K
kimkha
Guest
Cuộc chiến tranh hóa học do quân đội Mỹ tiến hành ở Việt Nam đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho nhân dân Việt Nam. Có tới 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất độc hóa học, trong đó có khoảng ba triệu người hoặc là chết hoặc đang phải vật lộn với căn bệnh nguy hiểm, sống trong cảnh bần cùng. Nhà nước Việt Nam đã rất cố gắng để khắc phục hậu quả khủng khiếp đến môi trường và con người do các chất độc hóa học trong đó có chất độc da cam/dioxin gây ra.
Đôi khi những gì chiến tranh để lại sau khi nó kết thúc còn đáng sợ hơn những thứ nó đã cướp đi trong những trận chiến. Đó cũng chính là bi kịch sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Mỹ đã rải hơn 70 triệu lít thuốc diệt cỏ trong chiến tranh Việt Nam, trong đó có hơn 40 triệu lít chất độc màu da cam dioxin. Chất độc dioxin là loại chất diệt cỏ được xếp vào hàng những chất nguy hiểm nhất thế giới, không chỉ bởi khả năng reo rắc cái chết mà nó còn để lại những di chứng cho nhiều đời sau.
Cái tên chất độc màu da cam xuất phát từ các công-ten-nơ vận chuyển loại chất diệt cỏ này, chúng có một sọc màu da cam để đánh dấu. Mỹ đã từng sử dụng 15 loại thuốc diệt cỏ khác nhau tại Đông Nam Á, bao gồm các loại chất độc màu da cam, xanh, trắng, hồng và tím, tất cả đều là hỗn hợp của các loại thuốc diệt cỏ khác nhau. Trong đó, chất độc màu da cam là hỗn hợp hai loại thuốc diệt cỏ 2-4-D và 2-4-5-T.
Chất độc màu da cam được phát hiện trong một nghiên cứu của tiến sĩ thực vật học Arthur W.Galston. Tuy nhiên ông không có chủ định tạo ra một loại chất độc hóa học mà chỉ muốn sử dụng nó như một phần trong nghiên cứu của mình. Sau đó, nó được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Chính Galston đã trở thành một trong những nhà vận động hàng đầu để chống lại việc sử dụng chất độc màu da cam. Sau đó làn sóng phản đối lan rộng, cho rằng đây là hành vi vô đạo đức, trước những sự phản đối gay gắt, tổng thống Nixon đã ra lệnh cấm sử dụng loại chất độc này.
Dioxin và chất độc màu da cam
Dioxin là tên được đặt cho một loại chất độc hại có trong chất độc màu da cam và các chất diệt cỏ khác. Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ tuyên bố rằng chất độc màu da cam chỉ chứa một lượng nhỏ loại chất dioxin này, tuy nhiên những khu vực bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam hay những nơi lưu trữ cho thấy nồng độ rất cao của chất dioxin.
Ở một số vùng chịu ảnh hưởng nặng nề tại Việt Nam, nồng độ dioxin trong máu cao gấp hàng chục lần mức cho phép. Một liều lượng nhỏ của chất này thực sự có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, tuy nhiên khi vượt quá mức cho phép nó lại làm tăng tỷ lệ mắc ung thư lên tới 40%, dioxin gây nhiều hậu quả về sức khỏe, không những làm chết người mà nó còn để lại di chứng cho nhiều đời sau. Tổ chức Y tế thế giới đã phân loại dioxin như một chất gây ung thư ở người, có thể làm hỏng các hệ thống trong cơ thể như nội tiết, hệ miễn dịch và thần kinh.
Có nhiều loại chất dioxin khác nhau, một số trong đó ở dạng tự nhiên trong môi trường với số lượng rất ít. Dioxin được tạo ra như một sản phẩm phụ trong quá trình công nghiệp như đốt phế liệu hay quá tình nấu chảy kim loại. Nó cũng có thể được sản xuất tổng hợp như trong chiến tranh Việt Nam.
Khi dioxin được rải xuống, nó không chỉ phá hủy cây cối, động vật và con người, nó còn thấm vào đất và nguồn nước ngầm, trở thành một phần của chuỗi thực phẩm. Khi ai đó ăn phải các loại cây trồng hoặc động vật đã bị nhiễm dioxin, nó sẽ bắt đầu tích lũy trong các mô mỡ. Thực tế mọi người đều có một lượng nhỏ dioxin trong cơ thể, không đủ để gây ra tác hại. Một số loại có chu kỳ bán rã ngắn và tự phân hủy, có thể trong 5 đến 10 năm. Tuy nhiên với nồng độ lớn, thời gian để nó phân hủy sẽ lâu hơn rất nhiều. Khi dioxin thấm vào đất, thời gian để phân hủy của nó cũng được tăng lên, có thể mất hàng chục năm.
