Chết như thế nào?

  • Thread starter Thread starter Toantu
  • Ngày gửi Ngày gửi

Toantu

New member
Xu
0
Một nhà diễn thuyết bắt đầu buổi nói chuyện bằng một câu hỏi: "Nếu phải chết, bạn muốn chọn 1 cái chết như thế nào: Chết nhẹ nhàng, nhanh chóng hay đau đớn và từ từ?"

Đám đông ồn ào vì câu hỏi kỳ quặc. Ai mà chẳng muốn 1 cái chết nhẹ nhàng và nhanh chóng, vì vậy mà mọi người đều chọn nó.

Khi mọi người đều đã chắc chắn với quyết định của mình rồi, nhà diễn thuyết mới tiếp tục:

" Tôi cũng từng chọn giống như các bạn vậy. Cho đến 1 ngày, khi cha của tôi lâm bệnh nặng. Ông phải trải qua những cơn đau khủng khiếp, kéo dài ngày này sang ngày khác. Chúng tôi rất thương yêu ông nhưng cũng không muốn ông phải chịu đau đớn như vậy. Chỉ có cách giải thoát cho ông càng sớm càng tốt thôi. Mẹ tôi nói với cha tôi điều đó. Ông nhìn bà hồi lâu rồi nói:

Tôi đau lắm chứ, hơn ai hết tôi là người muốn giải thoát cho chính mình thoát khỏi những cơn đau. Nhưng tôi vẫn muốn sống, chỉ để nhìn các con tôi đi làm về chào bố, các cháu tôi chào ông mỗi buổi sáng. Để chúng ôm hôn tôi trước khi đi ngủ. Để mỗi sáng dậy tôi còn được nhìn thấy ánh mặt trời, để nghe tiếng sóng biển từ xa vọng về. Với bà và các con, điều đó thật đơn giản, nhưng với 1 người như tôi thì thật khó khăn. Tôi không còn thời gian để làm những điều đó nữa. Dù đau đớn nhưng tôi bằng lòng vì tôi có thể mang đi những gì tươi đẹp nhất của cuộc sống mà tôi đã không bao giờ nhận ra...

Các bạn thân mến, chúng ta luôn tiếc thời gian với gia đình, với chính bản thân mình. Ta luôn ngại phải nói những lời yêu thương với người thân chúng ta. Chúng ta luôn đuổi theo những ước mơ, những khát vọng tương lai và nghĩ rằng, đạt đuợc chúng mới là điều hạng phúc. Tất nhiên điều đó không sai. Nhưng khi chúng ta không còn thời gian nữa, chúng ta lại đuổi theo những thứ ngay bên cạnh mà mình đã bỏ quên. mà thời gian thì chẳng bao giờ chờ ai...

Hãy sống với những gì bạn đang có, yêu thương và quan tâm đến xung quanh. Đừng bỏ qua thời gian quý báu mà bạn đang có. Hãy để ngày mà chúng ta nhắm mắt, ta có thể mỉm cười mà nói rằng: Tôi không hối hận, tiếc nuối những ngày tháng đã qua... Tôi không phải đau đớn, dằn vặt mình vì bất cứ điều gì nữa".
 
cái tên của bạn hay cái tôi của bạn phải được người ta nhớ đến và trân trọng thì cái chết mới thật ý nghĩa
 
^^! Hum trc, vô tình nghe 1 câu như thế này, ko nhớ rõ, nhưng đại loại là nói về những cái chết.
Rằng cái chết từ tế nhất là cái chết đột quỵ (tức là 1 phát die ngay và luôn, ko dính dáng tới người khác); cái chết ghê gớm nhất là cái chết bị người khác giết (ghê thật ;)) )

Bạn muốn chết theo cách nào, thôi thì cứ chết vì già nhỉ? cái chết này theo Atula là cái chết tiệm cận tử tế! :))
 
Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật. Tuy nhiên, một định nghĩa cho sự chết còn tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các lĩnh vực liên hệ. Trong y học, chết là giai đoạn cuối cùng của sự sống. Môn khoa học nghiên cứu về cái chết đã trở thành ngành riêng gọi là "tử vong học" (tiếng Anh: thanatology; tiếng Hy Lạp: θάνατολογια thnatologia).

