Vụ lùm xùm tại Trường ĐH Phan Châu Trinh là cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng chạy theo lợi nhuận và không lợi nhuận trong đầu tư giáo dục
Từ đơn tố cáo, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã tổ chức thanh tra Trường ĐH Phan Châu Trinh. Kết quả thanh tra cho thấy một số khuyết điểm sau: Hai năm qua, trường đã không tổ chức được đại hội cổ đông; sai phạm trong công tác tuyển sinh năm 2007 khi trường tự ý tổ chức thi tuyển mà không có sự đồng ý của Bộ GD-ĐT; khi tuyển sinh có sai phạm trong việc ra đề thi, chấm thi, xét trúng tuyển; hiệu trưởng Phan Ngọc Thu thu chi tài chính không rõ ràng. Từ những sai phạm đó, thanh tra đề nghị HĐQT trường tổ chức kiểm điểm cá nhân chủ tịch HĐQT, hiệu trưởng và các thành viên liên quan.
Một tiết học ngoại ngữ ở Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam). Ảnh: Lê Viết Hai
Phản ứng gay gắt
Sau khi kết luận thanh tra được công bố, ông Nguyên Ngọc, Chủ tịch HĐQT và hiệu trưởng Phan Ngọc Thu đã có kháng nghị gửi bộ trưởng, chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT phản ứng gay gắt kết luận thanh tra trên. Theo văn bản này, dù không ra mặt nhưng ông Trần Văn Chính, hiện là giám đốc Trung tâm Hợp tác chuyên gia và Kỹ thuật với nước ngoài của Bộ GD-ĐT, thực tế đã tham gia mọi cuộc họp và mọi công việc liên quan, nấp dưới tên con gái là Trần Thu Lan (cổ đông, thành viên HĐQT, đang đi học ở nước ngoài), câu kết với các thành viên HĐQT “cùng phe” là ông Nguyễn Gia Chiến, bà Trần Thị Thịnh tổ chức làm đơn tố cáo.
Tiếp xúc với chúng tôi vào ngày 3-4, ông Nguyên Ngọc cho rằng trường chưa tổ chức được đại hội cổ đông có nguyên nhân từ những mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ. Tìm hiểu vấn đề, chúng tôi được biết cổ đông đầu tiên của trường này là ông Nguyễn Xuân Diện, góp 2,5 tỉ đồng. Năm 2006, một cơn bão lớn đã tàn phá ngôi trường đang xây dựng, làm cho trường lâm vào tình trạng hết sức khó khăn về tài chính.
Lúc đó, ông Trần Văn Chính, Vụ phó Vụ Tổ chức Bộ GD-ĐT, đầu tư vào trường nhưng ông lại đương chức nên phải để con gái là Trần Thu Lan đứng tên. Ông Chính mời thêm bà Trần Thị Thịnh, ông Nguyễn Gia Chiến cùng đầu tư. Cả 3 cổ đông này góp vốn với số tiền lên đến 5,6 tỉ đồng; trong khi ông Nguyên Ngọc và ông Phan Ngọc
Thu chỉ góp
4 tỉ đồng. “Chính vì vậy, “phe” ông Chính luôn lấn át chúng tôi trong các cuộc họp HĐQT. Ông Chính luôn giành quyền làm thư ký trong các cuộc họp HĐQT, chi phối mọi hoạt động của trường, biến HĐQT như một “hội kín” - ông Nguyên Ngọc nói. Riêng cổ đông đầu tiên góp vốn là ông Nguyễn Xuân Diện, “phe” ông Chính không chịu công nhận tư cách cổ đông vì cho rằng số tiền ông Diện đầu tư vào trường đã bị bão cuốn phăng, các cổ đông phải đầu tư lại từ đầu. Mãi sau này, tư cách cổ đông của ông Diện mới được công nhận.
Việc sai phạm trong tuyển sinh năm 2007 như đơn tố cáo, có diễn biến rất kỳ lạ! Năm 2007 lại xảy ra nhiều trận lũ lụt lớn ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của trường, hơn nữa đến tháng 11-2007, Bộ GD-ĐT mới giao chỉ tiêu tuyển sinh nên trường đã chủ động xin phép Bộ GD-ĐT, có sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Nam, cho phép thi tuyển. Người đứng ra lo phần việc này là ông Trần Văn Chính, vừa là nhà đầu tư vừa thay mặt con gái là Trần Thu Lan trong HĐQT vừa là cố vấn cho HĐQT.
