CHIẾN LƯỢC CON NGƯỜI - VÌ CON NGƯỜI
[FONT="]Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn hướng đến con người, vì con người. Hệ thống luận điểm của Người mang đậm tính nhân đạo, nhân văn. Bàn về bất cứ lĩnh vực nào, vấn đề gì và cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, mọi hành động của mình, Hồ Chí Minh đều dốc hết tâm can, bầu nhiệt huyết đấu tranh cho tự do cho hạnh phúc của nhân dân và của nhân loại, cho độc lập dân tộc và hòa bình thế giới.
[/FONT] [FONT="]Để thực hiện lí tưởng cao đẹp đó, Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giáo dục lên trên hết. Người là nhà giáo dục toàn bích và vĩ đại. Chiến lược giáo dục của Người là toàn diện. Phương châm giáo dục của Người là kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, được thể hiện bằng phương pháp học đi đôi với hành, nói đi đôi với làm, lý luận đi đôi với thực tiễn, với những biện pháp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, dễ hiểu – dễ nhớ - dễ làm. Tất cả những điều phức tạp, trừu tượng, cao siêu, qua cách nói, cách viết, cách thực hành của Người đều trở nên giản dị, gần gũi và thuyết phục mọi người, dù đó là ai, trình độ cao hay thấp, nhiều tuổi hay ít tuổi, người đa số cũng như người thiểu số, người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, trí thức hay công nhân, nông dân…; và kể cả những người đối lập chính kiến dần dần cũng phải thừa nhận những chân lý do Người nêu ra. Điều ẩn sâu trong cách giáo dục của Hồ chí Minh là làm thế nào để mọi người nhận ra lẽ phải,làm theo lẽ phải – bởi lẽ là một trong những tiêu chí quan trọng của tính người. Cho nên, việc giáo dục đạo đức – đạo đức cá nhận và đạo đức xã hội – luôn luôn được Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu. Đức của người – cần, kiệm, liêm, chính – là trung tâm của mối quan hệ tam tài ( thiên- địa- nhân), là cái mấu chốt nhất để khẳng định nhân tính, là điểm khởi đầu và là mục đích làm người, thành người, tức là có ích đối với xã hội. Tính mục đích trong chiến lược giáo dục của Hồ Chí Minh rất rõ ràng – xây dựng con người. Hay nói cách khác, trong tư tưởng Hồ chí Minh, chiến lược giáo dục chiếm vị trí hàng đầu của chiến lược con người.
[/FONT] [FONT="]Xây dựng con người là mục đích chung của chiến lược giáo dục. Đối với người cách mạng, chiến lược giáo dục có yêu cầu cao hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải rèn luyện đạo đức cách mạng, bởi muốn vận động,giáo dục quần chúng nhân dân giác ngộ và đi theo cách mạng, ủng hộ cách mạng thì mỗi cán bộ phải “cách mạng tiên cách nhân”, phải tự nguyện làm công bọc của dân, phải giữ trọn nguyên tắc đạo đức “điều gì mà mình không muốn thì đừng làm với người khác”. Đạo đức cách mạng ấy là hãy biết vì người khác, biết đặt lợi ich cách mạng, lợi ích dân tộc, lợi ích của dân tộc là trên hết. chung quy lại đó là phép xử thế; phải học cách xử thế với mọi người, với xã hội và xử thế ngay với bản thân mình. Cho nên yêu cầu đặt ra cho mỗi người cán bộ, đảng viên là phải luôn luôn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo các tiêu chuẩn đạo đức xã hội, trước tiên là thực hành cần- kiệm- liêm- chính. Trong bài báo nhan đề “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, kí T.L.đăng trên báo Nhân Dân ra ngày 3/2/1969, chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
[/FONT] [FONT="] “ Mỗi cán bộ, Đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỉ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt nhiệm vụ”. Trong tác phẩm này, Hồ Chí Minh phân tích những biểu hiện, những hậu quả nghiêm trọng, những tác hại sâu xa của chủ nghĩa cá nhân một cách cụ thể và sâu sắc.Người khẳng định: “ Tóm lại, do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm”. Nói cách khác, nếu không “quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng” thì không thể đạt được mục đích “xây dựng con người”, không thể thực hiện được chiến lược con người, vì con người. Cho nên Người khuyên mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức bằng cách học tập để nâng cao trình độ hiểu biết. Học là con đường tốt nhất để giải phóng bản thân khỏi sự tối tăm, gột rửa những thói hư tất xấu, để làm chủ mình, từ đó có thể giúp đỡ người khác, đem sức mình cống hiến cho xã hội một cách có ích và thiết thực. Cũng bởi vậy Hồ Chí Minh đã nói: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.trong câu này, chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu: “xây dựng con người mới” – con người xã hội chủ nghĩa, vừa hồng vừa chuyên, vừa có đức vừa có tài để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vị trí của con người vẫn là trung tâm, vẫn là điểm khởi đầu và là mục đích mà xã hội mới phải hướng tới để mưu cầu, để phục vụ. Nếu không phải vậy thì cách mạng không còn ý nghĩa đích thực là một cuộc đổi đời, không phải là tiến trình của tiến bộ xã hội. Cách mạng là để giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, tối tăm, tiến tới ấm no, hạnh phúc. Hoàn thành cách mạng dân tộc mà không hướng tới và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì không thể đảm bảo được độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân nói gì đến tự do và hạnh phúc. Nhưng muốn có một xã hội mới trước hết cần có những con người mới với đầy đủ các phẩm chất đức và tài. Chỉ có một nền giáo dục tiên tiến, toàn diện và vận hành tới mục tiêu vì con người thì mới có thể đào tạo, bồi dưỡng được những lớp người mới. Tiêu chí của con người mới xã hội chủ nghĩa có nhiều và vận động thay đổi không ngừng để phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kì của cách mạng,song căn bản và trước hết, như chủ tịch Hồ Chí Minh nói, trong mỗi con người phải “quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”.
[/FONT] [FONT="]Chủ nghĩa cá nhân là tàn tích của xã hội cũ, kéo dài hàng ngàn năm, ăn sâu vào tâm thức của những con người bị bần cùng, bị tước đoạt hết mọi quyền làm người. Nghèo nàn, lạc hậu đi đôi với thất học, bị đầu độc bằng rượu và thuốc phiện, càng trở thành mảnh đất màu mỡ do chủ nghĩa cá nhân bám rễ chắc bền.Lên án “nền văn minh” Pháp, Hồ Chí Minh viết: “May mắn thay, tuy chúng ta thiếu trường học, nhưng nước Pháp đã n=ban cho chúng ta rất nhiều nhà thổ, tiệm thuốc phiện và ty rượu”. Một sự thật chua xót về tình cảnh của người dân Việt Nam dưới ách thống trị của đế quốc thực dân. Người viết tiếp: “ làm cho dân ngu để dễ trị”, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc tác hại của sự thất học, do đó ngay sau khi dành được độc lập cho dân tộc, vị chủ tịch của nước Việt Nam dân chủ cộng Hòa yêu cầu chính phủ mở chiến dịch chống nạn mù chữ. Người Nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người khuyên nhân dân của mình, đặc biệt là thiếu niên “phải siêng học”. Người thống thiết răn các em: “sau tám mươi năm dời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta, làm sao chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đi đôi với việc học – học để thành người, học để thành tài, chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề nghị Chính Phủ “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần- kiệm- liêm- chính”. Đó là giáo dục đạo đức.
[/FONT] [FONT="]Đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho nền giáo dục ngay từ những ngày đầu lập nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đường lối giáo dục toàn diện,đồng thời khẳng định chiến lược đào tạo con người vừa hồng vừa chuyên. Coi trọng đức và tài đó là cách tư duy biện chứng về tính bản chất của con người. Hồ Chí Minh phân tích giản dị mà chí lý: “ Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,không có nguồn thì sông cạn.Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì ?”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đạo đức là nguồn, là gốc, là căn bản của con người và giáo dục đạo đức nhằm “đào tạo những công dân tốt và cán bộ tốt”, tức là con người có nhân cách. Một xã hội được xem là tiên tiến, văn minh thì xã hội ấy phải có một nền đạo đức do chính những người có nhân cách tạo dựng nên và tiếp tục chăm lo đào tạo, đào tạo một cách thường xuyên và có mục tiêu, những lớp người có đủ phẩm chất và năng lực tự khẳng định mình, cùng nhau vươn tới nền văn minh chân chính.
[/FONT] [FONT="]Về bản chất, con người luôn có ý thức tự khẳng định với tính cách con người ( nhân cách ). Nhưng nhân cách chỉ có thể hình thành trên nền tảng đạo đức với các giá trị trước tiên bao gồm: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Những giá trị đó không tự nhiên có sẵn trong con người, mà phải được giáo dục, giáo dưỡng, để từ đó mỗi người tự bồi dưỡng , rèn luyện “biến” cái học được thành của mình. Đó không chỉ là con đường hình thành nhân cách cá nhân, mà còn là quá trình thiết lập nền đạo đức xã hội. Điều này ở phương tây chưa có, tức là chưa thiết lập được nền tảng của đạo đức học. Trong lời nói đầu cho tác phẩm “ Xác lập cơ sở cho đạo đức”, nhà triết học người Pháp Francois Jullien viết: “ Xác lập cơ sở cho đạo đức, không phải là xác định những nguyên tắc cho nó, mà là chứng minh tính chính đáng có thể có được của nó. Là nói nhân danh cái gì nó được biện chính – không lặp lại cái trò lấy giới luật của thượng đế hoặc lợi ích xã hội của nó để biện chứng cho nó”; và ông phê phán: “…Chúng ta chẳng phủ nhận đâu là có một ý thức đaọ đức nhưng chúng ta sợ cái trò lừa phỉnh. Thế là tư tưởng đạo đức trở nên tù mù, mập mờ, lãng đãng, như một bóng ma, không ngừng ám ảnh những cuộc tranh luận ý thức hệ của chúng ta: những từ “nhân văn”, “đoàn kết” mà ngày nay chúng ta luôn miệng nói đến, vậy thì thực sự căn cứ của chúng ta là ở đâu ?”. Cũng bàn về đạo đức, trong cuốn “Phê Phán tính hiện đại”, Alain Touraine đưa ra nhận xét: Ở Phương Tây “ Những người bảo vệ đạo đức đang đứng hai bên mặt trận: một mặt, chống lại việc quy xã hội thành một doanh nghiệp chỉ nghĩ tới sự cân bằng về ngoại thương, tới lạm phát và tới các luồng tiền mặt ( cash – flow); mặt khác, chống lại việc trở về với chủ nghĩa cộng đồng tôn giáo. Do đó, phải có một nỗ lực hai mặt của sự phân tích phê phán: một mặt, để không quy lao động thành một bộ máy sản xuất; mặt khác, để không quy hình ảnh của chủ thể trong tư tưởng tôn giáo thành sự tìm kiếm một thứ đạo đức cộng đồng theo kiểu phản động”. Như vậy, rõ ràng việc chưa xác lập được nền tảng đạo đức đã dẫn đến những khó khăn và sự mất phương hướng trong quá trình xác lập và xây dựng ở phương Tây một nền đạo đức xã hội. Tình hình ở các nước phương Đông, nơi xuất hiện nền minh triết, hoàn toàn khác.Khi đạo phật và đạo Khổng xuất hiện thì cũng là lúc nền tảng đạo đức được xác lập và lập tức hướng con người suy nghĩ và hành động theo những tiêu chuẩn nhất định. Do đó, trải qua hàng nghìn năm, những tiêu chuẩn đạo đức đã ăn sâu vào tiềm thức các thế hệ con người và đã trở thành truyền thống văn hóa với những bản sắc riêng biệt giữa các quốc gia, các dân tộc, thậm chí giữa các cộng đồng khác nhau cùng sinh sống, và tạo nên một dòng chảy chung, một phong cách chung của dân tộc. Tuy chịu ảnh hưởng rất sâu sắc đạo Khổng, nhung Khổng Giáo đến Việt Nam đã bị môi trường Việt Nam khúc xạ. Theo giáo sư Phan Ngọc, Nho giáo vào Việt Nam đã trải qua bốn độ khúc xạ là: Tổ quốc Việt Nam; Làng xã Việt Nam; Việt Nam xét trong mối quan hệ với Trung Quốc; và, Việt Nam theo văn hóa Đông Nam Á. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống Nho giáo, ngay từ thửa thiếu thời Hồ Chí Minh đã hiểu sâu sắc đạo Khổng. Người tiếp thu có chọn lọc những tinh túy trong tư tưởng của Khổng Tử, đồng thời phê phán những hạn chế, những tiêu cực trong học thuyết của Khổng tử. Khi sang phương Tây, cũng bằng cách ấy, Hồ Chí Minh đã “ đãi” được những hạt kim cương từ những vỉa tầng văn minh của nhân loại. Và, Người đã khéo léo kết hợp những vẻ đẹp lóng lánh của hai nền văn hóa Đông và Tây vào tư tưởng của mình, hướng dân tộc mình vận động phù hợp với truyền thống và hiện đại. Bàn về “phong cách sống của Bác”, giáo sư Phan Ngọc đã đi đến nhận định: “ Con đường vượt gộp của dân tộc để tiến lên CNXH không phải ở nguyên lý này, câu nói nọ.Nó nằm trong trái tim của chúng ta: giản dị, thanh lịch, chuộng nếp vừa phải, ghét sự thái quá với lòng cao thượng để xây dựng trong cảnh trời yên bể lặng một tình hữu ái toàn thế giới. Chừng nào ta còn đi con đường ấy thì không một thủ đoạn nào có thể đánh bại chúng ta được”.
[/FONT] [FONT="]Đề xướng xây dựng một nền đạo đức xã hội cho nước Việt Nam mới, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người gương mẫu đi đầu thực hiện để xây dựng những chuẩn mực đạo đức cho xã hội. Người thực hiện mười ngày nhịn ăn một bữa để đóng vào hũ gạo chống đói. Hằng ngày Người dành thời gian cùng mọi người trong cơ quan tăng gia sản xuất, luyện tập thể dục thể thao. Người sống một cuộc đời giản dị trong nếp nhà sàn đơn sơ nơi núi rừng hẻo lánh cũng như khi về giữa Thủ đô. Người đi dép cao su, giày vải ra mặt trận, đến với chiến sĩ, đồng bào, sâu sát giúp đỡ, vận động nhân dân đặt quyền lợi Tổ Quốc, quyền lợi tập thể lên trên hết. Và, thói quen cao quý nhất của Người là suốt đời học tập, học tập không mệt mỏi, học tập để giúp nhân dân thoát cảnh đói nghèo, giúp đất nước giữ vững quyền độc lập tự chủ và vươn tới phồn vinh, dẫn dắt dân tộc hòa vào dòng thác cách mạng thế giới, xây dựng nền hòa bình trên khắp hoàn cầu.Cho đến tận cuối đời, gia tài duy nhất của Người để lại cho dân, cho nước, là tư tưởng – một tư tưởng sáng chói làm nên một thời đại – thời đại Hồ Chí Minh.
Theo Cao Ngọc Thắng - TTHCM - NXB Thanh Niên
[/FONT]