Con người sẽ ra sao sau khi chết?

Vấn đề thứ nhì được đặt ra là, không kể sự chấm dứt các quá trình chuyển hóa và sự bắt đầu các tiến trình phân hủy xác, điều gì sẽ xảy ra, nhất là đối với con người, trong và sau khi chết? Chủ đề được đặc biệt quan tâm là ý thức và linh hồn; những câu hỏi vốn "xưa như trái đất". Niềm tin vào một cái gì đó tiếp tục sau khi chết cũng phổ biến từ xưa, chẳng hạn một thế giới của người chết (âm ty, âm phủ, cõi âm), hoặc tái sinh, đầu thai vào kiếp sau. Những người theo chủ nghĩa vô thần hoặc thuyết bất khả tri thì tin rằng cái chết đặt dấu chấm hết cho ý thức, bản thân cái chết ("kiếp sau") xét cho cùng cũng chính là sự trải nghiệm về những gì có trước thụ thai ("kiếp trước")(?). Trái lại, niềm tin tôn giáo và những thông tin về sự sống sau khi chết là sự an ủi có liên hệ tới cái chết của những người thân yêu và viễn ảnh về cái chết của chính bản thân mỗi người. Mặc khác, nỗi lo sợ về địa ngục cũng như những hệ quả đen tối khác cũng khiến cho cái chết trở nên quái ác hơn. Nỗi ưu tư của con người về cái chết cũng là một động lực quan trọng cho sự phát triển của các tôn giáo.

Tập tục của hầu hết các nền văn hóa là khóc thương những người thân yêu đã chết. Nhiều nhà khảo cổ cho rằng việc chôn cất cẩn thận của người Homo neanderthalensis, với những xác chết được trang điểm bằng đất son và xếp cẩn thận trong hang là bằng chứng của những tang lễ có nghi thức. Mở rộng ra, điều này có thể cho thấy trong các tín ngưỡng ban sơ của con người đã có cả những ý niệm về kiếp sau.

Cái chết trong cái nhìn của người Việt

Đạo lý truyền thống của người Việt quan niệm "nghĩa tử là nghĩa tận", bao nhiêu hờn oán đều xóa bỏ khi đối tượng đã chết, vì chết là dứt nợ trần gian.

Một quan niệm nhân văn khác là "sống ở, thác về", xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là cõi trọ tạm bợ, chết không phải là hết.
Sống làm vợ khắp người ta
Khéo thay thác xuống làm ma không chồng

(Truyện Kiều - Nguyễn Du, đoạn viết về Đạm Tiên)Tín ngưỡng dân gian tin vào linh hồn, người chết rồi thì linh hồn sẽ sống ở cõi âm, cũng sinh hoạt như ở dương thế, do đó có tục lệ đốt vàng mã, nhà cửa, xe cộ, đầy tớ, áo quần, tiền, đô la âm phủ v.v. để "viện trợ" cho người chết. Rằm tháng bảy âm lịch, trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo, là ngày xóa tội vong nhân, người ta cúng cô hồn để bố thí thức ăn cho những hồn ma lang thang. Cúng cô hồn không chỉ có ngày rằm tháng bảy.

Một quan niệm cổ truyền nữa là "người chết cần được mồ yên mả đẹp", việc "động mồ động mả" có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của con cháu. Tuy nhiên, từ năm 1996, phong trào hiến xác cho khoa học đã bắt đầu phát triển với sự phát động của Giáo sư Nguyễn Quang Quyền ở trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.


Những cái chết kỳ cục nhất trong lịch sử

(1)(Dân trí) - Allan Pinkerton (1819-1884) - người sáng lập văn phòng thám tử Pinkerton lừng lẫy, cha đẻ của các kỹ năng điều tra như giả trang, theo dõi đối tượng tình nghi... đã chết vì bị sưng lưỡi - hậu quả của việc cắn phập vào lưỡi trong 1 lần trượt chân ngã trên vỉa hè.

2. Chết đuối vì... vớt trăng

Ai cũng biết Lý Bạch (701-706) là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Trung Quốc. Ông cũng nổi tiếng với tài uống rượu như hũ chìm và chỉ trong lúc say mới viết nên những tác phẩm kinh điển nhất.


Một đêm, Lý Bạch xuôi thuyền theo dòng sông Dương Tử, vừa uống rượu vừa thưởng trăng. Trong cơn men, ông đã lao thẳng xuống sông để ôm lấy bóng trăng lững lờ trên mặt nước.

3. Chết vì nhịn “tè”

Nhà quý tộc kiêm nhà thiên văn học nổi tiếng người Đan Mạch Tycho Brahe vốn là người rất khôi hài. Theo những gì kể lại, trong nhà Brahe có một chú hề lùn, chuyên nhiệm vụ hoạt náo không khí bên bàn ăn tối. Ông còn bị hỏng mũi sau một lần thua cược với người bạn, chịu hành phạt đeo mũi giả bằng bạc suốt một thời gian dài.

Nguyên nhân cái chết của Brahe cũng khiến người ta không nhịn được cười. Trong một bữa tiệc năm 1601, ông gắng gượng nhịn “tè” quá lâu (thời đó việc rời bàn tiệc giữa cuộc vui bị coi là hành động thô lỗ hết sức), trong khi sức chịu đựng của chiếc bọng đái chỉ có hạn. Nó vỡ òa. 11 ngày sau, Brahe nhắm mắt.

4. Chết bởi cây gậy chỉ huy dàn nhạc

Năm 1687, nhà soạn nhạc lỗi lạc người Pháp Jean-Baptiste Lully hãnh diện nhận trọng trách: viết một bản thánh ca dành riêng cho vua Louis XIV. Đam mê sáng tác đã khiến Lully không hề hay biết rằng, trong lúc hưng phấn giữ nhịp điệu cho bản nhạc, ông đã lấy cây quyền trượng đập liên hồi vào ngón chân mình mà không có cảm giác đau.

Ngón chân sưng phồng, sau đó chuyển sang giai đoạn hoại tử. Ấy vậy mà Lully vẫn nhất quyết không chịu cho bác sĩ cắt nó đi. Vết thối trở nên nghiêm trọng dần và rốt cuộc “hạ nốc ao” nhà soạn nhạc cứng đầu.

Trớ trêu thay, bản thánh ca Te Deum cướp đi sinh mạng Baptiste Lully sau đó được xướng lên trong lễ ăn mừng Vua Louis XIV khỏi ốm.

5. Chết vì ăn

Cái chết của ông vua Thụy Điển Adolf Frederick vào năm 1771 (thọ 61 tuổi) được coi là bài học giáo dục sâu sắc nhất về thói tham ăn vô độ.

Sau bữa ăn quá đỗi thịnh soạn bao gồm các món tôm hùm, trứng cá hồi, dồi lợn, súp rau cải, cá trích hun khói, rượu sâm banh và 14 loại món tráng miệng ưa thích, ông đã chết vì tắc thở.


6. Chết vì “minh họa” trước tòa


Sau cuộc nội chiến nước Mỹ, chính trị gia Clement Vallandigham đến từ bang Ohio nổi lên như 1 luật sư tài ba “đánh đâu thắng đó”.

Năm 1871, ông thầy cãi nhận biện minh cho thân chủ Thomas McGehan - người bị kết tội bắn chết một ông tên là Tom Myers trong cuộc ẩu đả ở quán rượu. Vallandigham lập luận rằng chính Myers đã vô tình tự tay bóp cò trong lúc rút khẩu súng ra khỏi vị trí bên đầu gối.

Để có sức thuyết phục hơn, Vallandigham đích thân diễn lại cảnh “bắn nhầm”. Không may, lập luận của ông “vận” ngay vào tác giả: ngón tay vô tình chạm cò và viên đạn xuyên thẳng qua tim Vallandigham.

Cả phiên tòa hò reo vì chiến thắng của Vallandigham. Thân chủ McGehan được tuyên trắng án trước lúc ông thầy cãi trút hơi thở cuối cùng.


