Gần mười năm xa, tình cờ gặp nhau tại Huế, Trung bỏ tôi lên xích lô, đạp về nhà trong con kiệt (hẻm) mà khéo léo lắm anh mới lọt qua được. Tôi ngạc nhiên vì so với ngôi nhà trong Đại nội, nơi ở hiện nay của Trung còn nhỏ bé hơn, và hình như không có bàn tay phụ nữ.
Trung bảo, tự do muôn năm, nhưng tôi nghe trong giọng nói của bạn có cái gì đó cam chịu. Vậy thì Trung chưa phải là gã đàn ông bất cần. Có thể trong sâu thẳm tâm hồn, Trung vẫn cô đơn, nhưng vẻ ngoài làm bộ cứng. Đàn ông ngoài 50, không vợ, con lớn, ở xa, quả là tội.
Trung phân trần:
- Cơm bụi là chính. Có bạn hay con trai lâu lâu về, tớ mới vào bếp. Nước uống cũng nhác nấu nữa là”.
Đắng lòng chén rượu Làng Chuồn, tôi hỏi Trung:
- Cậu định cai luôn phụ nữ sao?
- Từ cái dạo ấy, tớ sợ đàn bà. Chắc là sợ luôn. Ai cũng nói con gái, đàn bà xứ Huế của tớ dịu dàng, chung thủy. Có thể họ lầm. Cũng có thể tớ chưa tìm được người đàn bà nào dịu dàng và chung thủy cả. Chắc tại số.
Tôi không chịu:
- Số má gì. Cậu là con chim từng bị thương, giờ đậu đâu cũng sợ bị đạn. Dẹp cái lối coi đàn bà là kẻ thù đi. Họ tuyệt vời lắm đấy, như vợ tớ chẳng hạn. Không có bà ấy, tớ sẽ cơ cực hơn cậu.
- Tớ không nhờ được đàn bà. Nhưng mà thôi, quên chuyện ấy đi. Hến xào xúc bánh tráng ngon lắm đó.
Ngon của Trung là hến có vị chát và mặn. Không biết cuộc đời của Trung có vận vào món ăn, nhưng những gì tôi biết về chuyện vợ chồng của bạn thì buồn hơn vui...
Họ yêu nhau khi còn là sinh viên. Trung học ngữ văn, Dạn học lịch sử, cùng một trường. Tốt nghiệp hai năm họ mới đăng ký kết hôn. Có vợ rồi, cái tính tưng tưng của Trung hình như có đất phát triển.
Lương công chức Trung đưa hết cho vợ để nuôi thằng con trai mà Trung nói nửa đùa nửa thật, nó giống thằng họa sĩ hàng xóm cái trán trợt, cái lưng cong, dáng đi cà lắc, nó giống cha nó cái mồm ưa nói cà tửng, còn mọi thứ tiền kiếm thêm, như nhuận bút viết báo, làm thơ, đạp xích lô, Trung cho mấy thằng bạn nghèo.
Những ai quen biết Trung, ngạc nhiên nhất là thấy Trung đi làm bằng xích lô. Thức giấc 4 giờ sáng, đạp vài cuốc xích lô kiếm ít tiền, ăn chén cơm hến qua loa, Trung đạp thẳng xe đến cơ quan. Trưa, tan sở, trên đường về nhà, có khách vẫy, Trung lại làm cuốc nữa, có bữa khách đi xa quá, anh trễ giờ làm việc chiều.
Dân Huế ít cơm thiếu thịt nhưng xừ nào cũng làm thơ. Trung cũng thế. Có bữa, Trung đưa một nhà thơ xứ Nghệ vào thăm Huế đi lang bạt, người chở, người được chở mãi mê đọc thơ, quên luôn tám giờ vàng ngọc của một công chức, quên luôn thằng con học mẫu giáo, trong khi mẹ nó đi hội nghị ở Hà Nội...
Chuyện tưng tưng của Trung thì nhiều lắm, và có thể vì thế mà Dạn không thể đồng cảm mãi với chồng, dù chồng chưa có hành động gì quá đáng, ngoài việc lâu lâu để con ngủ đêm tại nhà cô giáo. Rồi người đàn bà chỉn chu ấy có tình riêng, với một gã trai vạn đò Cồn Hến nghèo xơ xác, có hai mặt con cũng xác xơ như cha nó.
Tình yêu khó cắt nghĩa thật. Môn đăng hộ đối chắc gì đã hạnh phúc. Nghèo như người tình của Dạn vẫn có thể có bao đêm lãng mạn trong con đò ngược sông Hương lên Hòn Chén, lên Bến Tuần với người đàn bà say mình. Khi biết chồng biết mình không còn chung thủy, Dạn không hề thanh minh mà nói thẳng: “Tôi và anh chưa thể ly dị được vì phải chờ cho thằng Cu lớn chút nữa, nhưng phải ly thân. Cơm ai nấy ăn, giường ai nấy ngủ”.
