Có người em trai là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam bà Nguyễn Thị Thanh cũng hăng say hoạt động yêu nước. Hãy cùng Sen Biển tìm hiểu về cuộc đời của bà nhé!
Bà Nguyễn Thị Thanh - chị gái của Bác Hồ - là người đã hy sinh tuổi thanh xuân để gánh vác việc gia đình và dành cả cuộc đời hiến dâng cho lý tưởng yêu nước giải phóng dân tộc1
Bà Nguyễn Thị Thanh sinh năm Giáp Thân (1884) tại làng Hoàng Trù, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Bà là con của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Ngay từ thuở thiếu thời, bà đã tiếp thu truyền thống yêu nước thương người của cả hai gia đình nội ngoại và tự trang bị cho mình vốn Hán học, y học...
Là con gái đầu lòng, luôn ý thức được trách nhiệm của mình nên bà sớm tự lập, đảm đang gánh vác công việc gia đình. Năm 11 tuổi, bà thay bố mẹ chăm sóc phụng dưỡng bà ngoại để gia đình yên tâm vào Huế. Đến năm bà Thanh 17 tuổi thì bà Hoàng Thị Loan - người mẹ kính yêu qua đời ở Huế. Từ đó bà đảm đương mọi công việc của một người phụ nữ trong gia đình, chăm sóc bố, nuôi dưỡng các em khôn lớn, trưởng thành.
Năm Tân Sửu, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, gia đình được hưởng đặc ân "vinh quy bái tổ" trở về quê sinh sống. Trong thời gian ở đây, ông Nguyễn Sinh Sắc thường đưa hai em trai đi giao du ở nhiều nơi bên Nguyễn Thị Thanh một mình lo toan, gánh vác công việc gia đình, chăm nom vườn tược.
Năm 1906, ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế nhậm chức Thừa biện bộ Lễ, bà Thanh được ông giao cho ở lại trông nom nhà cửa, ruộng vườn. Từ đó, bà bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước. Bà Thanh là một người con gái thông minh, đẹp người, đẹp nết nên nhiều chàng trai quyền quý muốn được gắn bó, song bà đều lấy lý do từ chối để hướng về các hoạt động cứu nước. Có mối liên hệ chặt chẽ với nhà yêu nước Phan Bội Châu, bà cùng Đội Quyên, Đội Phấn làm liên lạc, quyên góp tiền của cho nghĩa quân và phong trào Đông Du.
( Ảnh sưu tầm internet)
Cuối năm 1910, trong lúc đang làm nhiệm vụ thì bà bị địch bắt. Bị chúng đánh đập tàn nhẫn, nếm đủ cực hình dã man nhưng bà không hề hé răng khai nửa lời. Không tìm được chứng cứ cụ thể, bọn chúng phải trả tự do cho bà. Ra tù, bà Thanh tiếp tục hoạt động, mở quán cơm ngay gần thành Vinh nhằm tiếp cận đồn lính khố xanh, nắm tình hình địch. Sau đó, bà và một đồng chí tổ chức cướp súng địch để trang bị cho nghĩa quân, sự việc không may bị bại lộ, bà Thanh bị bắt và kết án 9 năm tù khổ sai.
Ngày 2/12/1918, bà Thanh bị đưa vào nhà lao Quảng Ngãi. Tại đây nhờ tài bốc thuốc chữa bệnh và có vốn kiến thức Hán học, bà được Án sát Phạm Bá Phổ mời về nhà riêng làm gia sư cho con trai mình. Bằng khả năng thuyết phục và tài cảm hóa, bà đã giác ngộ cho Phạm Bá Nguyên (con trai của Phạm Bá Phổ) tích cực hoạt động cứu nước và sau này được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1922, bà Thanh xin phép về thăm quê hương và cũng trong chuyến đi này, bà bí mật mang hài cốt bà Hoàng Thị Loan về an táng tại quê nhà.
Là người phụ nữ khẳng khái, dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, tháng 11/1926, bà Thanh gửi thư cho Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung kỳ nói rõ quan điểm chính trị của mình, đòi ân xá cho vua Thành Thái và vua Duy Tân. Trong thời gian sống ở Huế, bà thường tới thăm viếng, chăm sóc, đàm đạo với cụ Phan Bội Châu về vận mệnh đất nước, về những đồng chí của mình và tham gia vào nhóm trí thức yêu nước ở Huế.
Tháng 9/1930, khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bước vào cao trào, thực dân Pháp ra lệnh cách chức Tổng đốc An Tĩnh của Nguyễn Khoa Kỳ, bổ nhiệm Phạm Bá Phổ ra thay thế nhằm trấn áp phong trào cách mạng ở xứ Nghệ. Làng Sen, quê nội của bà là một trong những địa điểm bị chú ý. Phạm Bá Phổ đã về tận làng để trấn áp những người cách mạng. Với lòng dũng cảm và lòng yêu mến quê hương tha thiết, bà đã lặn lội về quê tìm cách thuyết phục, can ngăn, buộc Phạm Bá Phổ không thực hiện được ý đồ.
Sau nhiều năm lăn lộn trong phong trào cách mạng, nếm trải mọi hiểm nguy, ngày 18/9/1940, bà Nguyễn Thị Thanh được trả tự do trở về quê hương sinh sống. Khi biết đích thực Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là em trai mình, năm 1946, bà đã lên đường ra Hà Nội thăm em, sau đó trở về làng Sen sống trọn đời người công dân mẫu mực với bà con, xóm làng.
Do tuổi già, sức yếu và bệnh tình quá nặng, bà Nguyễn Thị Thanh - người được nhân dân tôn sùng là Bạch Liên nữ sĩ, bông sen trắng ngát hương của làng Kim Liên - đã qua đời vào tháng 3/1954. Cuộc đời bà là tấm gương sáng của người phụ nữ Việt Nam về đạo đức, phẩm chất cao quý và tấm lòng yêu nước sâu sắc.
Một tấm gương nữ trung hào kiệt lưu danh cùng sử sách Sen Biển hi vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn một nguồn tư liệu quý giá về người chị gái kính yêu của Bác Hồ.
Trân trọng cảm ơn quý độc giả đã ủng hộ vnkienthuc.com.
Sen Biển( tổng hợp)
Bà Nguyễn Thị Thanh - chị gái của Bác Hồ - là người đã hy sinh tuổi thanh xuân để gánh vác việc gia đình và dành cả cuộc đời hiến dâng cho lý tưởng yêu nước giải phóng dân tộc1
Bà Nguyễn Thị Thanh sinh năm Giáp Thân (1884) tại làng Hoàng Trù, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Bà là con của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Ngay từ thuở thiếu thời, bà đã tiếp thu truyền thống yêu nước thương người của cả hai gia đình nội ngoại và tự trang bị cho mình vốn Hán học, y học...
Là con gái đầu lòng, luôn ý thức được trách nhiệm của mình nên bà sớm tự lập, đảm đang gánh vác công việc gia đình. Năm 11 tuổi, bà thay bố mẹ chăm sóc phụng dưỡng bà ngoại để gia đình yên tâm vào Huế. Đến năm bà Thanh 17 tuổi thì bà Hoàng Thị Loan - người mẹ kính yêu qua đời ở Huế. Từ đó bà đảm đương mọi công việc của một người phụ nữ trong gia đình, chăm sóc bố, nuôi dưỡng các em khôn lớn, trưởng thành.
Năm Tân Sửu, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, gia đình được hưởng đặc ân "vinh quy bái tổ" trở về quê sinh sống. Trong thời gian ở đây, ông Nguyễn Sinh Sắc thường đưa hai em trai đi giao du ở nhiều nơi bên Nguyễn Thị Thanh một mình lo toan, gánh vác công việc gia đình, chăm nom vườn tược.
Năm 1906, ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế nhậm chức Thừa biện bộ Lễ, bà Thanh được ông giao cho ở lại trông nom nhà cửa, ruộng vườn. Từ đó, bà bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước. Bà Thanh là một người con gái thông minh, đẹp người, đẹp nết nên nhiều chàng trai quyền quý muốn được gắn bó, song bà đều lấy lý do từ chối để hướng về các hoạt động cứu nước. Có mối liên hệ chặt chẽ với nhà yêu nước Phan Bội Châu, bà cùng Đội Quyên, Đội Phấn làm liên lạc, quyên góp tiền của cho nghĩa quân và phong trào Đông Du.
