Chiến tranh thế giới thứ hai và quan hệ quốc tế sau chiến tranh

Bút Nghiên

ButNghien.com
Chiến tranh thế giới thứ hai và quan hệ quốc tế sau chiến tranh

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh lan rộng khắp toàn cầu và diễn ra trên nhiều mặt trận: mặt trận Tây Âu (mặt trận phía Tây), măt trận Xô - Đức (mặt trận phía Đông), mặt trận Bắc Phi, mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và một mặt trận rộng lớn là cuộc chiến đấu trong lòng địch của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng. Chiến tranh diễn ra trong 6 năm (1939 - 1945), trải qua các giai đoạn phát triển chính sau đây:

Sau Hội nghị Têhêran, Mĩ - Anh quyết định cử tướng Mĩ Aixenhao làm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh ở châu Âu của Đồng minh để thực thi kế hoạch mở mặt trận thứ hai. Sau một thời gian chuẩn bị và nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Mặt trận thứ hai được mở bằng cuộc đổ bộ tại Noócmăngđi (Bắc Pháp) ngày 6 - 6 - 1944. Cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới với 3,5 triệu quân diễn ra thành công và hoàn toàn bất ngờ khiến quân Đức không kịp trở tay. Hơn 4.000 hạm tàu, 13.000 máy bay yểm trợ cho quân Đồng minh đổ bộ tại khu vực dài 80km, rộng từ 13 đến 19 km. Từ Noócmăngđi, quân Đồng minh chia làm hai mũi, mũi phía Bắc đánh vào nước Đức, mũi phía Tây - Nam đánh vào nước Pháp. Với việc mở Mặt trận thứ hai, lần đầu tiên kể từ ngày bắt đầu chiến tranh, nước Đức phát xít bị lâm vào tình thế phải đối phó cùng một lúc với hai mặt trận Đông - Tây (phía Đông chống Liên Xô, phía Tây chống Anh - Mĩ).

Quân đổ bộ tiến vào giải phóng nước Pháp. Phong trào khởi nghĩa vũ trang do Đảng Cộng sản Pháp lãnh đạo lan rộng khắp trong nước. Quần chúng nhân dân đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn trước khi quân Đồng minh đến. Ngày 19 - 8 - 1944, khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Pari, nhân dân làm chủ thành phố. Ngày 25 - 8, quân đội Đồng minh tiến vào Pari. Chính phủ lâm thời của nước Pháp do Đờ Gôn đứng đầu, được thành lập. Sau khi nước Pháp được giải phóng, quân Đồng minh tiếp tục giải phóng các nước Tây Âu khác như Bỉ, Hà Lan, Lucxembua, Italia và chuẩn bị tấn công nước Đức phát xít. Quân đội Mĩ - Anh gặp Hồng quân Liên Xô tại Toócgâu trên bờ sông Enbơ ngày 26 - 4 - 1945.

