Cuộc sống luôn hướng dẫn cho những người biết sống với nó. Đó là cả một quá trình mà mỗi một con người phải đi qua, nắm bắt lấy cơ hội, trải nghiệm mình vào cuộc sống, và thưởng thức từng thước phim của cuộc sống, rồi tất cả những điều đó sẽ trôi đi, kết lại thành những bài học hay, hay trở thành những kỉ niệm không phai trong tâm trí một con người. Nó không chỉ dành cho riêng bạn, cho riêng tôi, hay riêng cho một ai từng đi lại trên trái đất này.
Những vùng đất tôi từng bước chân qua dù đẹp với một nền công nghiệp tiến bộ, nhưng lại thấm đượm nỗi buồn của riêng tôi, gặm nhắm cảm xúc của tôi, và đọng lại cùng một điểm với cái khoảnh khắc vô tận của thời gian. Chúng chết. Không sống mãi với thời gian của lòng tôi, và trong những giây phút ấy tôi lại muốn được trở về với đất nước, nơi mà những bài hát nổi tiếng của đất nước trong thập kỉ hai mươi thường nói về tình yêu, và những bà mẹ già ngồi đợi con về bên mái lều tranh cô quạnh.
Ba năm du học ở Singapore cho tôi nhiều điều hơn những gì mà tôi đã học được ở nền giáo dục trên hòn đảo ấy.
Ngày đầu tiên du lịch đến nơi này, tôi đã cảm nhận dược những sự kiện thuộc về tôi. Đó là việc đi du học và cả quá trình sau đó nữa. Ngay lập tức sau ba năm kết thúc Trung Học Phổ Thông tại dất nước, tôi xin bố để sang Singapore du học. Bố tôi chấp thuận.
Tôi bắt đầu sống với một người bạn của mẹ định cư nơi đây, cô ấy đã hướng dẫn tôi từng ly từng tí để tôi khỏi ngỡ ngàng và nhanh chóng thích nghi hơn, để còn học tập cho thật tốt, cô ấy thường nói như thế. Phải, thật vậy, từ trước ngày đi, tôi đã lên ngay một kế hoạch cho một bước ngoặt mới của cuộc đời mình, câu châm ngôn tôi thường nhẩm trong bụng là hãy đặt việc học lên hàng đầu và tiến về phía trước.
Tôi hồi hộp đến nỗi hơi run với số lượng công việc quá nhiều thay vì sử dụng hết thời gian của mình để bù đầu vào việc học. Vốn là một cậu công tử bột, nên tôi rất nhác những việc nhà cửa và dọn dẹp phòng mình. Nhưng rồi, tôi cũng phải tập dần, và cuối cùng là tôi cũng thích nghi thật nhanh đúng như những gì mình dự định, để học và tiến lên.
Đó là một trong hàng trăm bài học mà tôi có được khi xa nhà, và tôi biết thế nào là tự sống một mình, lúc ấy tôi vẫn chưa phải độc lập kinh tế. Khả năng giao tiếp và tiếng anh của tôi cùng lúc có phần khá hơn trước.
Những khó khăn ấy trong cuộc sống nhanh chóng qua đi, tôi nhanh chóng cảm thấy nhàm chán với cái lối sống của một nền công nghiệp đã phát triển bên ấy. Nhưng tôi vẫn sử dụng thời gian để học hành, là công việc chính nhất của tôi, thay vì tạo cho mình một phong cách ăn chơi với những lứa bạn cùng tuổi, tôi học.
Không hiểu sao moi người lúc mới đi du học thường rất nhớ nhà, tôi thì không. Và sau mấy tháng thì ngược lại, tôi rất nhớ nhà. Môn học của tôi chuyên về quản trị kinh doanh nên cái lối suy nghĩ nó tự động tạo ra một nguồn động lực nào đó thúc đẩy tôi suy nghĩ và phân tích mọi thứ trên phương diện của một nhà kinh doanh thực sự, tôi tính toán kĩ và xin bố về nước chơi trong suốt mấy tháng được nghỉ hè sau học kì. Mấy tháng ấy, tôi vào viện, chăm sóc ngườI bố đã lớn tuổi, cái tuổi so với cái tuổi 19 của tôi. Ông bị tiểu đường.