( Ảnh sưu tầm internet)
Cuối năm 1910, trong lúc đang làm nhiệm vụ thì bà bị địch bắt. Bị chúng đánh đập tàn nhẫn, nếm đủ cực hình dã man nhưng bà không hề hé răng khai nửa lời. Không tìm được chứng cứ cụ thể, bọn chúng phải trả tự do cho bà. Ra tù, bà Thanh tiếp tục hoạt động, mở quán cơm ngay gần thành Vinh nhằm tiếp cận đồn lính khố xanh, nắm tình hình địch. Sau đó, bà và một đồng chí tổ chức cướp súng địch để trang bị cho nghĩa quân, sự việc không may bị bại lộ, bà Thanh bị bắt và kết án 9 năm tù khổ sai.
Ngày 2/12/1918, bà Thanh bị đưa vào nhà lao Quảng Ngãi. Tại đây nhờ tài bốc thuốc chữa bệnh và có vốn kiến thức Hán học, bà được Án sát Phạm Bá Phổ mời về nhà riêng làm gia sư cho con trai mình. Bằng khả năng thuyết phục và tài cảm hóa, bà đã giác ngộ cho Phạm Bá Nguyên (con trai của Phạm Bá Phổ) tích cực hoạt động cứu nước và sau này được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1922, bà Thanh xin phép về thăm quê hương và cũng trong chuyến đi này, bà bí mật mang hài cốt bà Hoàng Thị Loan về an táng tại quê nhà.
Là người phụ nữ khẳng khái, dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, tháng 11/1926, bà Thanh gửi thư cho Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung kỳ nói rõ quan điểm chính trị của mình, đòi ân xá cho vua Thành Thái và vua Duy Tân. Trong thời gian sống ở Huế, bà thường tới thăm viếng, chăm sóc, đàm đạo với cụ Phan Bội Châu về vận mệnh đất nước, về những đồng chí của mình và tham gia vào nhóm trí thức yêu nước ở Huế.
Tháng 9/1930, khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bước vào cao trào, thực dân Pháp ra lệnh cách chức Tổng đốc An Tĩnh của Nguyễn Khoa Kỳ, bổ nhiệm Phạm Bá Phổ ra thay thế nhằm trấn áp phong trào cách mạng ở xứ Nghệ. Làng Sen, quê nội của bà là một trong những địa điểm bị chú ý. Phạm Bá Phổ đã về tận làng để trấn áp những người cách mạng. Với lòng dũng cảm và lòng yêu mến quê hương tha thiết, bà đã lặn lội về quê tìm cách thuyết phục, can ngăn, buộc Phạm Bá Phổ không thực hiện được ý đồ.
Sau nhiều năm lăn lộn trong phong trào cách mạng, nếm trải mọi hiểm nguy, ngày 18/9/1940, bà Nguyễn Thị Thanh được trả tự do trở về quê hương sinh sống. Khi biết đích thực Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là em trai mình, năm 1946, bà đã lên đường ra Hà Nội thăm em, sau đó trở về làng Sen sống trọn đời người công dân mẫu mực với bà con, xóm làng.
Do tuổi già, sức yếu và bệnh tình quá nặng, bà Nguyễn Thị Thanh - người được nhân dân tôn sùng là Bạch Liên nữ sĩ, bông sen trắng ngát hương của làng Kim Liên - đã qua đời vào tháng 3/1954. Cuộc đời bà là tấm gương sáng của người phụ nữ Việt Nam về đạo đức, phẩm chất cao quý và tấm lòng yêu nước sâu sắc.
Một tấm gương nữ trung hào kiệt lưu danh cùng sử sách Sen Biển hi vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn một nguồn tư liệu quý giá về người chị gái kính yêu của Bác Hồ.
Trân trọng cảm ơn quý độc giả đã ủng hộ vnkienthuc.com.
Sen Biển( tổng hợp)