Trung im lặng chấp nhận. Từ hôm ấy, ngày hai lần anh đưa đón con bằng xích lô, lo cho thằng bé ăn ngủ đúng giờ giấc, chăm bẳm thằng bé như thể nó không còn tình thương của mẹ.Oái oăm nhất với Trung, và chắc là cả với Dạn, là căn nhà trệt nhỏ quá, hai người ra vào đụng vai hoài, dù chẳng muốn nhìn thấy nhau.
Càng oái oăm nữa là đêm đêm Trung phải dậy mở cửa cho Dạn, dù biết chắc cô ta đi ngủ với người tình về. Vì thế, sự thù hận người đàn bà bội bạc ấy ngày một nhân lên, dù tình yêu vợ đã chết hẳn trong Trung.
Ba năm sau, dù thằng Cu chưa lớn thêm được bao nhiêu, họ vẫn ra tòa ly dị. Căn nhà nhỏ cha mạ Trung cho lúc cưới vợ, bán được 10 cây vàng, Trung chia làm ba phần bằng nhau, Dạn hai phần vì tòa xử Dạn có quyền nuôi con. Hôm “ra riêng”, nhà còn một bó củi, đếm được 25 que, chia hai, lẻ một que, Trung chặt làm đôi, mỗi người một nửa. Rất may là chén, tô, dĩa mỗi loại đều chẵn 12 cái nên không trục trặc gì trong việc chia đôi. Chỉ có bó đũa thiếu một chiếc. Phải công bằng thôi - Trung nghĩ thế - và cưa làm hai!
Chuyện đôi đũa cưa hai ấy, không biết vì sao lại lọt ra ngoài, làm cả thành phố Huế có đề tài hấp dẫn để bàn tán. Và cho mãi đến bây giờ, đôi đũa cưa hai vẫn còn là chuyện thời sự mỗi khi Huế có một vụ ly hôn nào đó, dù nó rất êm thấm.
Tôi chia tay Trung sau một đêm hai thằng đàn ông bù khú bao nhiêu là chuyện đời để lên xe đò trở lại Sài Gòn mà lòng không yên. Gặp lại Trung, chuyện đôi đũa cưa đôi lại ám ảnh tôi, bởi tôi biết bạn mình không bủn xỉn đến mức ấy...
Theo doanh nhân sài gòn
Trung bảo, tự do muôn năm, nhưng tôi nghe trong giọng nói của bạn có cái gì đó cam chịu. Vậy thì Trung chưa phải là gã đàn ông bất cần. Có thể trong sâu thẳm tâm hồn, Trung vẫn cô đơn, nhưng vẻ ngoài làm bộ cứng. Đàn ông ngoài 50, không vợ, con lớn, ở xa, quả là tội.
Trung làm đồ nhậu đãi tôi mà cứ lóng ngóng như lần đầu vô bếp. Thời Trung còn có vợ, chưa bao giờ tôi thấy bạn mua một bó rau, nấu một lon gạo. Giờ thì trong gian bếp bé tý, Trung để lộn xộn các loại gia vị, chén dĩa, xoong nồi, mà hình như chúng không được chùi rửa.
- Cơm bụi là chính. Có bạn hay con trai lâu lâu về, tớ mới vào bếp. Nước uống cũng nhác nấu nữa là”.
Đắng lòng chén rượu Làng Chuồn, tôi hỏi Trung:
- Cậu định cai luôn phụ nữ sao?
- Từ cái dạo ấy, tớ sợ đàn bà. Chắc là sợ luôn. Ai cũng nói con gái, đàn bà xứ Huế của tớ dịu dàng, chung thủy. Có thể họ lầm. Cũng có thể tớ chưa tìm được người đàn bà nào dịu dàng và chung thủy cả. Chắc tại số.
Tôi không chịu:
- Số má gì. Cậu là con chim từng bị thương, giờ đậu đâu cũng sợ bị đạn. Dẹp cái lối coi đàn bà là kẻ thù đi. Họ tuyệt vời lắm đấy, như vợ tớ chẳng hạn. Không có bà ấy, tớ sẽ cơ cực hơn cậu.
- Tớ không nhờ được đàn bà. Nhưng mà thôi, quên chuyện ấy đi. Hến xào xúc bánh tráng ngon lắm đó.
Ngon của Trung là hến có vị chát và mặn. Không biết cuộc đời của Trung có vận vào món ăn, nhưng những gì tôi biết về chuyện vợ chồng của bạn thì buồn hơn vui...
Họ yêu nhau khi còn là sinh viên. Trung học ngữ văn, Dạn học lịch sử, cùng một trường. Tốt nghiệp hai năm họ mới đăng ký kết hôn. Có vợ rồi, cái tính tưng tưng của Trung hình như có đất phát triển.