Thuốc diệt cỏ dùng để diệt cỏ
Sự thật là Mỹ sử dụng chất độc màu da cam để phá hủy các rừng cây mà lính Việt Cộng sử dụng làm tấm lá chắn ngụy trang, phá hủy cây trồng và nguồn lương thực của quân đội. Chất độc màu da cam được bí mật sử dụng ở Lào và Campuchia để phát hiện con đường mòn Hồ Chí Minh, một tuyến đường tiếp tế quan trọng xuyên qua các khu rừng.
Khi được rải xuống một khu rừng, chất độc màu da cam tiêu diệt toàn bộ thảm thực vật bất kể loại nào. Phá hủy rễ cây, làm lá chết và rụng, biến một khu rừng rợp lá trở nên trơ trụi. Không chỉ vậy, chất độc màu da càm còn thấm vào đất, ngăn chặn sự phát triển của các loại cây sau này, phá hủy ngành nông nghiệp và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Trong nghiên cứu của mình, Galston điều chỉnh nồng độ axit triiodobenzoic với liều lượng nhỏ để kích thích sự tăng trưởng của cây trồng, tuy nhiên với liều cao hơn nó có thể khiến cây bị rụng hết lá. Nguyên tắc này được áp dụng đối với chất độc màu da cam, nó thúc đẩy mô thực vật phát triển quá nhanh khiến cây cối không hấp thu được dinh dưỡng và chết khô. Chất độc màu da càm còn được gọi là chất làm rụng lá.
Và những ảnh hưởng đến con người
Có rất nhiều tranh cãi về tác hại thực tế của chất độc màu da cam. Viện Y học thuộc viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ cho rằng có một mối liên hệ giữa chất độc màu da cam và sự hình thành một số loại ung thư trên con người. Một số khác, các công ty hóa chất phải đối mặt với các vụ kiện thì phản bác, họ cho rằng không có bằng chứng rõ rệt nào cho thấy các vấn đề sức khỏe có ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam hay dioxin. Thực tế cho thấy một số khu vực tại Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam có tỷ lệ cao các loại bệnh tật, di tật bẩm sinh và cả ung thư.
Những tác động và biến chứng của chất độc da cam thường thấy là:
- Gây kích ứng da và các bệnh ngoài da.
- Rối loạn thần kinh.
- Gây sẩy thai.
- Bệnh tiểu đường type 2.
- Dị tật bẩm sinh cho đời sau.
- Gây các bệnh ung thư, bện Hodgkin, bệnh bạch cầu.
Quân đội cũng như người dân Việt Nam là những người phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, tuy nhiên chính những người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng chịu tác hại của chất độc màu da cam do tiếp xúc. Năm 1978, bộ cựu chiến binh đã thành lập một chương trình giúp đỡ các cựu chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam. Chương trình đã kiểm tra sức khỏe của trên 300.000 cựu chiến binh đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Họ được chăm sóc sức khỏe, bồi thường thiệt hại do việc tiếp xúc với chất độc màu da cam, bên cạnh đó chương trình còn hỗ trợ con cái của các cựu chiến binh khi sinh ra bị dị tật, chăm sóc y tế và giáo dục đặc biệt.
Bính lính Mỹ được bồi thường và hưởng những chính sách đặc biệt do tác hại của chất độc màu da cam gây ra, còn những người lính và nhân dân Việt Nam lại chưa thực sự được đền bù xứng đáng. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những vụ kiện đòi quyền lợi cho những người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam trong thời gian qua.
Những vùng tại Việt Nam bị phun rải chất độc màu da cam cho thấy tỷ lệ cao hơn rất nhiều các vấn đề về sức khỏe. Như tỉnh Bến Tre với dân số hơn 140.000 người thì ước tính có hơn 60.000 người gặp phải các vấn đề về sức khỏe do ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Nhìn chung có khoảng 1 triệu người Việt Nam chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam, và những đứa trẻ được sinh ra tiếp tục phải chịu các dị tật bẩm sinh mà không thể chửa khỏi. Có nhiều vùng đất vẫn bị nhiễm chất độc dioxin mà chưa được xử lý do chi phí quá cao.
