Còn chưa đầy một tuần nữa thí sinh sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Thế nhưng, không có lấy một ngày thư giãn, thí sinh ở các trung tâm luyện thi cũng như các trường THPT đang vào cao điểm luyện thi.
Phòng học tại Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Q.Tân Bình, TP.HCM sáng 26-6 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đến đầu tuần qua, nhiều trung tâm luyện thi ĐH tại TP.HCM vẫn tiếp tục chiêu sinh và thông báo chiêu sinh “đón đầu” các khóa luyện thi sau kỳ thi ĐH 2010 vì thí sinh liên tục đổ về đây luyện thi cấp tốc.
Rất nhiều trung tâm luyện thi tổ chức ra nhiều dịch vụ kèm theo (chỗ trọ, luyện thi đặc biệt...), nhiều lớp, nhiều ca trong ngày từ sáng đến tối để có thể đáp ứng tất cả nhu cầu cho thí sinh.
Luyện đến ca 5
Khác hẳn ở trung tâm
Thí sinh Nguyễn Tuấn Việt (quê Quảng Nam) luyện thi tại Trung tâm bồi dưỡng văn hóa L và Trung tâm bồi dưỡng văn hóa T suốt mấy tháng qua nhưng vẫn chưa yên tâm với kiến thức được ôn luyện.
Cách đây một tháng, Việt cùng nhóm bạn hơn mười người mời thầy về luyện thi riêng môn toán. Việt cho biết: “Thầy này đang dạy luyện thi ở một trung tâm Q.1, nhưng khi về dạy riêng, thầy dạy khá nhiệt tình nên các bạn trong nhóm đều cảm thấy rất dễ tiếp thu bài khi được học với thầy, khác hẳn với khi học ở các trung tâm”.
Trường tiểu học Chu Văn An (P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - địa điểm tổ chức dạy luyện thi của Trung tâm luyện thi ĐH Đô Thành - mấy ngày qua luôn tấp nập. Trưa 26-6, bị mất điện, một lớp học khoảng 50 thí sinh ngồi học quạt lia lịa để xua bớt cái nóng. Một vài thí sinh khác khom lưng ngủ gục ngay trên bàn. Bên trên thầy giáo giảng bài mồ hôi ướt đẫm, nói đến khàn giọng vẫn rất khó nghe. Đến giữa ca học một vài thí sinh chịu hết nổi bỏ ra ngoài... đá cầu. Trong các phòng học cạnh bên, có thí sinh nằm ngủ trên ghế để đợi ca học tiếp theo.
Thí sinh Trần Văn Vương (quê Đắk Nông) cho biết: “Em cùng một bạn cùng lớp xuống đây ghi danh luyện thi cấp tốc từ ngày 6-6. Tụi em học suốt tuần không nghỉ ngày nào, bốn ngày học ca 5 (buổi tối từ 18g-20g15), ngày thứ tư học từ ca 3 đến ca 5 và chủ nhật học đến bốn ca (1, 2, 3 và 5)”. Các thí sinh luyện thi ở đây cho biết khóa học này sẽ kết thúc ngày 30-6.
Sáng 26-6, nhiều phòng học của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM) cũng kín chỗ. Dù phòng học nơi đây có quạt máy nhưng không khí khá ngột ngạt bởi lượng học sinh quá đông.
Cậu học trò chuyên lý Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) Đỗ Vạn Nhựt nuôi hi vọng “vào Sài Gòn sớm ghi danh luyện thi cấp tốc để được củng cố toàn bộ kiến thức và tự tin hơn khi thi ĐH”, nhưng các thầy chỉ đoán đề thi để dạy nhảy cóc từ chương này qua chương khác mà không hệ thống lại toàn bộ kiến thức cho học sinh. Một số giáo viên khác lại tập trung giải đề thi của năm trước.
Luyện theo yêu cầu
Chỉ được “xả hơi" hai ngày sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp, hơn 400 học sinh Trường THPT dân lập Thanh Bình (Tân Bình) đã bước vào kỳ ôn luyện cấp tốc kéo dài đúng một tháng tại trường. Hoạt động phục vụ bán trú, nội trú diễn ra y như trong năm học. Năm nay Trường Thanh Bình có khoảng 600 học sinh thi ĐH, CĐ.
Ông Lê Văn Linh, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Trường chọn các giáo viên chủ chốt thuộc các khối A, B, C, D để luyện thi cho học sinh, đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh là muốn gửi con cho trường ôn tập và chăm sóc tới tận ngày thi”. Lịch học của học sinh trường này là ngày hai buổi sáng và chiều, buổi tối tự học với sự trợ giúp của các giáo viên quản nhiệm.
Các trường dân lập, tư thục có đông học sinh thi ĐH, CĐ như Nguyễn Khuyến, Đông Du, Trương Vĩnh Ký, Ngô Thời Nhiệm... đều tổ chức ôn luyện ngay tại trường.
Nhiều trường THPT tổ chức thêm các hoạt động hỗ trợ việc luyện thi của học sinh. Tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6, TP.HCM), nhà trường tổ chức cho học sinh đăng ký ôn tập với giáo viên theo yêu cầu. Các môn thi được triển khai thành chương trình 40-45 tiết, ôn trong vòng một tháng.
Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM) cũng tổ chức ôn luyện với thời lượng 8-10 tiết/tuần/môn với lịch học linh động ba buổi sáng, chiều, tối do giáo viên trường giảng dạy.
Trường THPT Lê Hồng Phong (Q.5, TP.HCM) tổ chức lớp luyện giải đề thi tuyển sinh ĐH, khai giảng từ ngày 7-6 và kéo dài đến sát ngày thi. Riêng ở Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10, TP.HCM), nhiều giáo viên tự tổ chức các lớp luyện thi từng môn với sự hỗ trợ về phòng học của nhà trường.