Lương công chức Trung đưa hết cho vợ để nuôi thằng con trai mà Trung nói nửa đùa nửa thật, nó giống thằng họa sĩ hàng xóm cái trán trợt, cái lưng cong, dáng đi cà lắc, nó giống cha nó cái mồm ưa nói cà tửng, còn mọi thứ tiền kiếm thêm, như nhuận bút viết báo, làm thơ, đạp xích lô, Trung cho mấy thằng bạn nghèo.
Những ai quen biết Trung, ngạc nhiên nhất là thấy Trung đi làm bằng xích lô. Thức giấc 4 giờ sáng, đạp vài cuốc xích lô kiếm ít tiền, ăn chén cơm hến qua loa, Trung đạp thẳng xe đến cơ quan. Trưa, tan sở, trên đường về nhà, có khách vẫy, Trung lại làm cuốc nữa, có bữa khách đi xa quá, anh trễ giờ làm việc chiều.
Dân Huế ít cơm thiếu thịt nhưng xừ nào cũng làm thơ. Trung cũng thế. Có bữa, Trung đưa một nhà thơ xứ Nghệ vào thăm Huế đi lang bạt, người chở, người được chở mãi mê đọc thơ, quên luôn tám giờ vàng ngọc của một công chức, quên luôn thằng con học mẫu giáo, trong khi mẹ nó đi hội nghị ở Hà Nội...
Chuyện tưng tưng của Trung thì nhiều lắm, và có thể vì thế mà Dạn không thể đồng cảm mãi với chồng, dù chồng chưa có hành động gì quá đáng, ngoài việc lâu lâu để con ngủ đêm tại nhà cô giáo. Rồi người đàn bà chỉn chu ấy có tình riêng, với một gã trai vạn đò Cồn Hến nghèo xơ xác, có hai mặt con cũng xác xơ như cha nó.
Tình yêu khó cắt nghĩa thật. Môn đăng hộ đối chắc gì đã hạnh phúc. Nghèo như người tình của Dạn vẫn có thể có bao đêm lãng mạn trong con đò ngược sông Hương lên Hòn Chén, lên Bến Tuần với người đàn bà say mình. Khi biết chồng biết mình không còn chung thủy, Dạn không hề thanh minh mà nói thẳng: “Tôi và anh chưa thể ly dị được vì phải chờ cho thằng Cu lớn chút nữa, nhưng phải ly thân. Cơm ai nấy ăn, giường ai nấy ngủ”.
Trung im lặng chấp nhận. Từ hôm ấy, ngày hai lần anh đưa đón con bằng xích lô, lo cho thằng bé ăn ngủ đúng giờ giấc, chăm bẳm thằng bé như thể nó không còn tình thương của mẹ.Oái oăm nhất với Trung, và chắc là cả với Dạn, là căn nhà trệt nhỏ quá, hai người ra vào đụng vai hoài, dù chẳng muốn nhìn thấy nhau.
Càng oái oăm nữa là đêm đêm Trung phải dậy mở cửa cho Dạn, dù biết chắc cô ta đi ngủ với người tình về. Vì thế, sự thù hận người đàn bà bội bạc ấy ngày một nhân lên, dù tình yêu vợ đã chết hẳn trong Trung.
Ba năm sau, dù thằng Cu chưa lớn thêm được bao nhiêu, họ vẫn ra tòa ly dị. Căn nhà nhỏ cha mạ Trung cho lúc cưới vợ, bán được 10 cây vàng, Trung chia làm ba phần bằng nhau, Dạn hai phần vì tòa xử Dạn có quyền nuôi con. Hôm “ra riêng”, nhà còn một bó củi, đếm được 25 que, chia hai, lẻ một que, Trung chặt làm đôi, mỗi người một nửa. Rất may là chén, tô, dĩa mỗi loại đều chẵn 12 cái nên không trục trặc gì trong việc chia đôi. Chỉ có bó đũa thiếu một chiếc. Phải công bằng thôi - Trung nghĩ thế - và cưa làm hai!
Chuyện đôi đũa cưa hai ấy, không biết vì sao lại lọt ra ngoài, làm cả thành phố Huế có đề tài hấp dẫn để bàn tán. Và cho mãi đến bây giờ, đôi đũa cưa hai vẫn còn là chuyện thời sự mỗi khi Huế có một vụ ly hôn nào đó, dù nó rất êm thấm.
Tôi chia tay Trung sau một đêm hai thằng đàn ông bù khú bao nhiêu là chuyện đời để lên xe đò trở lại Sài Gòn mà lòng không yên. Gặp lại Trung, chuyện đôi đũa cưa đôi lại ám ảnh tôi, bởi tôi biết bạn mình không bủn xỉn đến mức ấy...
Theo doanh nhân sài gòn