Phân loại đối tượng để giáo viên chủ động hơn trong phương pháp giảng dạy. Đây là một cách làm độc đáo và có hiệu quả khá cao của Sở GD-ĐT Lai Châu trong nỗ lực nâng cao tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT, đỗ kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Mô hình này được bắt đầu triển khai vào đầu năm 2009 và nó đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Ở kì thi tốt nghiệp năm 2008 tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của tỉnh Lai Châu chỉ là 62,36% (xếp thứ 50 toàn quốc) nhưng đến năm 2009 tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở địa phương này nhảy vọt lên con số 85,6% (xếp thứ 22 toàn quốc).
Mục tiêu của giáo dục Lai Châu là làm tốt công tác đại trà.
Tăng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp
Theo ông Hoàng Đức Minh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu, thì sở dĩ địa phương quyết định áp dụng giải pháp dạy học theo đối tượng vùng miền là do thực trạng giáo viên (GV) giảng dạy chỉ chú ý việc truyền đạt kiến thức mình có mà không chú ý đến nhận thức của học sinh (HS). Nhiều GV còn có thói quen dạy tất cả các kiến thức trong sách giáo khoa, không chú ý đến trình độ nhận thức, tiếp thu của HS.
Chính vì thế, bắt đầu từ năm 2009, Sở GD-ĐT Lai Châu đã thành lập tổ GV cốt cán (tổ này bao gồm tất cả các môn học cơ bản) đi xuống từng địa bàn và cùng với các GV của trường tham gia công tác giảng dạy. Thành phần của tổ cốt cán là những GV đã có nhiều kinh nghiệm và là những GV dạy giỏi.
Sau khi tham gia giảng dạy, tổ GV cốt cán ngồi lại cùng với các GV của trường để rút kinh nghiệm và tháo gỡ những thắc mắc. Mục đích của việc làm này là tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS.
Một buổi trao đổi và rút kinh nghiệm giảng dạy môn Toán lớp 12 giữa giáo viên tổ cốt cán với các giáo viên huyện Phong Thổ, Lai Châu.
Riêng đối với HS lớp 12 thì Sở GD-ĐT Lai Châu yêu cầu các cơ sở sàng lọc phân loại đối tượng HS một cách kỹ càng. Việc phân đối tượng được chia thành nhiều cấp độ khác nhau và có mục tiêu ôn thi hết sức rõ ràng.
Đối với các cơ sở mà sau khi tập huấn GV không đáp ứng được yêu cầu thì Sở GD-ĐT cử GV cốt cán trực tiếp xuống giảng dạy và ôn thi.
“Mỗi HS sẽ có thể mạnh khác nhau. Các em có thể học yếu môn này nhưng lại tốt môn khác. Chính vì thế mục tiêu ôn thi là làm sao để các em kiếm được điểm cao môn học tốt và cố gắng đạt điểm ở mức vừa phải đối với môn học yếu. Mục đích là làm sao để tổng điểm 6 môn dự thi đạt từ 30 điểm trở lên”, ông Minh chia sẻ.
Cũng theo ông Minh thì với “chiến thuật” phân loại đối tượng HS theo từng môn để dạy và ôn thi tốt nghiệp thì GV sẽ nhàn và chủ động hơn trong phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên Ban giám hiệu nhà trường sẽ vất vả hơn trong việc bố trí lớp.
Đánh giá về phương pháp dạy học này, cô giáo Lê Thị Hương Duyên, Phó Hiệu trưởng trường THPT Phong Thổ, huyện Phong Thổ cho biết: “ Cách làm này có ưu điểm là vẫn bám sát được chương trình nhưng GV lại phân luồng được HS. Với phương pháp như vậy mà ở kì thi tốt nghiệp THPT năm 2009 lần đầu tiên trường THPT Mường So đạt tỷ lệ đỗ là 60% (trước kia chỉ dưới 50%). Điều đáng mừng hơn là cũng trong năm này nhà trường đã có 20 HS đỗ ĐH, CĐ”.
Cùng chung quan điểm này, thầy Phạm Thành Vũ, Hiệu phó trường THPT Mường So (một trong những trường học tốt nhất huyện Phong Thổ), cho biết thêm: “Với phương pháp như vậy thì GV không chỉ được tư vấn mà còn học hỏi được kinh nghiệm lẫn nhau. Đây là điều rất quan trọng đối với GV vùng cao”.