Các vụ kiện chất độc màu da cam và bồi thường
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều vụ kiện lên tòa án Mỹ liên quan đến tác hại của chất độc màu da cam và hậu quả mà nó để lại sau chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên những người Việt Nam chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam vẫn chưa bao giờ nhận được sự bồi thường mà họ đáng được nhận. Để tự bảo vệ mình, Chính phủ Mỹ đã sử dụng điều luật miễn trách nhiệm, qua đó Chính phủ không thể bị kiện, ngay cả trong trường hợp bị cáo buộc sơ suất. Tòa án tối cao Mỹ đã duy trì điều luật miễn trách nhiệm trong các vụ kiện chống lại Mỹ có liên quan đến các vụ thử nghiệm hạt nhân và cả việc chất độc màu da cam.
Do đó, các vụ kiện bắt đầu chuyển hướng và cáo buộc các công ty hóa chất đã sản xuất và bán chất độc màu da cam cho quân đội, vi phạm tội ác chiến tranh, đòi sự bồi thường cho những hậu quả mà chất độc màu da cam đã gây ra. Các công ty hóa chất bị cáo buộc bao gồm Dow, Monsanto, Hercules và Diamond Shamrock. Năm 1984, trong một vụ kiện lớn được xét xử bởi tòa án tối cao Mỹ, các công ty hóa chất Mỹ có liên quan đến việc sản xuất và bán chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ đã phải bồi thường 180 triệu USD, những người được bồi thường chủ yếu là cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam.
Tuy nhiên các công ty chỉ chấp nhận bồi thường cho các cựu binh Mỹ, đối với những vụ kiện đòi lại quyền lợi cho người Việt Nam, các công ty này đưa ra nhiều lý do để chối bỏ trách nhiệm:
- Chính phủ Mỹ ra lệnh cho họ phải sản xuất chất độc màu da cam.
- Sự việc đã xảy ra quá lâu.
- Không có những bằng chứng chắc chắn cho thấy ảnh hưởng của chất diệt cỏ lên sức khỏe con người.
- Họ cho rằng việc này phải được giải quyết bởi Chính phủ Mỹ và họ không có trách nhiệm.
Cũng trong một vài vụ kiện của người Việt Nam gần đây, tòa án đã phán quyết rằng các công ty hóa chất không chịu trách nhiệm do họ chỉ là các nhà thầu của Chính phủ Mỹ. Những nổ lực vẫn không dừng lại, những người bị hại cùng các tổ chức nhân quyền vẫn tiếp tục vận động và kêu gọi Mỹ phải bồi thường cho những ảnh hưởng cũng như việc xử lý hậu quả chất độc dioxin tại Việt Nam. Như trước đây chính phủ Mỹ cũng phải bỏ tiền để cho việc xử lý bom mìn còn lại tại Việt Nam sau chiến tranh.
Theo: http://genk.vn/
Đôi khi những gì chiến tranh để lại sau khi nó kết thúc còn đáng sợ hơn những thứ nó đã cướp đi trong những trận chiến. Đó cũng chính là bi kịch sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Mỹ đã rải hơn 70 triệu lít thuốc diệt cỏ trong chiến tranh Việt Nam, trong đó có hơn 40 triệu lít chất độc màu da cam dioxin. Chất độc dioxin là loại chất diệt cỏ được xếp vào hàng những chất nguy hiểm nhất thế giới, không chỉ bởi khả năng reo rắc cái chết mà nó còn để lại những di chứng cho nhiều đời sau.
Cái tên chất độc màu da cam xuất phát từ các công-ten-nơ vận chuyển loại chất diệt cỏ này, chúng có một sọc màu da cam để đánh dấu. Mỹ đã từng sử dụng 15 loại thuốc diệt cỏ khác nhau tại Đông Nam Á, bao gồm các loại chất độc màu da cam, xanh, trắng, hồng và tím, tất cả đều là hỗn hợp của các loại thuốc diệt cỏ khác nhau. Trong đó, chất độc màu da cam là hỗn hợp hai loại thuốc diệt cỏ 2-4-D và 2-4-5-T.
Chất độc màu da cam được phát hiện trong một nghiên cứu của tiến sĩ thực vật học Arthur W.Galston. Tuy nhiên ông không có chủ định tạo ra một loại chất độc hóa học mà chỉ muốn sử dụng nó như một phần trong nghiên cứu của mình. Sau đó, nó được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Chính Galston đã trở thành một trong những nhà vận động hàng đầu để chống lại việc sử dụng chất độc màu da cam. Sau đó làn sóng phản đối lan rộng, cho rằng đây là hành vi vô đạo đức, trước những sự phản đối gay gắt, tổng thống Nixon đã ra lệnh cấm sử dụng loại chất độc này.