Trong bối cảnh sự thất bại của chủ nghĩa phát xít đang đến gần, Hội nghị thượng đỉnh Ianta (Crưm) được tổ chức với sự tham dự của những người đứng đầu ba nước Liên Xô, Anh, Mỹ là Xtalin, Sớcsin và Rudơven, từ ngày 4 đến 12 - 2 - 1945. Hội nghị đã đạt được những thoả thuận quan trọng về vấn đề phối hợp hành động để chống Trục phát xít trong giai đoạn kết thúc chiến tranh, về việc tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Đức và xây dựng những bảo đảm thật sự để nước Đức không còn khả năng gây chiến tranh một lần nữa. Về các vấn đề có liên quan đến châu Âu, Hội nghị thông qua “Tuyên ngôn giải phóng châu Âu” nêu rõ những chính sách và hành động chung nhằm giải quyết những vấn đề chính trị - kinh tế của châu Âu sau chiến tranh phù hơp với những nguyên tắc dân chủ. Về vấn đề Viễn Đông, các nước đã bí mật thoả thuận về việc Liên Xô sẽ tham gia vào cuộc chiến tranh Thái Bình Dương sau hai đến ba tháng sau khi Đức đầu hàng và chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Hội nghị còn khẳng định về việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc với nguyên tắc cơ bản là sự nhất trì hoàn toàn giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc sau chiến tranh. Cuối cùng, cũng tại hội nghị này, các nước lớn đã đạt được thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng, đặt cơ sở cho việc hình thành một trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh kết thúc. Sau khi phát xít Đức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu, Hội nghị Thượng đỉnh tam cường được tiến hành tại Pốtxđam (Đức) từ ngày 17 - 7 đến 2 - 8 - 1945. Ngay trước thềm Hội nghị, ngày 16 - 7, Mỹ đã thử thành công bom nguyên tử và mong muốn qua sự kiện này gây áp lực với Liên Xô. Hội nghị tập trung vào giải quyết vấn đề Đức trên cơ sở những thoả thuận của Hội nghị Ianta, nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa phát xít Đức, thực hiện giải giáp quân đội, biến nư ớc Đức thành một nước dân chủ, hoà bình và không thể một lần nữa trở thành mối đe doạ đối với an ninh toàn thế giới. Hội nghị quyết định phải thủ tiêu tất cả những tổ chức quân sự, nửa quân sự, cũng như các ngành công nghiệp quân sự và xoá bỏ các tập đoàn tư bản lũng đoạn Đức - lực lượng chủ đạo của chủ nghĩa quân phiệt Đức. Đồng thời nước Đức phải trả những khoản bồi thường chiến tranh cho các nước Đồng minh. Hội nghị đã thành lập “Hội đồng ngoại trưởng” gồm đại biểu năm nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Tru ng Quốc có nhiệm vụ chuẩn bị những hoà ước ký với các nước bại trận trong phe Đức (Italia, Rumani, Hunggari, Phần Lan) và Đức. Hội nghị đã xác định đường biên giới mới giữa Ba Lan và Đức theo tuyến Ôđe - Nây dơ (Oder - Neisse), khu vực Kônibớc (Konigsberg) chuyển giao cho Liên Xô. Đối với việc tiêu diệt phát xít Nhật ở Viễn Đông, Liên Xô tiếp tục bí mật cam kết sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật. Những quyết định của ba nước Xô - Mĩ - Anh trong Hội nghị Ianta và Pốtxđam chẳng những có ảnh hưởng quyết địn h đối với việc giải quyết vấn đề Đức, vấn đề Nhật và hàng loạt các vấn đề khác, mà còn đặt cơ sở cho một trật tự thế giới mới sau chiến tranh - trật tự hai cực Ianta.

Mùa xuân năm 1945, nước Đức phát xít đã bị kẹp giữa hai gọng kìm: phía Đông là 5 đạo quân của Liên Xô, phía Tây là 3 đạo quân của Mĩ - Anh và các nước Đồng minh. Trong bước đường cùng, Hítle dốc toàn lực quyết tâm phòng thủ Béclin bằng mọi giá.

Ngày 16 - 4 - 1945, Liên Xô bắt đầu tấn công vào Béclin, sào huyệt cuối cùng của nước Đức Quốc xã. Trên đường vào Béclin, Hítle bố trí hơn 90 sư đoàn (trong đó có 14 sư đoàn xe tăng và cơ giới) gồm trên 1 triệu quân, 10.000 pháo và súng cối, 1.500 xe tăng và pháo tự hành, 3.000 máy bay chiến đấu, cùng với đội dân quân phòng vệ 20 vạn người. Hồng quân Liên Xô huy động lực lượng của hai phương diện quân gồm 2,5 triệu người, 6.250 xe tăng, 7.500 máy bay, 42.000 đại bác và pháo, hoàn toàn chiếm ưu thế để ti êu diệt kẻ thù. Từ ngày 16 - 4, cuộc chiến đấu quyết liệt diễn ra ở ngoại ô Béclin. Bắt đầu từ ngày 23 - 4, cuộc chiến đấu diễn ra trong thành phố. Vòng vây của quân đội Liên Xô ngày càng khép chặt. Ngày 30 - 4, Hồng quân chiếm được nhà Quốc hội Đức, Hítle tự sát dưới hầm chỉ huy. Ngày 2 - 5, Hồng quân chiếm được toàn bộ thủ đô Béclin, quân Đức (còn lại khoảng hơn 7 vạn người) đầu hàng vô điều kiện. Ngày 9 - 5 - 1945, Tổng tư lệnh quân đội Đức, thống chế Câyten đã kí vào văn bản đầu hàng. Cuộc chiến tran h khốc liệt ở châu Âu đã kết thúc với thất bại của phát xít Đức.

Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, sau thắng lợi ở các đảo Thái Bình Dương, chiếm lại đảo Salômông (tháng 1 đến tháng 11 - 1943), quần đảo Ginbe (11 - 1943), quần đảo Mácsan (2 - 1944), quân đảo Marian (6 - 1944), quân đội Mĩ đã chiếm lại Tân Ghinê (7 - 1944). Tại Đông Nam á, cuộc chiến giành lại quần đảo Philippin diễn ra rất quyết liệt. Tháng 10 - 1944 quân Mĩ đổ bộ vào đảo Lâytơ (miền Trung Philíppin) đánh bại hải quân Nhật và chiếm lại hòn đảo này vào tháng 12 - 1944. Tháng 1 - 1945, sau những trận chiến đấu ác liệt, Mĩ giành được đảo Luđông. Đến tháng 3 - 1945, quân Mĩ chiếm lại toàn bộ Philíppin. ở Miến Điện, liên quân Anh - ấn và Mĩ - Trung Quốc bắt đầu triển khai những đợt tấn công từ tháng 10 - 1944. Cuối năm 1944, liên quân giành được miền Bắc Miến Điện. Đầu năm 1945, liên quân tiến vào miền Nam, giải phóng thủ đô Rănggun (5 - 1945). Lực lượng vũ trang yêu nước dưới sự lãnh đạo của Liên minh tự do nhân dân chống phát xít đã tích cực phối hợp với quân Đồng minh giải phóng đất nước. Những trận đánh cuối cùng của Mĩ ở Thái Bình Dương là trận đánh chiếm đảo Ivôgima (tháng 2 đến tháng 3 - 1945) và đảo Ôkinaoa (3 - 1945) nằm ở cửa ngõ đi vào Nhật Bản. Qua 3 tháng chiến đấu ác liệt, đến tháng 6 - 1945, quân Mĩ mới chiếm được hai hòn đảo này.

Đồng thời, từ mùa thu năm 1944, máy bay Mĩ tiến hành giội bom xuống 70 thành phố ở Nhật. Các thành như Ôsaka, Nagôgu, Yôkômaha… nhất là thủ đô Tôkiô bị tàn phá nặng nề. Nước Nhật đã kiệt quệ nhưng lực lượng quân phiệt vẫn quyết chiến đến cùng. Ngày 26 - 7, ba nước Mĩ - Anh - Trung Quốc gửi “Tuyên cáo Pốt xđam” kêu gọi Nhật đầu hàng. Tuy nhiên, Nhật đã bác bỏ tuyên cáo này. Tổng thống Mỹ Truman quyết định thả bom nguyên tử xuống đất Nhật. Ngày 6 - 8, quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống thành phố Hirôsim a làm 14 vạn người dân thiệt mạng.

Ngày 8 - 8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Ngày 9 - 8, với 1,5 triệu quân (3 phương diện quân), 5.500 xe tăng, 3.900 máy bay, 2.600 pháo và hạm đội Thái Bình Dương, Hồng quân tấn công như vũ bão, tiêu diệt đạo quân Quan Đông (gồm 70 vạn quân Nhật và 30 vạn quân nguỵ ở Mãn Châu).