7. Chết vì râu dài

Ông Hans Steininger người Áo sống ở thế kỷ thứ 16 nổi tiếng khắp thế giới với bộ râu dài kỷ lục (gần 1,4 mét).

Năm 1567, khu phố ông ở bất ngờ thổi bùng lên một trận cháy lớn. Trong cơn vội vã, ông Hans cứ băng băng chạy mà quên không cuộn râu lên; rốt cuộc, ông giẫm lên râu, mất thăng bằng, ngã lộn cổ và chết.

8. Chết vì sưng ngón chân


Một buổi sáng năm 1911, Jack Daniel - nhà chế rượu whiskey nổi tiếng ở bang Tennessee (Mỹ) quyết định đi làm sớm hơn mọi ngày. Ông muốn mở két sắt nhưng không làm sao nhớ ra nổi mật mã riêng. Trong cơn tức giận, Daniel đá túi bụi vào két. Các ngón chân sưng phồng lên, rồi hoại tử, không lâu sau thì ông chết.

9. Chết vì vỏ cam

Trên đời hiếm có ai dũng cảm như Bobby Leach: năm 1911, ông là một trong 2 người duy nhất trên thế giới chinh phục thác nước Niagara trong một... chiếc thùng.Kẻ ngạo nghễ này còn nhiều pha thách thức Thần chết còn kinh điển hơn thế nữa. Nói cách khác, nói chuyện chết chóc trước mặt Leach chẳng khác gì kể chuyện khôi hài.


Một hôm khi đang dạo bước trên đường phố New Zealand, Leach bất ngờ dẫm phải vỏ cam và trượt chân ngã. Chẳng ngờ cú ngã vu vơ làm ông gãy chân, phải phẫu thuật cắt bỏ. Ông chết vì những biến chứng phức tạp liên tục diễn ra sau ca mổ.


10. Chết vì “áo choàng bay”

Năm 1911, một thợ may người Pháp Franz Reichelt đích thân thử nghiệm phát minh trí tuệ của mình - áo khoác kiêm dù - bằng cách nhảy từ Tháp Eiffel xuống dưới đất.

Ban đầu để thuyết phục các nhà chức trách, Reichelt nói dối rằng ông sử dụng người nộm, vào phút chót thì “đánh tráo” chính mình.

Cái chết của ông thợ may gàn dở không làm người dân Paris mấy ngạc nhiên.

Thùy Vân

Theo Neatorama

Tẩy: Đối với tôi, chết là bắt đầu.....
 
đó chỉ là những cái chết bất thường mà không có cái chết chúng ta cần nhắc đến nhiều ở đây là cái chết phi thường
 
Cái chết là sự sáng tạo của sự sống?

Có thể tìm thấy động lực sáng tạo trong mối quan hệ giữa sự sống và cái chết. Trong đó, giá trị tinh thần cao cả nhất của cuộc sống có thể bắt nguồn từ những ý nghĩ và nghiên cứu về cái chết...

Sinh lão bệnh tử là quy luật lẽ thường của tự nhiên, cái chết không loại trừ bất cứ ai. Trong số những người sẽ ra đi về cõi vĩnh hằng, có không ít người trong số họ là người thân của chúng ta.

Con người thường lấy nước mắt để thể hiện sự thương nhớ của mình đối với những người đã khuất. Đã là con người ai cũng biết rồi cũng đến lúc mình sẽ “ra đi”, nhưng chỉ khác nhau ở chỗ có những sự ra đi được báo trước và không được báo trước.

Có những điều chúng ta tưởng chừng như ai cũng biết nhưng sự thực chưa chắc đã vậy. Có thể bạn đã biết “kiếp luân hồi", hay "sự sống trở lại sau cái chết” nhưng để nhận thức được sự tồn tại của đặc tính “sống” và “chết” trong bản thân của mỗi con người và làm thế nào để cân bằng mối quan hệ giữa chúng thì không phải ai cũng biết.

Từ khi một đứa bé cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trở thành một ông cụ “gần đất xa trời” thì đó là cả một quá trình dài. Theo bản năng, con người thường ý thức trước được cái chết của mình.

Đôi lúc, khi con người ý thức được cái chết sẽ đến với mình thì sự ra đi của họ thật thanh thản.

Theo đạo Phật Mahayana được tôn thờ tại Nhật Bản và một số nước khác các nhà sư đôi khi biết được thời điểm họ sẽ chết. Đó là trường hợp như nhà sư Hofaku của Đạo Phật Mahayana. Một lần ông gọi các chú tiểu lại và nói: “Sức khoẻ của ta đang suy yếu dần, nhưng không việc gì phải lo lắng, đây chỉ là dấu hiệu cho thấy cái chết đang đến gần”.

Các chú tiểu vội hỏi: “Thầy sắp chết à! Chết có nghĩa là gì? Chúng ta phải tiếp tục sống. Điều đó có nghĩ là gì?” Nhà sư trả lời: “Đó chính là hai mặt của một vấn đề, là câu hỏi mà tất cả chúng ta đang đi tìm kiếm câu trả lời".

Các chú Tiểu lại hỏi: “Làm sao chúng ta có thể nhận biết được hai trạng thái khác nhau như vậy? ” Đối với câu hỏi này, nhà sư trả lời: “Khi mưa thì nước trên trời sẽ đổ xuống và sau đó trời sẽ quang, mây sẽ tạnh trở lại”.
Nhà tâm thần học được sinh ra tại Thuỵ Điển tên là Elisabeth Kubler-Ross – tác giả của cuốn sách “Sự sống và cái chết” cũng đã chia sẻ quan điểm trên, bà cho rằng: “Đối với những ai đang cố gắng tìm hiểu về mối quan hệ giữa sự sống và cái chết thì sẽ thấy cái chết chắc chắn sẽ là một động lực sáng tạo. Giá trị tinh thần cao cả nhất của cuộc sống, có thể bắt nguồn từ những ý nghĩ và nghiên cứu về cái chết”.

Mỗi ngày trôi qua sẽ làm cho mỗi con người trở nên già đi, chuỗi ngày sống sẽ ngắn lại. Do vậy, điều muốn nói ở đây chính là: mặt “sống”của con người được thể hiện qua lao động thì con người phải biết tận dụng nó để làm lợi cho bản thân và xã hội.

Còn đối với mặt “chết” thì con người cần phải xác định trước tư tưởng để không quá đau buồn vì điều này thể hiện được sự ra đi phù hợp với quy luật khách quan.

Đứng trước cái chết, không nên dùng từ “sự lo lắng” để miêu tả mà nên thay bằng “sự nhận thức” thì sẽ phù hợp hơn. Do nhận thức được ý nghĩa của điều này mà nhà sư Hofaku đã điều phối cuộc sống của mình sao cho phù hợp, dễ chịu hơn.

Sẽ là một ý tưởng rất hay nếu mỗi người đều có được một đồng hồ báo thức biết nói. Vào mỗi buổi sáng, chuông đồng hồ reo lên “Thức dậy đi, hôm nay có thể là ngày bắt đầu của chuỗi ngày chán chường, nhưng cái chết thì có thể còn lâu mới xảy đến”.

Trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt: sự sống và cái chết. Khi con người sinh ra và lớn lên cũng đồng nghĩa với việc tiến dần tới cái chết. Do vậy, nếu tất cả mọi người đều hiểu được sinh tử là quy luật tự nhiên thì họ sẽ sống tích cực hơn và ra sức đóng góp cho đời nhiều hơn.

Nguồn:
Vietimes
 
Mình chưa nghĩ đến cái chết, mình chỉ mong cuộc sống được hạnh phúc, sống trọn đời với người mình yêu thương và vượt qua mọi gian khổ trong cuộc sống.

Nếu mình chết, mình cũng muốn một cái chết nhẹ nhàng, từ từ, một hôm nào đó (mình tầm ngót nghét vài chục ngàn tuổi [hì hì]) gọi các con, các cháu, các chắt lại phân chia tài sản cho chúng và nói. Ta đi đây. Thế là nhắm mắt khẽ ........

Dù cái chết có trở nên phi thường thì theo thời gian cũng sẽ đưa vào quên lãng.

Đố bạn biết ai đã chết phi thường bằng cách lấy thân mình chèn pháo.
Cấm tìm với google.com.

Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo…
 
Sống trên đời cần có một tấm lòng.

TT - André Malraux đã định nghĩa: “Nghệ thuật là cái chống lại định mệnh”. Ngày xưa, có một người Hi Lạp cổ đã thử cố gắng triển khai đời mình trong một nỗ lực chống định mệnh như thế, đấy là Empédocle.

Bình sinh, Empédocle là một nhà bác học lỗi lạc, đã xây dựng nhiều công trình có ích lợi cho nhân dân Hi Lạp, thí dụ như xẻ một trái núi, đào một dòng sông...Lúc về già, Empédocle đi khắp nơi để truyền bá học thuyết triết học của ông, với một tấm áo choàng đỏ, mà ông cho rằng ấy là biểu hiện của lửa. Ông trèo lên bên miệng núi lửa Etna đang hoạt động và nhảy vào lòng núi lửa, để lại trên miệng núi một đôi dép. Người phương Tây dùng hình tượng “đôi dép Empédocle” (les sandales d’Empédocle) để chỉ “danh tiếng”.
Huyền thoại trên đây mang ý nghĩa thâm thúy rằng đối với con người, trước khi trở về với hư vô, vẫn cần phải để lại dấu vết của mình trên mặt đất, chính là tên tuổi của mình

Người Trung Hoa thì gọi sự nghiệp của con người để lại sau cái chết là “hồng tuyết trảo” (dấu chân chim hồng đi trên tuyết). Cũng giống như “đôi dép Empédocle” của người Hi Lạp cổ đó thôi, vết chân thì mỏng manh có ra gì, nhưng hợp với lẽ tự nhiên, đã đi qua thì để lại dấu chân, học theo con chim hồng đi trên tuyết.

Trịnh Công Sơn đã cho rằng mọi cái ở đời đều là phù phiếm, như ta đã thấy. Anh không tích lũy một chút của cải vật chất nào cho riêng mình cả. Rốt cuộc, như một vật thể không bị hòa tan trong lịch sử, chính là tên tuổi của anh. Khi tôi mới rời Huế ra đi vào năm 1966, tên tuổi của Trịnh Công Sơn mới bắt đầu bằng những nét chữ mờ nhạt. Nhưng khi tôi trở lại Huế, vừa đúng với sự kiện năm 1975, tên tuổi của Trịnh Công Sơn đã vang dậy hết thành phố này đến thành phố khác. Trịnh Công Sơn đã thành công rất nhanh kể từ mấy bài ở phố biển, nhanh đến độ lúc này tên tuổi Trịnh Công Sơn đã sáng chói khắp cả bầu trời âm nhạc miền Nam.

Nhạc của Trịnh Công Sơn tồn tại rất bền lâu, nhiều bài của thời kỳ đầu đến nay vẫn còn nổi tiếng. Qua một thời gian dài bị chính quyền Sài Gòn cấm đoán, nhạc của Trịnh Công Sơn vẫn đến được tay công chúng, bằng cách mỗi người tự chép riêng những bài hát yêu thích và lưu chuyển đến người khác. Như thể có một dòng sông ngầm vẫn trôi đi trong khi những dòng sông trên mặt đất đã bị tắc nghẽn. Điều đó chứng tỏ nội lực âm nhạc của Sơn, từ đó phát ra sức mạnh thúc đẩy sự luân lưu giữa cuộc đời. Theo công bố của Đài phát thanh Sài Gòn nghe được ở chiến khu, thì năm 1966 Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ được quần chúng hâm mộ nhiều nhất.

Ở Sài Gòn trước 1975, người ta vẫn thấy nhiều quán rượu hoặc cà phê bên đường có tên là Biển nhớ, Diễm xưa, Hạ trắng, Mưa hồng... Ở Đà Lạt, ở Huế hoặc những thành phố khác cũng đều như vậy. Ở miền Bắc dù ít hơn song không phải là không có những cô gái đã đi qua tuổi học trò với những bản nhạc của Trịnh Công Sơn chép tay luôn luôn được mang theo trong cặp sách.

Có lần tôi lang thang ngoài một hòn đảo vùng biển Qui Nhơn, gặp một quán rượu nhìn ra biển, dựng trên một mảnh đất của dân mới đến khai phá. Gặp tôi, cô chủ quán hỏi câu đầu tiên là: “Anh có thuộc bài Biển nhớ của Trịnh Công Sơn không?”. Thậm chí, tôi muốn nói rằng có một văn hóa Trịnh Công Sơn trong đời sống tinh thần của các đô thị miền Nam; và Trịnh Công Sơn nghiễm nhiên trở thành một nhà văn hóa đồng thời với một nhạc sĩ.

Sự nổi tiếng của Trịnh Công Sơn cho ta thấy một hiện tượng xã hội thật hiếm có trong chiến tranh. Chẳng những những người hâm mộ Sơn thích nhạc Trịnh Công Sơn, mà cả những người chống Trịnh Công Sơn (về chính trị) cũng thích nghe nhạc Sơn. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sau chuyến đi du hành ở Pháp cùng với Trịnh Công Sơn luôn luôn khẳng định như vậy.

Ở miền Nam, từng có một viên tư lệnh thiết giáp đã từ chối lệnh hành quân trong chiến dịch Nam Lào vì chịu ảnh hưởng tư tưởng phản chiến của Trịnh Công Sơn. Tôi tự hỏi những người thường lên án nhạc Sơn năm xưa có biết được tính “tích cực” của tư tưởng phản chiến của Sơn trong những trường hợp như vậy hay không.

Tin Trịnh Công Sơn từ trần được các báo lớn trên thế giới thông báo cho bạn đọc, và từng nhóm Việt kiều đã tổ chức lễ tưởng niệm hoặc “đêm nhạc Trịnh Công Sơn”. Có lẽ chưa có sự ra đi của danh nhân văn hóa nào đã để lại nhiều cuốn sách tưởng niệm như vậy: TP.HCM ba cuốn, TP Hà Nội hai cuốn và Huế một cuốn cùng với ba cuốn sách của cá nhân nhà văn, mỗi cuốn sách tác phẩm của cộng đồng đều tập trung bài vở của hàng chục tác giả đủ mọi giới, nam và nữ, âm nhạc và các ngành khác. Tất cả những người viết đều đã trực tiếp gặp gỡ Trịnh Công Sơn, và thế mới biết bạn bè của Trịnh Công Sơn đông không thể hình dung được.

Khát vọng “lưu danh thiên cổ” tỏ ra bức xúc đến nỗi Érostrate, cũng là một người cổ Hi Lạp, đã thề rằng nếu không được lưu danh như một kẻ xây đền (đền thờ nữ thần Athena) ta sẽ lưu danh như một kẻ đốt đền.

Vậy thì “cái tên” là một tòa nhà còn mãi, trong đó cư ngụ đời sống vĩnh hằng của con người sau khi chết. Cao Bá Quát đã từng nói: “Đời người há không viết gì lên đấy, như một tấm bia không chữ”. Người đời sẵn sàng phê phán thói hư danh, nhưng không nên nhầm lẫn với sự hiếu danh: khát vọng lưu danh là chính đáng và là đòi hỏi đáng giá để đặt ra trước cuộc sống trần thế.

Chúng ta hài lòng khi thấy Trịnh Công Sơn đã giành được trong tay định mệnh, cái mà người nghệ sĩ nào cũng thèm muốn: sự bất tử. Trịnh Công Sơn không có nhà cửa nguy nga, của cải vật chất và không có vợ con riêng. Nhưng Trịnh Công Sơn có một cái tên để lưu truyền cho hậu thế. Và tất cả đó để làm gì? Cũng theo lời bài hát của Sơn, Để gió cuốn đi. “Khát vọng lưu danh” là một ý niệm rỗng không về vật chất, và Trịnh Công Sơn đã sống đúng với ý niệm ấy.

[FLASH]https://www.nhaccuatui.com/m/MG4LINm12b[/FLASH]
DIỄM XƯA - TRỊNH CÔNG SƠN
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top