Lại một suy nghĩ khác khi lần đầu từ nước ngoài về. Tôi cẩn thận xem xét thời gian và cách nhìn nhận của mình. Đúng như những gì mẹ nói, trông con trai của mẹ khác quá! Phải, tôi đã trưởng thành hẳn, mọi thứ nơi tôi trở nên già dặn và chững chạc hơn gấp mấy lần trước đây. Đất nước nơi tôi sinh ra cũng dần đổi thay sau nhiều ngày tháng xa vắng.
Người bố ruột mà tôi ít gặp trong suốt mười mấy năm, kể từ lần tôi hay gặp ông nhất, cũng bạc tóc nhiều hơn vì lo nghĩ cho việc kiếm tiền và xoay vốn vì việc học của tôi.
Bố mẹ chia tay từ khi tôi còn rất nhỏ, nên việc tôi sống với mẹ cũng là hợp với luật pháp. Và rồi họ đã thấy đứa con trai duy nhất, trước khi mỗi người họ lập gia đình riêng, lớn lên như thế nào. Tôi trưởng thành hơn, sôi nổi và hoạt bát hơn với những suy nghĩ đầy nghị lực và sắc bén của một cậu thanh niên mới bước chân ra đời.
Có quá nhiều tiền bạc trong vấn đề của chuyện tình cảm, đó chẳng phải là một việc không nên hay sao? Công việc là công việc, tình cảm là tình cảm chứ. Tôi tự mình ngồi suy nghĩ, lặng lại để chiêm nghiệm thực tế so với những bài học rải rác mà tôi đã học được về cuộc sống này ở tuổI 19. Những kiến thức về quản trị kinh doanh thực sự đã không giúp được tôi nhiều lắm trong chuyện tình cảm gia đình như thế này, vì trước giờ tôi chưa bao giờ phải lo nghĩ về nó cả, khi quá khứ đã trôi đi cùng sự mất mát và thiếu thốn tình cha. Dường như tôi không bao giờ có được một tí riêng tư gì trong chuyện tình cảm với bố mẹ của chính mình. Một cuộc tâm sự thật sự không bao giờ đến giữa họ và tôi dù chỉ năm phút đồng hồ của một ngày.
Những đêm dài chán nản, đó là một nơi lạnh lẽo với những bác sĩ không đầy thiện cảm cho lắm. Tôi không gặp và nói chuyện với bất cứ ai trong suốt thời gian ở bệnh viện ngoại trừ việc thuốc thang mà các y tá thường đem đến vào những giờ nhất định. Tôi dặn dò chính mình, như để tự hiểu ra một điều gì đó, một chân lý không thể thay đổi về tình cảm gia đình chung cho mỗi căn nhà. Đó là, dù máu mủ đến đâu, dù sự thật là tình cảm có sâu nặng đến nỗi tưởng chừng như không còn một giới hạn nào cả, tuy vậy nhưng tự trong bản thân nó vẫn tự sinh ra một giới hạn, một bức tường vô hình, một sợi chỉ xuyên suốt mà người ta hay gọi là sự tôn trong lẫn nhau. Đối với tình cảm gia đình hay tập thể, tôi xin nhấn mạnh rằng đó là sự hòa khí giữa mọi người.
Thời gian mà tôi sống với một số người bạn bên Singapore đã khẳng định dược điều đó, dù là những người bạn cùng tuổi. Một trong hai người họ, Long, người bạn này sinh cùng ngày tháng năm sinh, cùng quê, và cùng nhóm máu với tôi, anh ta thường gọi tôi là người anh em, hay một câu cửa miệng khác là anh em mình quá hiểu nhau rồi mà. Điều đó không quan trọng bằng việc tôn trọng nhau, tôi thường tự nhẩm bụng như vậy. Và nó quả là đúng sau một thời gian ngắn, tôi im lặng và ít nói đến nỗi người ta có thể lợi dụng mình. Họ không giữ hòa khí, lợi dụng nhau trên tiền bạc, và nhiều lúc không quan tâm đến những quan điểm mình biết và phân tích cho họ nghe, với tôi họ còn quá nhỏ. Nó dẫn đến một việc mới mẻ hơn là tôi chuyển nhà ra riêng, vì tôi biết, họ cần tôi chứ tôi không cần gì nơi họ. Mọi chuyến đi đều mang một hoặc nhiều ý nghĩa của nó, và tôi cho rằng mình đã đúng khi ra đi, để họ trưởng thành hơn.