Ngày 9 - 8, Mĩ thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagadaki của Nhật, giết hại 7 vạn người dân vô tội. Ngày 10 - 8, Chính phủ Nhật chấp nhận “Tuyên cáo Pốtxđam” và ngày 15 - 8 tuyên bố đầu hàng. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tuy nhiên, Hồng quân Liên Xô vẫn phải tiếp tục chiến đấu đến cuối tháng 8 - 1945 để đánh bại hoàn toàn đạo quân Quan Đông của Nhật. Ngày 2 - 9 - 1945, Nhật Bản chính thức ký văn bản đầu hàng vô điều kiện trên chiến hạm Mítxurin của Mĩ ở vịnh Tôkiô.

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thất bại hoàn toàn của phát xít Đức - Italia và Nhật Bản. Trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh (từ 9 - 1939 đến 11 - 1942), phe phát xít tạm thời chiếm thế chủ động trên chiến trường. Nhưng trong thời gian sau (từ 11 - 1942 đến 8 - 1945), phe Đồng minh bắt đầu phản công trên các mặt trận và tiêu diệt hoàn toàn các thế lực phát xít. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Khác vớ i Chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu diễn ra ở châu Âu, Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra ở cả châu Âu, châu á, châu Phi, châu Đại Dương và trên khắp các đại dương. Những tổn thất do chiến tranh gây ra là vô cùng thảm khốc: 76 nước bị đưa vào vòng chiến, 60 triệu người chết, khoảng 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4.000 tỉ đô la Mĩ (tính theo giá đương thời). Nền văn minh vật chất và tinh thần của nhân loại bị tàn phá nặng nề. Thắng lợi của chiến tranh thuộc về các nước Đồng minh và nhân dân các nước trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống trả các thế lực phát xít. Chiến trường Xô - Đức là một trong những chiến trường chính của chiến tranh, Liên Xô là lực lượng chủ lực trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu. Để giành được chiến thắng, 26.550.000 người Xô viết đã thiệt mạng, trong đó có 8.600.000 chiến sĩ Hồng quân. Thiệt hại về vật chất mà Liên Xô phải gánh chịu là 679 tỉ Rúp (tính theo thời giá năm 1941), chiếm 41% t ổng số thiệt hại của các nước tham chiến. Mĩ, Anh là hai thành viên chủ chốt trong khối Đồng minh chống phát xít và có những đóng góp quan trọng trong thắng lợi của chiến tranh. Trong thời gian chiến tranh, Mĩ đã viện trợ và cho thuê, mượn (theo Đạo luật thuê - mượn “Lend - lease”, thực hiện từ tháng 3 - 1941) đối với 38 quốc gia tham chiến trong phe Đồng minh, với tổng trị giá hơn 50 tỉ đô la Mĩ. Số quân nhân Mĩ chết trong chiến tranh là 298.000 người. Riêng nước Anh, tổng số người chết trong chiến tranh là 395.000 người, trong đó có 245.000 qu ân nhân. Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo nên chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh. Các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu và châu á, Liên Xô ngày càng lớn mạnh và trở thành siêu cường đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh đã làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Các nước phát xít bị tiêu diệt, Anh và Pháp đều suy yếu. Riêng nước Mĩ ngày càng vượt trội về mọi mặt và đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. Ch iến tranh đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đưa hàng trăm nước thuộc địa và phụ thuộc trở thành các quốc gia độc lập.

Đến đây đã kết thúc một thời kì đấu tranh căng thẳng, phức tạp trong quan hệ quốc tế và cái giá phải trả là cuộc chiến tranh khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Thời kì 1918-1945 đã chứng kiến cuộc đấu tranh gay gắt giữa các cường quốc tư bản phương Tây nhằm tranh giành thế lực, phạm vi ảnh hưởng và thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình. Nhưng bao trùm lên tất cả là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên là Liên Xô xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức, nhân dân lao động các nước và toàn thể loài người tiến bộ với một bên là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt và các thế lực phản động nhằm thiết lập một trật tự thế giới công bằng, bình đẳng, hòa bình và dân chủ. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử quan hệ quốc tế.

(Nguồn : ĐH Sư phạm Hà Nội )
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top