Chế độ nhà nước

theo mình
Vì nhà nước phương Đông chỉ do nhà vua điều hành, vua nắm quyền chỉ huy, mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua.
Chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

Sở dĩ vua có được quyền lực lớn như vậy vì:
- Vua được coi là con của thần hay thượng đế, được các thần linh cử xuống trần gian để trị vì thiên hạ, do vậy quyền lực của vua là quyền lực vô hạn.
- Dưới vua và giúp việc cho vua là một hệ thống các quan lại hết sức đông đảo từ trung ương cho đến địa phương. Nhờ quân đội và bộ máy quan lại giúp việc, nhà vua đã thực hiện việc bóc lột nhân dân trong nước bằng tô thuế và lao dịch, đàn áp dã man mọi sự phản kháng của dân và đem quan đi xâm lược nước ngoài
 
tại sao gọi chế độ nhà nước phương đông là chế độ chuyên chế cổ đại:tears_of_joy:
Quân chủ chuyên chế là thể chế chính trị mà hoàng gia (vua hay nữ hoàng) nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại trong chế độ này. Chế độ này phổ biến trong thời trung cổ, phong kiến. Các quốc gia hiện nay còn theo quân chủ chuyến chế trên thế giới là , Oman, Qatar, Ả Rập Saudi và Vatican."Quân chủ chuyên chế" chính là "quân chủ tuyệt đối".

Brunei không phải là nhà nước quân chủ lập hiến mà là nhà nước quân chủ chuyên chế, quyền lực và ảnh hưởng của nhà vua Sultan quá lớn, đến nỗi chính phủ hầu như nắm rất ít quyền hành
Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua chúa nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do thủ tướng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.. Trong các nhà nước theo chính thể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của nhà nước được trao một phần cho người đứng đầu nhà nước, còn một phần được trao cho một cơ quan cao cấp khác ( như nghị viện trong nhà nước tư sản hoặc hội nghị đại diện đẳng cấp trong nhà nước phong kiến). Chính thể quân chủ hạn chế trong các nhà nước tư sản gọi là quân chủ lập hiến(quân chủ đại nghị). Trong các nhà nước tư sản theo chính thể quân chủ lập hiến, quyền lực của nguyên thủ quốc gia (vua, nữa hoàng) bị hạn chế rất nhiều. Với tư cách nguyên thủ quốc gia, nhà vua chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống, cho sự thống nhất của quốc gia, không có nhiều quyền hành trong thực tế, "nhà vua trị vị nhưng không cai trị". Chính thể quân chủ lập hiến theo quy mô hình đại nghị đang tồn tại ở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Vương quốc Anh, Thụy Điển,... do những nguyên nhân lịch sử nhất định.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top