Còn đó những khó khăn
Chia sẽ với Dân trí, lãnh đạo Sở GD-ĐT Lai Châu cho hay, địa phương đang cố gắng làm tốt công tác đại trà trong giáo dục, còn mũi nhọn chỉ tham gia có tính phong trào. Mục tiêu của ngành giáo dục Lai Châu là tập trung đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục theo đúng chủ đề năm học 2010. Về chất lượng giáo dục thì mục tiêu chính là làm sao để nâng cao tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT (bao gồm cả THPT và GDTX ) và nâng dần số lượng HS đỗ ĐH, CĐ.
Mặc dù đạt được những thành công nhất định nhưng hiện tại ngành giáo dục Lai Châu đang phải đối mặt với không ít khó khăn. Ngoài về vấn đề kinh phí để thực hiện thì do đặc thù là do địa phương có nhiều thành phần dân tộc khác nhau nên việc phân loại đối tượng HS cũng còn gặp nhiều rắc rối.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì ngoài kinh phí ngân sách của địa phương thì vẫn phải vận động từ nguồn đóng góp của HS để triển khai giải pháp. Tuy nhiên đối với vùng khó khăn thì chủ yếu là HS nghèo. Chính vì thế nguồn đóng góp chẳng đáng là bao mà các thầy cô làm vì trách nhiệm là chính.
Cũng theo tâm sự của các thầy cô ở trong tổ cốt cán thì hàng năm phải đi làm nhiệm vụ này khoảng gần 1 tháng nhưng ngoài công tác phí theo quy định của nhà nước thì không được nhận thêm khoản nào.
Việc phân loại học sinh còn gặp không ít khó khăn.
Bài toán về vấn đề kinh phí chưa có hướng giải quyết thì ngành giáo dục Lai Châu lại phải đối mặt với những khó khăn về nhân lực và phân loại đối tượng.
Theo cô Lê Thị Hương Duyên, Phó hiệu trưởng Trường THPT Phong Thổ, thì hiện nay đội ngũ nhà giáo ở vùng cao chủ yếu là những người có độ tuổi còn rất trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Trong khi đó trình độ HS lại yếu kém nên gặp nhiều khó khăn về phương pháp giảng dạy.
Còn theo ông Nguyễn Văn Diệu - Chuyên viên Sở GD-ĐT, tổ trưởng tổ cốt cán môn Địa thì quá trình thực hiện cho thấy việc phân loại đối tượng HS còn gặp nhiều khó khăn.
“Do đặc tính của HS vùng cao là có những dân tộc học rất tốt nhưng lại có dân tộc học yếu. Chính vì thế nếu phân loại đối tượng không khéo sẽ dễ xảy ra tình trạng “đối đầu” giữa các dân tộc”, ông Diệu tâm sự.
Theo Dân trí.
Mục tiêu của giáo dục Lai Châu là làm tốt công tác đại trà.
Theo ông Hoàng Đức Minh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu, thì sở dĩ địa phương quyết định áp dụng giải pháp dạy học theo đối tượng vùng miền là do thực trạng giáo viên (GV) giảng dạy chỉ chú ý việc truyền đạt kiến thức mình có mà không chú ý đến nhận thức của học sinh (HS). Nhiều GV còn có thói quen dạy tất cả các kiến thức trong sách giáo khoa, không chú ý đến trình độ nhận thức, tiếp thu của HS.
Chính vì thế, bắt đầu từ năm 2009, Sở GD-ĐT Lai Châu đã thành lập tổ GV cốt cán (tổ này bao gồm tất cả các môn học cơ bản) đi xuống từng địa bàn và cùng với các GV của trường tham gia công tác giảng dạy. Thành phần của tổ cốt cán là những GV đã có nhiều kinh nghiệm và là những GV dạy giỏi.
Sau khi tham gia giảng dạy, tổ GV cốt cán ngồi lại cùng với các GV của trường để rút kinh nghiệm và tháo gỡ những thắc mắc. Mục đích của việc làm này là tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS.
Một buổi trao đổi và rút kinh nghiệm giảng dạy môn Toán lớp 12 giữa giáo viên tổ cốt cán với các giáo viên huyện Phong Thổ, Lai Châu.
Đối với các cơ sở mà sau khi tập huấn GV không đáp ứng được yêu cầu thì Sở GD-ĐT cử GV cốt cán trực tiếp xuống giảng dạy và ôn thi.
“Mỗi HS sẽ có thể mạnh khác nhau. Các em có thể học yếu môn này nhưng lại tốt môn khác. Chính vì thế mục tiêu ôn thi là làm sao để các em kiếm được điểm cao môn học tốt và cố gắng đạt điểm ở mức vừa phải đối với môn học yếu. Mục đích là làm sao để tổng điểm 6 môn dự thi đạt từ 30 điểm trở lên”, ông Minh chia sẻ.
Cũng theo ông Minh thì với “chiến thuật” phân loại đối tượng HS theo từng môn để dạy và ôn thi tốt nghiệp thì GV sẽ nhàn và chủ động hơn trong phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên Ban giám hiệu nhà trường sẽ vất vả hơn trong việc bố trí lớp.
Đánh giá về phương pháp dạy học này, cô giáo Lê Thị Hương Duyên, Phó Hiệu trưởng trường THPT Phong Thổ, huyện Phong Thổ cho biết: “ Cách làm này có ưu điểm là vẫn bám sát được chương trình nhưng GV lại phân luồng được HS. Với phương pháp như vậy mà ở kì thi tốt nghiệp THPT năm 2009 lần đầu tiên trường THPT Mường So đạt tỷ lệ đỗ là 60% (trước kia chỉ dưới 50%). Điều đáng mừng hơn là cũng trong năm này nhà trường đã có 20 HS đỗ ĐH, CĐ”.
Cùng chung quan điểm này, thầy Phạm Thành Vũ, Hiệu phó trường THPT Mường So (một trong những trường học tốt nhất huyện Phong Thổ), cho biết thêm: “Với phương pháp như vậy thì GV không chỉ được tư vấn mà còn học hỏi được kinh nghiệm lẫn nhau. Đây là điều rất quan trọng đối với GV vùng cao”.
Còn đó những khó khăn
Chia sẽ với Dân trí, lãnh đạo Sở GD-ĐT Lai Châu cho hay, địa phương đang cố gắng làm tốt công tác đại trà trong giáo dục, còn mũi nhọn chỉ tham gia có tính phong trào. Mục tiêu của ngành giáo dục Lai Châu là tập trung đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục theo đúng chủ đề năm học 2010. Về chất lượng giáo dục thì mục tiêu chính là làm sao để nâng cao tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT (bao gồm cả THPT và GDTX ) và nâng dần số lượng HS đỗ ĐH, CĐ.
Mặc dù đạt được những thành công nhất định nhưng hiện tại ngành giáo dục Lai Châu đang phải đối mặt với không ít khó khăn. Ngoài về vấn đề kinh phí để thực hiện thì do đặc thù là do địa phương có nhiều thành phần dân tộc khác nhau nên việc phân loại đối tượng HS cũng còn gặp nhiều rắc rối.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì ngoài kinh phí ngân sách của địa phương thì vẫn phải vận động từ nguồn đóng góp của HS để triển khai giải pháp. Tuy nhiên đối với vùng khó khăn thì chủ yếu là HS nghèo. Chính vì thế nguồn đóng góp chẳng đáng là bao mà các thầy cô làm vì trách nhiệm là chính.
Cũng theo tâm sự của các thầy cô ở trong tổ cốt cán thì hàng năm phải đi làm nhiệm vụ này khoảng gần 1 tháng nhưng ngoài công tác phí theo quy định của nhà nước thì không được nhận thêm khoản nào.
Việc phân loại học sinh còn gặp không ít khó khăn.
Theo cô Lê Thị Hương Duyên, Phó hiệu trưởng Trường THPT Phong Thổ, thì hiện nay đội ngũ nhà giáo ở vùng cao chủ yếu là những người có độ tuổi còn rất trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Trong khi đó trình độ HS lại yếu kém nên gặp nhiều khó khăn về phương pháp giảng dạy.
Còn theo ông Nguyễn Văn Diệu - Chuyên viên Sở GD-ĐT, tổ trưởng tổ cốt cán môn Địa thì quá trình thực hiện cho thấy việc phân loại đối tượng HS còn gặp nhiều khó khăn.
“Do đặc tính của HS vùng cao là có những dân tộc học rất tốt nhưng lại có dân tộc học yếu. Chính vì thế nếu phân loại đối tượng không khéo sẽ dễ xảy ra tình trạng “đối đầu” giữa các dân tộc”, ông Diệu tâm sự.
Theo Dân trí.