Dioxin và chất độc màu da cam
Dioxin là tên được đặt cho một loại chất độc hại có trong chất độc màu da cam và các chất diệt cỏ khác. Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ tuyên bố rằng chất độc màu da cam chỉ chứa một lượng nhỏ loại chất dioxin này, tuy nhiên những khu vực bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam hay những nơi lưu trữ cho thấy nồng độ rất cao của chất dioxin.
Ở một số vùng chịu ảnh hưởng nặng nề tại Việt Nam, nồng độ dioxin trong máu cao gấp hàng chục lần mức cho phép. Một liều lượng nhỏ của chất này thực sự có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, tuy nhiên khi vượt quá mức cho phép nó lại làm tăng tỷ lệ mắc ung thư lên tới 40%, dioxin gây nhiều hậu quả về sức khỏe, không những làm chết người mà nó còn để lại di chứng cho nhiều đời sau. Tổ chức Y tế thế giới đã phân loại dioxin như một chất gây ung thư ở người, có thể làm hỏng các hệ thống trong cơ thể như nội tiết, hệ miễn dịch và thần kinh.
Có nhiều loại chất dioxin khác nhau, một số trong đó ở dạng tự nhiên trong môi trường với số lượng rất ít. Dioxin được tạo ra như một sản phẩm phụ trong quá trình công nghiệp như đốt phế liệu hay quá tình nấu chảy kim loại. Nó cũng có thể được sản xuất tổng hợp như trong chiến tranh Việt Nam.
Khi dioxin được rải xuống, nó không chỉ phá hủy cây cối, động vật và con người, nó còn thấm vào đất và nguồn nước ngầm, trở thành một phần của chuỗi thực phẩm. Khi ai đó ăn phải các loại cây trồng hoặc động vật đã bị nhiễm dioxin, nó sẽ bắt đầu tích lũy trong các mô mỡ. Thực tế mọi người đều có một lượng nhỏ dioxin trong cơ thể, không đủ để gây ra tác hại. Một số loại có chu kỳ bán rã ngắn và tự phân hủy, có thể trong 5 đến 10 năm. Tuy nhiên với nồng độ lớn, thời gian để nó phân hủy sẽ lâu hơn rất nhiều. Khi dioxin thấm vào đất, thời gian để phân hủy của nó cũng được tăng lên, có thể mất hàng chục năm.
Thuốc diệt cỏ dùng để diệt cỏ
Sự thật là Mỹ sử dụng chất độc màu da cam để phá hủy các rừng cây mà lính Việt Cộng sử dụng làm tấm lá chắn ngụy trang, phá hủy cây trồng và nguồn lương thực của quân đội. Chất độc màu da cam được bí mật sử dụng ở Lào và Campuchia để phát hiện con đường mòn Hồ Chí Minh, một tuyến đường tiếp tế quan trọng xuyên qua các khu rừng.
Khi được rải xuống một khu rừng, chất độc màu da cam tiêu diệt toàn bộ thảm thực vật bất kể loại nào. Phá hủy rễ cây, làm lá chết và rụng, biến một khu rừng rợp lá trở nên trơ trụi. Không chỉ vậy, chất độc màu da càm còn thấm vào đất, ngăn chặn sự phát triển của các loại cây sau này, phá hủy ngành nông nghiệp và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Trong nghiên cứu của mình, Galston điều chỉnh nồng độ axit triiodobenzoic với liều lượng nhỏ để kích thích sự tăng trưởng của cây trồng, tuy nhiên với liều cao hơn nó có thể khiến cây bị rụng hết lá. Nguyên tắc này được áp dụng đối với chất độc màu da cam, nó thúc đẩy mô thực vật phát triển quá nhanh khiến cây cối không hấp thu được dinh dưỡng và chết khô. Chất độc màu da càm còn được gọi là chất làm rụng lá.
Và những ảnh hưởng đến con người
Có rất nhiều tranh cãi về tác hại thực tế của chất độc màu da cam. Viện Y học thuộc viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ cho rằng có một mối liên hệ giữa chất độc màu da cam và sự hình thành một số loại ung thư trên con người. Một số khác, các công ty hóa chất phải đối mặt với các vụ kiện thì phản bác, họ cho rằng không có bằng chứng rõ rệt nào cho thấy các vấn đề sức khỏe có ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam hay dioxin. Thực tế cho thấy một số khu vực tại Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam có tỷ lệ cao các loại bệnh tật, di tật bẩm sinh và cả ung thư.
Những tác động và biến chứng của chất độc da cam thường thấy là:
- Gây kích ứng da và các bệnh ngoài da.
- Rối loạn thần kinh.
- Gây sẩy thai.
- Bệnh tiểu đường type 2.
- Dị tật bẩm sinh cho đời sau.
