Kuin Sukoagoa
Yêu
- Xu
- 0
Chiêm ngưỡng ảnh khoa học đẹp nhất năm
Ban tổ chức cuộc thi ảnh thường niên "Thách thức tầm nhìn khoa học - kỹ thuật quốc tế" vừa công bố danh sách những người thắng cuộc cho năm vừa qua - 2010.
Cuộc thi do tạp chí Khoa học và Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ đồng bảo trợ, với mục đích trao thưởng cho các tác phẩm "thu hút mọi người trên toàn thế giới và truyền đạt kiến thức khoa học gần gũi bằng những cách mới lạ và kích thích trực quan", theo một tuyên bố. Các tiêu chuẩn dánh giá bao gồm tác động trực quan, giao tiếp hiệu quả, tươi mới và độc đáo.
Hãy cùng tạp chí National Geographic chiêm ngưỡng những tuyệt tác đoạt giải "Thách thức tầm nhìn khoa học - kỹ thuật quốc tế 2010" vừa được công bố:
Hình ảnh 3D chi tiết nhất về virus HIV đã giành giải nhất cho thể loại minh họa. Nhóm tác giả người Nga do Ivan Konstantinov đứng đầu đã phân tích hơn 100 tạp chí khoa học để khắc họa số hóa virus gây căn bệnh thế kỷ càng gần hình thật càng tốt. Việc phối hợp hai tông màu cho thấy, HIV (màu cam) đang tấn công và hủy hoại một tế bào miễn dịch (màu xám). Mảng cắt hình tam giác thể hiện việc virus tự sáp nhập để biến tế bào thành một nhà máy sản xuất virus. "Chúng tôi coi các mô hình 3D như là một cách mới để trình bày và phát huy các dữ liệu khoa học về virus phổ biến trên con người" ông Konstantinov thuộc Công ty Khoa học thị giác, khẳng định.
Bức ảnh 3D về một vật ăn vi khuẩn đang tích cực tấn công một vi khuẩn "theo phong cách phim kinh dị hạng B" của Jonathan Heras thuộc Công ty Đồ họa Equinox đã được trao bằng danh dự thể loại hình minh họa. Theo tác giả Heras, các vật ăn vi khuẩn là virus có "chân mảnh khảnh như người ngoài hành tinh" và miệng như giác mút được sử dụng để "không ngừng bám đuổi con mồi của chúng". Các virus chiếm quyền điều khiển vi khuẩn và sử dụng các nạn nhân như "những nhà máy nhân bản virus".
Một bằng danh dự nữa của thể loại minh họa thuộc về bức ảnh bản đồ gen của mù tạt Arabidopsis thaliana.
Đạt giải nhất thể loại nhiếp ảnh là hình chụp qua kính hiển vi cho thấy bề mặt gợn sóng của một lớp đơn phân tử. "Lớp này thực chất bao gồm hai phân tử khác nhau, có xu hướng tách biệt cái gì đó như dầu và nước. Trong bức ảnh này, chúng tôi đã chụp được sự phân tách có vẻ như ở giai đoạn đầu", Seth B. Darling, đồng tác giả bức ảnh với Steven J. Sibener đến từ Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, kể. Mỗi phân tử trong số hàng triệu phân tử trong bức ảnh có chứa lưu huỳnh ở đầu. Tuy nhiên, một loại trong số chúng có các-bon và hyđrô ở đuôi, trong khi loại khác lại có các-bon và flo. Chiều cao của hai loại phân tử chênh nhau khoảng 0,2 nanomét. Bức ảnh này từng xuất hiện trên trang bìa số phát hành ngày 18/2 của tạp chí Khoa học.
Một bức ảnh cận cảnh các sợi lông trên các hạt giống cà chua bình thường, chụp qua kính hiển vi đã được trao bằng danh dự thể loại nhiếp ảnh. Theo tác giả Robert Rock Belliveau, một nhà nghiên cứu bệnh học đã nghỉ hưu, các sợi lông tiết ra chất nhầy như một lớp màng thấy rõ ràng ở rìa hạt giống. Chất nhầy này có nhiều tác dụng: tiêu diệt các kẻ thù với chất thuốc trừ sâu tự nhiên, ngăn chặn các hạt giống bị khô và giúp hạt mầm bám chặt vào đất.
Một bằng danh dự nữa trong thể loại nhiếp ảnh thuộc về bức ảnh robot trên. Theo các chuyên gia Đại học Harvard (Mỹ), thiết kế robot có kích thước của một con rệp có thể giúp gợi hứng cho sự ra đời của các mẫu chuyển động tốt hơn.
Mọi đặc điểm chi tiết cuả chồi nấm trong một bức poster giáo dục đã giành giải nhất thể loại đồ họa thông tin. Những loài nấm được khắc họa bao gồm cả những loại được tìm thấy trong pho mát, bia, bánh mì và thậm chí cả dơi ngủ đông. Theo Kandis Elliot, họa sĩ cao cấp thuộc Khoa Thực vật học tại Đại học Wisconsin (Mỹ) , nấm là "một sinh vật rất phức tạp" và hiện đang được sử dụng để làm nhiên liệu tự nhiên, dược phẩm và các sản phẩm khác có ích khác.
- Thanh Bình