Chiến tranh lạnh và âm mưu của Mỹ
* Bối cảnh:
_ Sau 1945, các nước Đông Âu và Liên Xô hợp thành hệ thống XHCN ngày càng hùng mạnh, ảnh hưởng của CNXH ngày càng lớn.
_ Phong trào CM ở các nước phát triển mạnh (cả nước chiến thắng và chiến bại sau thế chiến 2).
_ Mĩ và các nước tư bản phương Tây cấu kết để tìm cách chống phá.
_ Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Tơruman chính thức phát động cuộc “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước XHCN, chống phong trào GPDT.
(Trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội Mĩ, ông ta cho rằng: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, “Chủ nghĩa cộng sản đang đe dọa thế giới tự do” và “Nga Xô đang bành trướng thuộc địa ở châu Âu”, Mĩ và phương Tây phải liên kết để chống lại sự “đe dọa” đó.
* Mục đích:
Mĩ “đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do”, giúp đỡ các dân tộc trên thế giới chống lại sự “đe dọa của chủ nghĩa cộng sản”, chống lại “sự bành trướng của Nga Xô”.
Như vậy, mối quan hệ đồng minh giữa Liên Xô với Mĩ và các nước phương Tây trong chiến tranh thế giới thứ hai, bây giờ tan vỡ.
* Hành động của Mĩ trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”:
_ Đưa ra kế hoạch Macsan (kế hoạch phục hưng châu Âu).
_ Mĩ và phương Tây ra sức “chạy đua vũ trang” với ngân sách quân sự khổng lồ để chuẩn bị cho cuộc “chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
_ Mĩ lập ra các khối quân sự và các căn cứ quân sự khắp nơi trên thế giới: NATO (ở châu Âu), SEATO (Đông Nam Á), ANZUS (Nam Thái Bình Dương), CENTO (Trung Cận Đông), Liên minh quân sự Mĩ – Nhật, Liên minh quân sự Tây bán cầu; xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự hải, lục, không quân trên khắp thế giới (các căn cứ quân sự ở Philippin, ở Nhật Bản, ở Thái Lan…).
_ Mĩ phát động hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược, can thiệp các nước; bao vây, cấm vận kinh tế; cô lập chính trị; tiến hành chiến tranh tâm lý, tình báo, gián điệp, phá hoại nội bộ… như xâm lược Việt Nam, Lào, Campuchia (1954 – 1975); can thiệp vũ trang ở Grênađa (1983) và Panama (1989); sử dụng Ixraen trong việc gây chiến tranh ở Trung Đông năm 1948, 1967; bao vây kinh tế và phá hoại về chính trị, quân sự ở Cuba, Hunggari, Tiệp Khắc…
_ Mĩ đã thực hiện “chính sách thế mạnh”, chính sách “đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản” dẫn đến chạy đua vũ trang, đối đầu căng thẳng giữa hai khối quân sự NATO và Vacsava, làm cho quan hệ quốc tế luôn luôn phức tạp, gay gắt.
* Kết luận:
- “Chiến tranh lạnh” đã dẫn tới chạy đua vũ trang, gây ra tình trạng đối đầu giữa hai phe ĐQCN do Mỹ đừng đầu và XHCN do Liên Xô làm trụ cột. Đy l cuộc chiến khơng cĩ xung đột trực tiếp bằng qun sự nhưng diễn ra trn mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố – tư tưởng, chạy đua vũ tranh…làm cho mối quan hệ quốc tế luôn luôn phức tạp, gay gắt.
ST