Khi mặt trăng đã lên cao, ánh chiều nán lại giây phút rồi chuyển hẳn về tối, bầu trời ở đâu cũng thế, chỉ khác mỗi lòng người hay thay đổi. Tôi tự mỉm cười với mình sau chuyến đi dài, dai dẳng, tôi học được những điều mà tôi cho là rất kì diệu, và giờ đây, khi ngồi trên lan ghế gỗ một mình trên tầng hai, nơi gần phòng bố tôi trong bệnh viện, tôi cảm nhận được, mình đang nạp thêm được một số thứ khác căn bản hơn trong lĩnh vực tình cảm.
Bố tôi luôn khắt khe với tôi về những ý nghĩ về mẹ tôi với cách mà bà đã giáo dục tôi, nhưng ông đã lầm, vì mỗi gia đình mang lại một nền giáo dục và những ý kiến khác nhau cho những đứa con của họ. Những kẻ nắm một phần nhỏ trong các lĩnh vực của quốc gia sẽ có cách trình bày và dạy bảo con cái khác hẳn hoàn toàn so với cách nói của những tay tài chính hay bất động sản. Thật vậy, và ông đã không nhận ra rằng, đứa con trai ngoan hiền của ông luôn cư xử đúng mực theo cách của một nhà ngoại giao.
Tôi đã từng muốn gắn kết bố mẹ tôi trở lại với nhau trong quá khứ khi tôi chỉ mới 6 tuổi, tôi luôn nói với bà nội mình như thế. Việc học tập cái chuẩn trong ngôn ngữ của đất nước về cách giao tiếp và những câu hỏi tu từ là tất cả lẽ đương nhiên của một cậu nhóc sẽ học đầu tiên với lối sống có định hướng ngay từ đầu như thế. Và thế là tôi học từng dấu chấm phẩy một.
Tuy nhiên, niềm tin của tôi tắt dần với thời gian khi mỗi người họ lập gia đình riêng. Tôi không việc gì phải gần gũi với chuyện đó mà thêm buồn phiền. Và tôi bắt đầu một cách nghĩ mới vào năm 2000, một kỉ nguyên mới mở ra. Tôi sống cho mình nhiều hơn, và luôn đặt việc học lên hàng đầu.
Tình cảm là cái cách mà người ta phô diễn cảm xúc, tôi cho là vậy. Nó quan trọng, nhưng nên tùy lúc và tùy việc. Vì thế tôi tự mình có cả một cuốn tập nhật kí riêng viết về kế hoạch của mình. Không phảI là những lời bâng quơ, hay những câu chữ chứa đầy chiều sâu của cảm xúc. Đó là những dòng ngắn, những bản thống kế với những con số nói lên nhiều điều sau một quá trình thời gian thực nghiệm. Qua đó, tôi lại càng hiểu ra được một vài chi tiết của cuộc sống, những khoảng khắc cao trào của một bộ phim dài tập hay, mà chính mình là nhân vật chính trong phim ấy.
Tôi đam mê những ngành công nghiệp nghệ thuật như ca hát, điện ảnh, hay văn chương. Ba năm du học miệt mài của tôi có kết quả lớn, nhưng việc tìm kiếm một hãng phim rẻ tiền để tham gia diễn xuất thì tôi thất bại, do tôi thiếu đồng vốn, trong khi Singapore là một mảnh đất đắt đỏ. Song song, tôi viết lách, thơ và truyện ngắn, những tác phẩm hàng chục nghìn từ ấy không biết có hay hay không nhưng tôi luôn tự hào về chúng.