Theo TTO.
Phòng học tại Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Q.Tân Bình, TP.HCM sáng 26-6 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đến đầu tuần qua, nhiều trung tâm luyện thi ĐH tại TP.HCM vẫn tiếp tục chiêu sinh và thông báo chiêu sinh “đón đầu” các khóa luyện thi sau kỳ thi ĐH 2010 vì thí sinh liên tục đổ về đây luyện thi cấp tốc.
Rất nhiều trung tâm luyện thi tổ chức ra nhiều dịch vụ kèm theo (chỗ trọ, luyện thi đặc biệt...), nhiều lớp, nhiều ca trong ngày từ sáng đến tối để có thể đáp ứng tất cả nhu cầu cho thí sinh.
Luyện đến ca 5
Khác hẳn ở trung tâm
Thí sinh Nguyễn Tuấn Việt (quê Quảng Nam) luyện thi tại Trung tâm bồi dưỡng văn hóa L và Trung tâm bồi dưỡng văn hóa T suốt mấy tháng qua nhưng vẫn chưa yên tâm với kiến thức được ôn luyện.
Cách đây một tháng, Việt cùng nhóm bạn hơn mười người mời thầy về luyện thi riêng môn toán. Việt cho biết: “Thầy này đang dạy luyện thi ở một trung tâm Q.1, nhưng khi về dạy riêng, thầy dạy khá nhiệt tình nên các bạn trong nhóm đều cảm thấy rất dễ tiếp thu bài khi được học với thầy, khác hẳn với khi học ở các trung tâm”.
Trường tiểu học Chu Văn An (P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - địa điểm tổ chức dạy luyện thi của Trung tâm luyện thi ĐH Đô Thành - mấy ngày qua luôn tấp nập. Trưa 26-6, bị mất điện, một lớp học khoảng 50 thí sinh ngồi học quạt lia lịa để xua bớt cái nóng. Một vài thí sinh khác khom lưng ngủ gục ngay trên bàn. Bên trên thầy giáo giảng bài mồ hôi ướt đẫm, nói đến khàn giọng vẫn rất khó nghe. Đến giữa ca học một vài thí sinh chịu hết nổi bỏ ra ngoài... đá cầu. Trong các phòng học cạnh bên, có thí sinh nằm ngủ trên ghế để đợi ca học tiếp theo.
Thí sinh Trần Văn Vương (quê Đắk Nông) cho biết: “Em cùng một bạn cùng lớp xuống đây ghi danh luyện thi cấp tốc từ ngày 6-6. Tụi em học suốt tuần không nghỉ ngày nào, bốn ngày học ca 5 (buổi tối từ 18g-20g15), ngày thứ tư học từ ca 3 đến ca 5 và chủ nhật học đến bốn ca (1, 2, 3 và 5)”. Các thí sinh luyện thi ở đây cho biết khóa học này sẽ kết thúc ngày 30-6.
Sáng 26-6, nhiều phòng học của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM) cũng kín chỗ. Dù phòng học nơi đây có quạt máy nhưng không khí khá ngột ngạt bởi lượng học sinh quá đông.
Cậu học trò chuyên lý Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) Đỗ Vạn Nhựt nuôi hi vọng “vào Sài Gòn sớm ghi danh luyện thi cấp tốc để được củng cố toàn bộ kiến thức và tự tin hơn khi thi ĐH”, nhưng các thầy chỉ đoán đề thi để dạy nhảy cóc từ chương này qua chương khác mà không hệ thống lại toàn bộ kiến thức cho học sinh. Một số giáo viên khác lại tập trung giải đề thi của năm trước.
Luyện theo yêu cầu
Chỉ được “xả hơi" hai ngày sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp, hơn 400 học sinh Trường THPT dân lập Thanh Bình (Tân Bình) đã bước vào kỳ ôn luyện cấp tốc kéo dài đúng một tháng tại trường. Hoạt động phục vụ bán trú, nội trú diễn ra y như trong năm học. Năm nay Trường Thanh Bình có khoảng 600 học sinh thi ĐH, CĐ.
Ông Lê Văn Linh, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Trường chọn các giáo viên chủ chốt thuộc các khối A, B, C, D để luyện thi cho học sinh, đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh là muốn gửi con cho trường ôn tập và chăm sóc tới tận ngày thi”. Lịch học của học sinh trường này là ngày hai buổi sáng và chiều, buổi tối tự học với sự trợ giúp của các giáo viên quản nhiệm.
Các trường dân lập, tư thục có đông học sinh thi ĐH, CĐ như Nguyễn Khuyến, Đông Du, Trương Vĩnh Ký, Ngô Thời Nhiệm... đều tổ chức ôn luyện ngay tại trường.
Nhiều trường THPT tổ chức thêm các hoạt động hỗ trợ việc luyện thi của học sinh. Tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6, TP.HCM), nhà trường tổ chức cho học sinh đăng ký ôn tập với giáo viên theo yêu cầu. Các môn thi được triển khai thành chương trình 40-45 tiết, ôn trong vòng một tháng.
Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM) cũng tổ chức ôn luyện với thời lượng 8-10 tiết/tuần/môn với lịch học linh động ba buổi sáng, chiều, tối do giáo viên trường giảng dạy.
Trường THPT Lê Hồng Phong (Q.5, TP.HCM) tổ chức lớp luyện giải đề thi tuyển sinh ĐH, khai giảng từ ngày 7-6 và kéo dài đến sát ngày thi. Riêng ở Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10, TP.HCM), nhiều giáo viên tự tổ chức các lớp luyện thi từng môn với sự hỗ trợ về phòng học của nhà trường.
Theo TTO.