đàn ông trung bình ở độ tuổi của họ. Thêm nữa, chúng ta không chỉ giả định rằng người cao to là quyền lực; mà khi chúng ta cảm thấy bản thân mình quyền lực hơn thì chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao chiều cao của chúng ta.
Nếu chiều cao và lòng tự trọng có dính mắc với nhau thì những hậu quả về mặt tâm lý của cảm giác nhỏ bé hơn bình thường là gì? Đó là câu hỏi mà chúng tôi khám phá trong một thực nghiệm gần đây. Linh cảm của chúng tôi là nó sẽ khiến con người nhìn bản thân họ một cách tiêu cực hơn, làm giảm cảm nhận về địa vị xã hội và lòng tự trọng của họ, và gây ra một cảm giác dễ tổn thương. Và vì những nét tâm lý đó đóng một vai trò lớn trong chứng hoang tưởng (paranoia), chúng tôi muốn biết liệu hạ thấp chiều cao của một người thì có làm thay đổi cách họ nhìn nhận về ý định của người khác đối với họ. (Rõ ràng là có những lúc trở nên cảnh giác là hợp lý, nhưng thuật ngữ hoang tưởng chỉ về nỗi sợ hãi phi lý.)
Làm thế nào một người có thể trải nghiệm cùng một tình huống từ những chiều cao khác nhau? Chúng tôi chọn thực tế ảo (virtual reality). Hợp tác với các nhà khoa học máy tính, chúng tôi tuyển 60 phụ nữ trong dân số. Những phụ nữ đó, giống như 50% dân số, gần đây từng trải nghiệm về một suy nghĩ ngờ vực, nhưng họ không có lịch sử mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng. (Sự cao lớn có những lợi thế đối với cả đàn ông và phụ nữ, nhưng có những khác biệt nhỏ, và do đó chúng tôi quyết định kiểm tra một nhóm cùng giới.) Chúng tôi yêu cầu những người tham gia thực hiện một hành trình đi tàu điện ngầm mô phỏng ở Luân Đôn, đeo bộ ống nghe thực tế ảo. Trong khi họ đi bộ trong thế giới thực tế ảo, thì những âm thanh của một sân ga và chuyến tàu – tiếng động ầm ầm của con tàu, tiếng hành khách nói chuyện – được bật lên qua các tai phone của người tham gia. Và có rất nhiều người khác xung quanh: trong trường hợp này họ là những người ảo do máy tính tạo ra.
Thực tế ảo có hai sức thu hút lớn với chúng ta. Thứ nhất, ngay cả khi bạn đang đeo một tai phone thực tế ảo thì cơ thể và tâm trí của bạn vẫn sẽ đáp ứng như thể kịch bản là thật. Thứ hai, bằng cách lập trình cho những con người ảo hành xử theo kiểu hoàn toàn trung tính, chúng ta biết rằng cảm nhận của người tham gia xem những hành khách ảo đó là thù địch rõ ràng là phi lý và là bằng chứng cho thấy họ có suy nghĩ hoang tưởng.
Những người tham gia thực hiện 2 chuyên đi tàu điện ảo: một lần ở chiều cao bình thường và một lần chúng tôi thay đổi quang cảnh để làm họ cảm thấy mình thấp hơn. Kết quả là: khi họ cảm thấy nhỏ bé hơn, những người tham gia thông báo về sự gia tăng những cảm xúc thấp kém, yếu đuối và bất tài. Và điều này giải thích tại sao họ cũng có nhiều khả năng trải nghiệm những suy nghĩ hoang tưởng: ví dụ, một ai đó trong toa tàu đang có thái độ thù địch hoặc cố tình làm họ khó chịu bởi cái nhìn chằm chằm.
Chúng tôi không nói cho người tham gia biết là chúng tôi đã hạ thấp chiều cao của họ, và rất ít người nhận ra điều này. “Tôi cảm thấy khác biệt trong 2 lần. Tôi cảm thấy mình dễ bị tổn thương hơn ở lần đầu tiên [tình trạng chiều cao bị hạ thấp] và người đàn ông với đôi chân trong lối đi giữa các dãy ghế hành động thù địch với tôi ở lần đầu tiên, nhưng tôi không cảm nhận được điều đó nhiều lắm ở lần thứ hai, dù đôi chân của anh ta vẫn để ở vị trí tương tự, tôi không hiểu tại sao!” là một câu nói điển hình. Người tham gia khác thì nhận xét: “Tôi cảm thấy bị đe dọa nhiều hơn ở lần đầu tiên [tình trạng chiều cao bị hạ thấp], mà không biết tại sao.
Thực nghiệm này nói với chúng ta điều gì về cách chống lại chứng hoang tưởng? Nó xác nhận rằng chứng hoang tưởng có gốc rễ từ cảm giác thấp kém. Trong những tình huống làm chúng ta cảm thấy đặc biệt nhỏ bé và không tự tin thì cảm giác dễ bị tổn thương của chúng ta có thể tăng lên, khiến chúng ta có thể sẽ đánh giá quá cao mối đe dọa đang hướng về chúng ta từ những người khác.
Bằng cách giúp một người cảm thấy tích cực hơn về bản thân họ, chúng ta có thể làm giảm tính nhạy cảm của họ trước những suy nghĩ hoang tưởng (đây là một sự can thiệp mà chúng tôi đang kiểm tra). Thực tế ảo có thể là một tài sản quý: nếu giả vờ làm giảm chiều cao khiến lòng tự trọng bị hạ thấp, thì khi đó điều ngược lại có thể cũng đúng. Bằng cách làm cho người mắc chứng hoang tưởng cảm thấy họ cao hơn trong những tình huống thực tế ảo, thì chúng ta có thể nâng cao lòng tự tin của họ trong thế giới thực. Vì chúng ta không thể can thiệp nhiều đến chiều cao thực tế của chúng ta, nhưng chúng ta chắc chắn có thể học cách để cảm thấy mình cao hơn. Và khi nói đến việc nâng cao lòng tự trọng thì nó có thể tạo ra sự khác biệt.
Nguồn
Does Our Height Influence Our Mental Health?
How feeling shorter than those around us can trigger paranoid thoughts
Published on January 30, 2014 by Daniel Freeman, Ph.D. and Jason Freeman in Know Your Mind
PsychologyToday