Có lẽ vì thay vì số thời gian dùng để viết lách, tôi đã lăng xả mình vào những quan bar và sàn nhảy. Đó là sự khác biệt giữa tôi với những người bạn mà tôi cho là thân, đã từng thuê phòng sống chung trong những ngày tháng bên ấy. Đó nếu không muốn nói, đó không phải là môi trường của tôi, theo cách mà mẹ đã dạy dỗ tôi nên người.
Sẽ thế nào nếu một người từng tự bước chân đi mà không hề có sự dìu dắt. Tôi không tưởng tượng nổi, nhưng chính bản thân tôi đã từng lâm vào cái hoàn cảnh ấy trong một thời gian ngắn. Và mỗi buổi sáng thức dậy tôi thường tự nhắc nhở chính mình phải luôn lạc quan và tránh xa sự nông nổi của tuổi trẻ, chính điều này đã làm tôi già thêm mấy tuổi nữa khi tôi lên bảy. Nhưng nó lại đem lại một kết quả thực sự tốt như tôi mong đợi vào cuối mỗi ngày.
Và rồi thì ý nghĩ về tiền bạc cũng đến với cái lứa tuổi mà nó thuộc về. Tôi không quá đặt nặng những vấn đề xoay quanh tiền bạc, nhưng chúng ta không thể nào phủ nhận cái giá trị tích cực mà nó mang lại. Ngược lại, là gì? Tiêu cực là gì? Là những đám cưới lớn với con số người được mời lên đến hàng trăm và được đăng báo Tuổi Trẻ vì mức độ xa xỉ của nó vào thời điểm năm 1987 ở quận nhất, kết cục của nó không như mong đợi, chỉ một năm sau khi đôi vợ chồng ấy chia tay dù họ có với nhau một cậu con trai xinh xắn. Hay tình cảm gia đình đi ngược lại với dòng chảy, giữa bố mẹ, con cái và anh em dòng họ.
Cũng chẳng kém hơn về ý nghĩa tích cựccủa tiền bạc, một cuộc cùng đi với mẹ đến chùa vào ngày Vu Lan của năm với lượng xăng không cần tốn đến một phần tư lít cả đi lẫn về, nó nói lên nhiều điều, khẳng định và chứng minh được nhiều thứ về tình mẹ con. Với tôi, tôi chỉ trang hoàng nhà cửa vào ngày lễ tết năm mới bằng một lẵng hoa giấy trên một chiếc xe đạp nhỏ đồ chơi được làm bằng mây, như thế là đủ đề nói lên cả một tâm hồn rồi, những lời chúc tết sẽ trở nên quá tầm thường, vì nó quá xã giao chăng?
Chặng đường mà tôi từng trải tuy chỉ mới một phần ba của cuộc đời một con người, nhưng tôi đã có được hàng nghìn bài học hay với những câu nói kinh điển về tư duy và ý thức. Tôi không mấy tự hào với những gì mình có được, nhất là với một quá khứ tồi thì lại càng không, nhưng tôi trân trọng nó, tình cảm của nó dành cho tôi là quá trình mà nó đã diễn ra cho tôi. Tôi không ân hận hay trách móc về bất cứ gì cả. Nhưng mỗi buổi sáng ngồi lại một mình tôi, tư nhìn vào chính mình, tôi suy nghĩ và nhìn thẳng vào những gì mình đã làm hôm qua, tháng trước, năm trước, tôi học các kinh nghiệm đúng sai từ những việc nhỏ nhất như vậy.
Chiếc xe đạp hoa giấy mà tôi có được chính là bài học mà tôi cho là tuyệt vời nhất trong việc chia sẻ tình cảm gia đình với bố mẹ. Vào viện chăm bố, hay việc chở mẹ đi chùa vào ngày lễ Vu Lan cũng chỉ là việc mà một người con phải làm để báo hiếu, đó vốn là lẽ thường tình trong cuộc sống này. Bài học này, tôi đã tự tạo ra nó để học nó, có đôi lúc chúng ta nên nghiền ngẫm cuộc sống để mà sống cho thật có tâm hồn và có chiều sâu.
Xin chia sẻ thêm, có một câu nói trong vô số câu nói từ hàng trăm cuốn sách mà tôi từng đọc qua, đó là:
“Dùng thời gian để suy nghĩ thật nghiêm túc chính là cách tốt nhất để tiết kiệm thời gian của chính mình.”
Xin cám ơn mọi người, những người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua, xin cảm ơn bố mẹ.
Ánh Trăng
( robertmansion )
Những vùng đất tôi từng bước chân qua dù đẹp với một nền công nghiệp tiến bộ, nhưng lại thấm đượm nỗi buồn của riêng tôi, gặm nhắm cảm xúc của tôi, và đọng lại cùng một điểm với cái khoảnh khắc vô tận của thời gian. Chúng chết. Không sống mãi với thời gian của lòng tôi, và trong những giây phút ấy tôi lại muốn được trở về với đất nước, nơi mà những bài hát nổi tiếng của đất nước trong thập kỉ hai mươi thường nói về tình yêu, và những bà mẹ già ngồi đợi con về bên mái lều tranh cô quạnh.
Ba năm du học ở Singapore cho tôi nhiều điều hơn những gì mà tôi đã học được ở nền giáo dục trên hòn đảo ấy.
Ngày đầu tiên du lịch đến nơi này, tôi đã cảm nhận dược những sự kiện thuộc về tôi. Đó là việc đi du học và cả quá trình sau đó nữa. Ngay lập tức sau ba năm kết thúc Trung Học Phổ Thông tại dất nước, tôi xin bố để sang Singapore du học. Bố tôi chấp thuận.
Tôi bắt đầu sống với một người bạn của mẹ định cư nơi đây, cô ấy đã hướng dẫn tôi từng ly từng tí để tôi khỏi ngỡ ngàng và nhanh chóng thích nghi hơn, để còn học tập cho thật tốt, cô ấy thường nói như thế. Phải, thật vậy, từ trước ngày đi, tôi đã lên ngay một kế hoạch cho một bước ngoặt mới của cuộc đời mình, câu châm ngôn tôi thường nhẩm trong bụng là hãy đặt việc học lên hàng đầu và tiến về phía trước.
Tôi hồi hộp đến nỗi hơi run với số lượng công việc quá nhiều thay vì sử dụng hết thời gian của mình để bù đầu vào việc học. Vốn là một cậu công tử bột, nên tôi rất nhác những việc nhà cửa và dọn dẹp phòng mình. Nhưng rồi, tôi cũng phải tập dần, và cuối cùng là tôi cũng thích nghi thật nhanh đúng như những gì mình dự định, để học và tiến lên.
Đó là một trong hàng trăm bài học mà tôi có được khi xa nhà, và tôi biết thế nào là tự sống một mình, lúc ấy tôi vẫn chưa phải độc lập kinh tế. Khả năng giao tiếp và tiếng anh của tôi cùng lúc có phần khá hơn trước.
Những khó khăn ấy trong cuộc sống nhanh chóng qua đi, tôi nhanh chóng cảm thấy nhàm chán với cái lối sống của một nền công nghiệp đã phát triển bên ấy. Nhưng tôi vẫn sử dụng thời gian để học hành, là công việc chính nhất của tôi, thay vì tạo cho mình một phong cách ăn chơi với những lứa bạn cùng tuổi, tôi học.
Không hiểu sao moi người lúc mới đi du học thường rất nhớ nhà, tôi thì không. Và sau mấy tháng thì ngược lại, tôi rất nhớ nhà. Môn học của tôi chuyên về quản trị kinh doanh nên cái lối suy nghĩ nó tự động tạo ra một nguồn động lực nào đó thúc đẩy tôi suy nghĩ và phân tích mọi thứ trên phương diện của một nhà kinh doanh thực sự, tôi tính toán kĩ và xin bố về nước chơi trong suốt mấy tháng được nghỉ hè sau học kì. Mấy tháng ấy, tôi vào viện, chăm sóc ngườI bố đã lớn tuổi, cái tuổi so với cái tuổi 19 của tôi. Ông bị tiểu đường.
Lại một suy nghĩ khác khi lần đầu từ nước ngoài về. Tôi cẩn thận xem xét thời gian và cách nhìn nhận của mình. Đúng như những gì mẹ nói, trông con trai của mẹ khác quá! Phải, tôi đã trưởng thành hẳn, mọi thứ nơi tôi trở nên già dặn và chững chạc hơn gấp mấy lần trước đây. Đất nước nơi tôi sinh ra cũng dần đổi thay sau nhiều ngày tháng xa vắng.
Người bố ruột mà tôi ít gặp trong suốt mười mấy năm, kể từ lần tôi hay gặp ông nhất, cũng bạc tóc nhiều hơn vì lo nghĩ cho việc kiếm tiền và xoay vốn vì việc học của tôi.
Bố mẹ chia tay từ khi tôi còn rất nhỏ, nên việc tôi sống với mẹ cũng là hợp với luật pháp. Và rồi họ đã thấy đứa con trai duy nhất, trước khi mỗi người họ lập gia đình riêng, lớn lên như thế nào. Tôi trưởng thành hơn, sôi nổi và hoạt bát hơn với những suy nghĩ đầy nghị lực và sắc bén của một cậu thanh niên mới bước chân ra đời.
Có quá nhiều tiền bạc trong vấn đề của chuyện tình cảm, đó chẳng phải là một việc không nên hay sao? Công việc là công việc, tình cảm là tình cảm chứ. Tôi tự mình ngồi suy nghĩ, lặng lại để chiêm nghiệm thực tế so với những bài học rải rác mà tôi đã học được về cuộc sống này ở tuổI 19. Những kiến thức về quản trị kinh doanh thực sự đã không giúp được tôi nhiều lắm trong chuyện tình cảm gia đình như thế này, vì trước giờ tôi chưa bao giờ phải lo nghĩ về nó cả, khi quá khứ đã trôi đi cùng sự mất mát và thiếu thốn tình cha. Dường như tôi không bao giờ có được một tí riêng tư gì trong chuyện tình cảm với bố mẹ của chính mình. Một cuộc tâm sự thật sự không bao giờ đến giữa họ và tôi dù chỉ năm phút đồng hồ của một ngày.
Những đêm dài chán nản, đó là một nơi lạnh lẽo với những bác sĩ không đầy thiện cảm cho lắm. Tôi không gặp và nói chuyện với bất cứ ai trong suốt thời gian ở bệnh viện ngoại trừ việc thuốc thang mà các y tá thường đem đến vào những giờ nhất định. Tôi dặn dò chính mình, như để tự hiểu ra một điều gì đó, một chân lý không thể thay đổi về tình cảm gia đình chung cho mỗi căn nhà. Đó là, dù máu mủ đến đâu, dù sự thật là tình cảm có sâu nặng đến nỗi tưởng chừng như không còn một giới hạn nào cả, tuy vậy nhưng tự trong bản thân nó vẫn tự sinh ra một giới hạn, một bức tường vô hình, một sợi chỉ xuyên suốt mà người ta hay gọi là sự tôn trong lẫn nhau. Đối với tình cảm gia đình hay tập thể, tôi xin nhấn mạnh rằng đó là sự hòa khí giữa mọi người.
Thời gian mà tôi sống với một số người bạn bên Singapore đã khẳng định dược điều đó, dù là những người bạn cùng tuổi. Một trong hai người họ, Long, người bạn này sinh cùng ngày tháng năm sinh, cùng quê, và cùng nhóm máu với tôi, anh ta thường gọi tôi là người anh em, hay một câu cửa miệng khác là anh em mình quá hiểu nhau rồi mà. Điều đó không quan trọng bằng việc tôn trọng nhau, tôi thường tự nhẩm bụng như vậy. Và nó quả là đúng sau một thời gian ngắn, tôi im lặng và ít nói đến nỗi người ta có thể lợi dụng mình. Họ không giữ hòa khí, lợi dụng nhau trên tiền bạc, và nhiều lúc không quan tâm đến những quan điểm mình biết và phân tích cho họ nghe, với tôi họ còn quá nhỏ. Nó dẫn đến một việc mới mẻ hơn là tôi chuyển nhà ra riêng, vì tôi biết, họ cần tôi chứ tôi không cần gì nơi họ. Mọi chuyến đi đều mang một hoặc nhiều ý nghĩa của nó, và tôi cho rằng mình đã đúng khi ra đi, để họ trưởng thành hơn.
Khi mặt trăng đã lên cao, ánh chiều nán lại giây phút rồi chuyển hẳn về tối, bầu trời ở đâu cũng thế, chỉ khác mỗi lòng người hay thay đổi. Tôi tự mỉm cười với mình sau chuyến đi dài, dai dẳng, tôi học được những điều mà tôi cho là rất kì diệu, và giờ đây, khi ngồi trên lan ghế gỗ một mình trên tầng hai, nơi gần phòng bố tôi trong bệnh viện, tôi cảm nhận được, mình đang nạp thêm được một số thứ khác căn bản hơn trong lĩnh vực tình cảm.
Bố tôi luôn khắt khe với tôi về những ý nghĩ về mẹ tôi với cách mà bà đã giáo dục tôi, nhưng ông đã lầm, vì mỗi gia đình mang lại một nền giáo dục và những ý kiến khác nhau cho những đứa con của họ. Những kẻ nắm một phần nhỏ trong các lĩnh vực của quốc gia sẽ có cách trình bày và dạy bảo con cái khác hẳn hoàn toàn so với cách nói của những tay tài chính hay bất động sản. Thật vậy, và ông đã không nhận ra rằng, đứa con trai ngoan hiền của ông luôn cư xử đúng mực theo cách của một nhà ngoại giao.
Tôi đã từng muốn gắn kết bố mẹ tôi trở lại với nhau trong quá khứ khi tôi chỉ mới 6 tuổi, tôi luôn nói với bà nội mình như thế. Việc học tập cái chuẩn trong ngôn ngữ của đất nước về cách giao tiếp và những câu hỏi tu từ là tất cả lẽ đương nhiên của một cậu nhóc sẽ học đầu tiên với lối sống có định hướng ngay từ đầu như thế. Và thế là tôi học từng dấu chấm phẩy một.
Tuy nhiên, niềm tin của tôi tắt dần với thời gian khi mỗi người họ lập gia đình riêng. Tôi không việc gì phải gần gũi với chuyện đó mà thêm buồn phiền. Và tôi bắt đầu một cách nghĩ mới vào năm 2000, một kỉ nguyên mới mở ra. Tôi sống cho mình nhiều hơn, và luôn đặt việc học lên hàng đầu.
Tình cảm là cái cách mà người ta phô diễn cảm xúc, tôi cho là vậy. Nó quan trọng, nhưng nên tùy lúc và tùy việc. Vì thế tôi tự mình có cả một cuốn tập nhật kí riêng viết về kế hoạch của mình. Không phảI là những lời bâng quơ, hay những câu chữ chứa đầy chiều sâu của cảm xúc. Đó là những dòng ngắn, những bản thống kế với những con số nói lên nhiều điều sau một quá trình thời gian thực nghiệm. Qua đó, tôi lại càng hiểu ra được một vài chi tiết của cuộc sống, những khoảng khắc cao trào của một bộ phim dài tập hay, mà chính mình là nhân vật chính trong phim ấy.
Tôi đam mê những ngành công nghiệp nghệ thuật như ca hát, điện ảnh, hay văn chương. Ba năm du học miệt mài của tôi có kết quả lớn, nhưng việc tìm kiếm một hãng phim rẻ tiền để tham gia diễn xuất thì tôi thất bại, do tôi thiếu đồng vốn, trong khi Singapore là một mảnh đất đắt đỏ. Song song, tôi viết lách, thơ và truyện ngắn, những tác phẩm hàng chục nghìn từ ấy không biết có hay hay không nhưng tôi luôn tự hào về chúng.
Có lẽ vì thay vì số thời gian dùng để viết lách, tôi đã lăng xả mình vào những quan bar và sàn nhảy. Đó là sự khác biệt giữa tôi với những người bạn mà tôi cho là thân, đã từng thuê phòng sống chung trong những ngày tháng bên ấy. Đó nếu không muốn nói, đó không phải là môi trường của tôi, theo cách mà mẹ đã dạy dỗ tôi nên người.
Sẽ thế nào nếu một người từng tự bước chân đi mà không hề có sự dìu dắt. Tôi không tưởng tượng nổi, nhưng chính bản thân tôi đã từng lâm vào cái hoàn cảnh ấy trong một thời gian ngắn. Và mỗi buổi sáng thức dậy tôi thường tự nhắc nhở chính mình phải luôn lạc quan và tránh xa sự nông nổi của tuổi trẻ, chính điều này đã làm tôi già thêm mấy tuổi nữa khi tôi lên bảy. Nhưng nó lại đem lại một kết quả thực sự tốt như tôi mong đợi vào cuối mỗi ngày.
Và rồi thì ý nghĩ về tiền bạc cũng đến với cái lứa tuổi mà nó thuộc về. Tôi không quá đặt nặng những vấn đề xoay quanh tiền bạc, nhưng chúng ta không thể nào phủ nhận cái giá trị tích cực mà nó mang lại. Ngược lại, là gì? Tiêu cực là gì? Là những đám cưới lớn với con số người được mời lên đến hàng trăm và được đăng báo Tuổi Trẻ vì mức độ xa xỉ của nó vào thời điểm năm 1987 ở quận nhất, kết cục của nó không như mong đợi, chỉ một năm sau khi đôi vợ chồng ấy chia tay dù họ có với nhau một cậu con trai xinh xắn. Hay tình cảm gia đình đi ngược lại với dòng chảy, giữa bố mẹ, con cái và anh em dòng họ.
Cũng chẳng kém hơn về ý nghĩa tích cựccủa tiền bạc, một cuộc cùng đi với mẹ đến chùa vào ngày Vu Lan của năm với lượng xăng không cần tốn đến một phần tư lít cả đi lẫn về, nó nói lên nhiều điều, khẳng định và chứng minh được nhiều thứ về tình mẹ con. Với tôi, tôi chỉ trang hoàng nhà cửa vào ngày lễ tết năm mới bằng một lẵng hoa giấy trên một chiếc xe đạp nhỏ đồ chơi được làm bằng mây, như thế là đủ đề nói lên cả một tâm hồn rồi, những lời chúc tết sẽ trở nên quá tầm thường, vì nó quá xã giao chăng?
Chặng đường mà tôi từng trải tuy chỉ mới một phần ba của cuộc đời một con người, nhưng tôi đã có được hàng nghìn bài học hay với những câu nói kinh điển về tư duy và ý thức. Tôi không mấy tự hào với những gì mình có được, nhất là với một quá khứ tồi thì lại càng không, nhưng tôi trân trọng nó, tình cảm của nó dành cho tôi là quá trình mà nó đã diễn ra cho tôi. Tôi không ân hận hay trách móc về bất cứ gì cả. Nhưng mỗi buổi sáng ngồi lại một mình tôi, tư nhìn vào chính mình, tôi suy nghĩ và nhìn thẳng vào những gì mình đã làm hôm qua, tháng trước, năm trước, tôi học các kinh nghiệm đúng sai từ những việc nhỏ nhất như vậy.
Chiếc xe đạp hoa giấy mà tôi có được chính là bài học mà tôi cho là tuyệt vời nhất trong việc chia sẻ tình cảm gia đình với bố mẹ. Vào viện chăm bố, hay việc chở mẹ đi chùa vào ngày lễ Vu Lan cũng chỉ là việc mà một người con phải làm để báo hiếu, đó vốn là lẽ thường tình trong cuộc sống này. Bài học này, tôi đã tự tạo ra nó để học nó, có đôi lúc chúng ta nên nghiền ngẫm cuộc sống để mà sống cho thật có tâm hồn và có chiều sâu.
Xin chia sẻ thêm, có một câu nói trong vô số câu nói từ hàng trăm cuốn sách mà tôi từng đọc qua, đó là:
“Dùng thời gian để suy nghĩ thật nghiêm túc chính là cách tốt nhất để tiết kiệm thời gian của chính mình.”
Xin cám ơn mọi người, những người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua, xin cảm ơn bố mẹ.
Ánh Trăng
( robertmansion )