- Gây các bệnh ung thư, bện Hodgkin, bệnh bạch cầu.
Quân đội cũng như người dân Việt Nam là những người phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, tuy nhiên chính những người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng chịu tác hại của chất độc màu da cam do tiếp xúc. Năm 1978, bộ cựu chiến binh đã thành lập một chương trình giúp đỡ các cựu chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam. Chương trình đã kiểm tra sức khỏe của trên 300.000 cựu chiến binh đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Họ được chăm sóc sức khỏe, bồi thường thiệt hại do việc tiếp xúc với chất độc màu da cam, bên cạnh đó chương trình còn hỗ trợ con cái của các cựu chiến binh khi sinh ra bị dị tật, chăm sóc y tế và giáo dục đặc biệt.
Bính lính Mỹ được bồi thường và hưởng những chính sách đặc biệt do tác hại của chất độc màu da cam gây ra, còn những người lính và nhân dân Việt Nam lại chưa thực sự được đền bù xứng đáng. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những vụ kiện đòi quyền lợi cho những người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam trong thời gian qua.
Những vùng tại Việt Nam bị phun rải chất độc màu da cam cho thấy tỷ lệ cao hơn rất nhiều các vấn đề về sức khỏe. Như tỉnh Bến Tre với dân số hơn 140.000 người thì ước tính có hơn 60.000 người gặp phải các vấn đề về sức khỏe do ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Nhìn chung có khoảng 1 triệu người Việt Nam chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam, và những đứa trẻ được sinh ra tiếp tục phải chịu các dị tật bẩm sinh mà không thể chửa khỏi. Có nhiều vùng đất vẫn bị nhiễm chất độc dioxin mà chưa được xử lý do chi phí quá cao.
Các vụ kiện chất độc màu da cam và bồi thường
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều vụ kiện lên tòa án Mỹ liên quan đến tác hại của chất độc màu da cam và hậu quả mà nó để lại sau chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên những người Việt Nam chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam vẫn chưa bao giờ nhận được sự bồi thường mà họ đáng được nhận. Để tự bảo vệ mình, Chính phủ Mỹ đã sử dụng điều luật miễn trách nhiệm, qua đó Chính phủ không thể bị kiện, ngay cả trong trường hợp bị cáo buộc sơ suất. Tòa án tối cao Mỹ đã duy trì điều luật miễn trách nhiệm trong các vụ kiện chống lại Mỹ có liên quan đến các vụ thử nghiệm hạt nhân và cả việc chất độc màu da cam.
Do đó, các vụ kiện bắt đầu chuyển hướng và cáo buộc các công ty hóa chất đã sản xuất và bán chất độc màu da cam cho quân đội, vi phạm tội ác chiến tranh, đòi sự bồi thường cho những hậu quả mà chất độc màu da cam đã gây ra. Các công ty hóa chất bị cáo buộc bao gồm Dow, Monsanto, Hercules và Diamond Shamrock. Năm 1984, trong một vụ kiện lớn được xét xử bởi tòa án tối cao Mỹ, các công ty hóa chất Mỹ có liên quan đến việc sản xuất và bán chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ đã phải bồi thường 180 triệu USD, những người được bồi thường chủ yếu là cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam.
Tuy nhiên các công ty chỉ chấp nhận bồi thường cho các cựu binh Mỹ, đối với những vụ kiện đòi lại quyền lợi cho người Việt Nam, các công ty này đưa ra nhiều lý do để chối bỏ trách nhiệm:
- Chính phủ Mỹ ra lệnh cho họ phải sản xuất chất độc màu da cam.
- Sự việc đã xảy ra quá lâu.
- Không có những bằng chứng chắc chắn cho thấy ảnh hưởng của chất diệt cỏ lên sức khỏe con người.
- Họ cho rằng việc này phải được giải quyết bởi Chính phủ Mỹ và họ không có trách nhiệm.
Cũng trong một vài vụ kiện của người Việt Nam gần đây, tòa án đã phán quyết rằng các công ty hóa chất không chịu trách nhiệm do họ chỉ là các nhà thầu của Chính phủ Mỹ. Những nổ lực vẫn không dừng lại, những người bị hại cùng các tổ chức nhân quyền vẫn tiếp tục vận động và kêu gọi Mỹ phải bồi thường cho những ảnh hưởng cũng như việc xử lý hậu quả chất độc dioxin tại Việt Nam. Như trước đây chính phủ Mỹ cũng phải bỏ tiền để cho việc xử lý bom mìn còn lại tại Việt Nam sau chiến tranh.
Theo: http://genk.vn/
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: