rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Getting Off the Treadmill of Thought
Because you have a thought does not mean you have to think it!
Published on May 23, 2013 by Nancy Colier, LCSW, Rev. in Inviting a Monkey to Tea
Bất kì ai đã từng tập thiền đều biết rằng có 1 điều gì đó hơi giống với 1 con thú hoang sống bên trong mỗi người chúng ta. Chúng ta gọi con thú hoang đó là “tâm trí”. Nếu bạn dừng lại chỉ 1 phút, ngay bây giờ, và chú ý đến những gì tâm trí bạn đang nói với bạn, tôi chắc chắn rằng bạn sẽ nghe được tất cả các kiểu ý nghĩ rời rạc, hỗn độn. Trong phút trước, tôi đã nhận ra mình có ít nhất 20 ý nghĩ – kí ức về những đôi giày của mẹ tôi cách đây nhiều năm, điều gì đó tôi cần nói với chồng tôi, những kế hoạch ăn tối, sửa cây đàn piano và mọi thứ ở giữa – theo nghĩa đen. Giữa những ý nghĩ có thể xác định được tồn tại 1 cái nền, ồn ào và mạnh mẽ mà không có bất kì nội dung cụ thể nào. Điều rõ ràng ở đây là chúng ta không có lí do tại sao, khi nào và như thế nào mà những ý nghĩ xuất hiện. Những ý nghĩ đơn giản là xuất hiện và không hỏi chúng ta liệu chúng ta có muốn nghe chúng không.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn tin rằng chúng ta là người nghĩ về những ý nghĩ của chúng ta. Mặc cho tất cả bằng chứng ngược lại, chúng ta nghĩ rằng chúng ta quyết định được những ý nghĩ của chúng ta, và kết quả là, chúng ta chịu trách nhiệm cho nội dung của chúng. Vì chúng là những ý nghĩ “của chúng ta”, và chúng ta đã nghĩ, nên bản sắc tâm lý của chúng ta bị quyết định bởi nội dung của ý nghĩ. Chúng ta là 1 người tốt nếu chúng ta có những ý nghĩ “tốt” và là 1 người xấu nếu chúng ta có những ý nghĩ “xấu”. Chúng ta dành rất nhiều thời gian để cố gắng kiểm soát những ý nghĩ của chúng ta và tạo ra trật tự cho sự hỗn loạn mà tâm trí mang đến.
Sự thật là, những ý nghĩ tự nó xuất hiện. Chúng ta không chịu trách nhiệm cho nội dung của những ý nghĩ của chúng ta. Chúng ta là người nhận – “người nghe” của những ý nghĩ, nhưng chắc chắn không phải là người nghĩ.
Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, phần lớn những điều mà tâm trí nói với bạn, bạn đã từng nghe trước đây – nhiều lần. Quá nhiều ý nghĩ bạn nhận được là vô ích hoặc nhàm chán. Chỉ 1 phần nhỏ có thể thực sự làm “bạn” hứng thú. Trong khi sự thật là chúng ta có thể hướng sự chú ý của chúng ta đến 1 chủ đề cụ thể nào đó và do đó khuyến khích những kiểu ý nghĩ nào đó, thì tuy nhiên, hầu hết những thứ chúng ta nghe trong đầu chúng ta là tiếng nói huyên thuyên vô ích mà chúng ta sẽ không bỏ lỡ nếu nó không được nghe.
Điều gì xảy ra nếu chúng ta không chịu trách nhiệm cho những ý nghĩ của chúng ta? Điều gì xảy ra nếu chúng ta có thể sử dụng ý nghĩ mà không sở hữu nó? Điều gì xảy ra nếu chúng ta không phải làm bất kì điều gì về những ý nghĩ đó? Quả thật, tất cả những điều trên là khả thi. Và thật nhẹ nhõm và tự do làm sao khi được phép để cho tâm trí làm công việc của nó mà không dính líu đến nó hoặc chịu trách nhiệm cho nó.
Hãy thử nó trong 1 ngày: để cho tâm trí bạn phát ra những ý nghĩ. Đừng dính líu đến những nội dung của những ý nghĩ mà tâm trí bạn phát ra – đừng cung cấp năng lượng cho những ý nghĩ, hoặc xây dựng cốt truyện từ những mảnh vỡ hỗn độn của nó. Hãy bỏ đói tâm trí. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, “đừng bỏ đói” ý nghĩ làm bạn hứng thú. Nếu bạn đủ may mắn để được nghe 1 ý nghĩ thực sự thú vị, bạn có thể đi theo nó, tham gia với nó và xây dựng 1 điều gì đó với nó. Nhưng nếu ý nghĩ không thú vị thì bạn có thể tiếp tục cuộc sống của bạn và đơn giản là để những ý nghĩ trôi qua, giống như thời tiết, mà không làm gì nhiều. Nếu không có năng lượng của bạn (dưới hình thức là sự chú ý) thì những ý nghĩ đánh mất sức mạnh của chúng. Bạn có thể sử dụng những ý nghĩ, nhưng không tin chúng là “của bạn” theo cách chúng định nghĩa về bản sắc tâm lý của bạn.
Chúng ta không thể chấm dứt ý nghĩ nhưng chúng ta có thể chấm dứt việc quan tâm, chú ý đến ý nghĩ.
Hãy luyện tập từ chối ý nghĩ – không nuôi dưỡng những ý nghĩ bằng sự chú ý của bạn. Và sau đó, hãy chú ý sự im lặng đằng sau tiếng ồn, sự tĩnh lặng đằng sau họat động của tâm trí. Thực vậy, bạn có thể phát hiện thấy việc bỏ đói tâm trí có thể đem lại 1 dạng nuôi dưỡng sâu sắc nhất. Hãy nhớ, tâm trí không phải của bạn để kiểm soát. Hãy để tâm trí làm công việc của nó – và bạn làm công việc của bạn!
Nguồn: PsychologyToday