Chiến lược ôn tập và làm bài trong phòng thi

Tongthieugia

New member
Xu
0
Một số sĩ tử đến dự thi do ôn ngày ôn đêm mà khi vào phòng thi đã gục ngã. Như vậy là kết quả bằng con số 0. Ta nên ôn thế nào cho hợp lí

1. Giữ gìn sức khỏe

- Ăn uống đầy đủ(không đói khi học bài)
- Ngủ đủ giấc ( theo viện tâm sinh lí học con người ngủ vào khoảng từ 11h đêm đến 5h sáng là bảo đảm khoa học sức khỏe nhất).
- Tập thể dục như chạy bộ, đá bóng, leo cây nhưng không quá sức.
- Mỗi buổi ôn xong nhìn lá cây xanh để chống bị cận và nhắm mắt cho con ngươi nghỉ, tăng thị lực.

2. Cách ôn tập

- Ôn đan xen các môn, có nghỉ ngơi ăn chơi giữa giờ
- Lấy thời gian ôn trùng thời gian thi là 180 phút(thường là như vậy nếu thi đại học).
- Ôn kiến thức cơ bản trước ( đây thực chất là nội dung đầu đề không học tủ, không lan man)
- Phân tích mở rộng lấy dẫn chứng thực tế cho những thứ mà bạn cho là quan trọng.
- Ôn ở những nơi yên tĩnh, tập trung, không chơi kiểu vừa mở tivi xem vừa ôn, ôn như thế thà xem ti vi còn đỡ hại mắt hại thần kinh hơn.
- Không dùng thuốc khi ôn nếu bạn không muốn đặt trong tình trạng cấp cứu.
- Nghe nhạc nhẹ như nhạc Bazocque của Becthoven nhằm điều hòa nhịp tim cho đỡ mệt mỏi.

3. Vào phòng thi
- Trước khi đến phòng thi, thi môn nào tối ngày trước cần chuẩn bị sẳn, gọn những thứ cần thiết như bút, thước, thẻ, chứng minh, tiền.....

- Vào phòng thi sẽ rất hồi hộp hãy hít thở sâu thật sâu trong vòng 10 lần (lấy ô-xi lên não, khởi động não tự tin sáng suốt,khỏe khoăn và bĩnh tĩnh đến bất ngờ).

- Đừng bao giờ mang tài liệu theo đây là họa sát thân, nguy hiểm ở chỗ sẽ mất bình tĩnh, nều bị bắt bị đình chỉ 2 năm thi, mất danh dự và sĩ diện học thức của ta, một đời rửa nhục không hết).

- Đọc kỹ đề(rất quan trọng) hỏi gì làm đó đùng "râu ông này cắm cằm bà kia",làm bài lạc đề thì thà bỏ thi cho đỡ mệt vì lạc đề là không điểm.

- Làm bài theo phương châm "xấu đều hơn tốt lỏi" nghĩa là câu nào cũng làm cho dù chưa hoàn toàn như ý nhưng còn dễ ăn điểm hơn làm trọn 1 câu. Một câu không quá 3-4 điểm mà chắc gì đã làm đúng hết.

- Chú ý căn thời gian chuẩn đều cho các câu

Ví dụ đề cho 180 phút có 3 câu câu 1: 3 đ, câu 2: 3 đ câu 3: 4 đ
Trong thời gian 180 phút đó ta dùng 10 phút để xác định rõ chính xác yêu cầu của từng câu hỏi.
Ta còn 170 phút chia cho 3 cầu sẽ được mỗi câu 56 phút, tuy nhiên câu 3 là 4 điểm nên cần cho nhiều thời gian hơn nên các câu sẽ là:

Câu 1: giảm đi khoảng 4 phút tức là 56-5phut=51 phút
Câu 2: tương tự câu 1 còn 51 phút
Câu 3: sẽ được công thêm 10 phút từ câu 1,2 là 56 + 10 =66 phút

bầy giờ căn vào đồng hồ, nếu giờ thi là 7h30 thì:

+ Câu 1: phải xong trước lúc 7h30 + 51phut = lúc 8h21
+ Câu 2: 8h21 + 51 = trước lúc 9h12
+ Câu 3: 9h12 + 66phut = 10h 08.
Cái này các bạn tính nhẩm nhanh ghi ra nháp,ở đây là giới hạn thời gian cho các câu tránh "đầu voi đuôi chuôt" câu 1 làm nhiều câu còn lại làm sơ xài hay bỏ.
- Khi làm bài xong chú ý nhất là họ tên, số báo danh, thiếu cái này coi như sĩ tử đã "tử" thật sự.

Như tớ đây ít khi cắm đầu cắm cổ học, thi rất nhàn nhã(nếu không nói là toàn đi chơi vì tự ôn) nhưng khi thi thì còn trội hơn mấy người suốt ngày cắm đầu cắm cổ học trong tư thế rệu rã, đầu óc mơ màng, tinh thần mệt mỏi.

Làm như mình nói 1 học sinh trung bình cũng dễ dàng vào ngồi ghế đại học có tiếng miễn là chọn trường hợp túi tiền và hoàn cảnh các bạn!
Chúc các bạn thành công và thành nhân, đọc bài này có tác dụng và áp dụng thi đỗ thì khao cốc trà đá nhé :haha:

Tongthieugia
Bản quyền : vnkienthuc.com
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm, mình nghĩ những kinh nghiệm trên ko chỉ áp dụng cho môn địa mà còn áp dụng được cho các môn học khác nữa.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top