Ông Chính thông báo cho HĐQT rằng Bộ GD-ĐT đã đồng ý cho trường tổ chức thi tuyển dù chưa có công văn chính thức. Sau đó, đích thân ông Chính cùng bà Trần Thị Thịnh từ Hà Nội vào tổ chức thi tuyển (các phiếu chi vé máy bay, chi phí cấp chỉ tiêu, chi phí đề nghị thi tuyển chi cho ông Chính hiện còn lưu ở trường). Vậy mà chính “phe” ông Chính lại đứng ra tố cáo trường vi phạm quy chế tuyển sinh!
Chỉ vì lợi nhuận
Theo ông Nguyên Ngọc, mục đích ban đầu trong việc thành lập Trường ĐH Phan Châu Trinh là muốn xây dựng một trường ĐH chất lượng làm “hoa tiêu” cho giáo dục ĐH miền Trung nhưng cuối cùng mục đích đó không thể thực hiện được vì các cổ đông đầu tư lớn chỉ muốn thu lợi nhuận thật nhanh. “Trong các cuộc họp, họ không có một lời nào bàn về chất lượng giáo dục, họ chỉ nói về tiền” - ông Nguyên Ngọc nói.
Cũng chính vì chạy theo lợi nhuận nên việc đầu tư cho giảng dạy ở trường này rất hạn chế, như thư viện chỉ có 2.000 cuốn sách, không có phòng thí nghiệm, giảng viên chủ yếu là thỉnh giảng, giáo viên thì lấy ở các trung tâm về dạy cho sinh viên khoa ngoại ngữ, không thể mời các giáo sư nước ngoài... Tất cả đã biến Trường ĐH Phan Châu Trinh thành ĐH “làng”!
Qua vụ tranh chấp nội bộ này cho thấy khuynh hướng chạy theo lợi nhuận trong đầu tư giáo dục ĐH, CĐ đang thắng thế, đặc biệt trong khu vực ngoài công lập. Việc học phí các trường dân lập, tư thục tăng lên ào ào trong thời gian qua; cả việc chia lợi nhuận cao như ở Trường ĐH Ngân hàng TPHCM (ĐH ngành) cũng cho thấy đúng như nhận định trên.
Khuynh hướng này đang chi phối cả nguyên tắc “không lợi nhuận” ở các ĐH công. Đợt giám sát các trường ĐH vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phát hiện ra điều đó. Điều đáng nói là chính Bộ GD-ĐT cũng đã vô tình tiếp tay cho khuynh hướng vì lợi nhuận khi có chủ trương cho phép các trường ĐH dân lập chuyển thành tư thục. Các nhà đầu tư giáo dục thiếu tâm huyết lợi dụng chính sách này biến các ĐH dân lập, tư thục thành những cỗ máy hái ra tiền.
Chính những vấn đề nhức nhối đó mà Thủ tướng Chính phủ vừa ra chỉ thị “Đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012” với mục đích: “Phải kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý Nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo”.
Từ đơn tố cáo, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã tổ chức thanh tra Trường ĐH Phan Châu Trinh. Kết quả thanh tra cho thấy một số khuyết điểm sau: Hai năm qua, trường đã không tổ chức được đại hội cổ đông; sai phạm trong công tác tuyển sinh năm 2007 khi trường tự ý tổ chức thi tuyển mà không có sự đồng ý của Bộ GD-ĐT; khi tuyển sinh có sai phạm trong việc ra đề thi, chấm thi, xét trúng tuyển; hiệu trưởng Phan Ngọc Thu thu chi tài chính không rõ ràng. Từ những sai phạm đó, thanh tra đề nghị HĐQT trường tổ chức kiểm điểm cá nhân chủ tịch HĐQT, hiệu trưởng và các thành viên liên quan.
Một tiết học ngoại ngữ ở Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam). Ảnh: Lê Viết Hai
Sau khi kết luận thanh tra được công bố, ông Nguyên Ngọc, Chủ tịch HĐQT và hiệu trưởng Phan Ngọc Thu đã có kháng nghị gửi bộ trưởng, chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT phản ứng gay gắt kết luận thanh tra trên. Theo văn bản này, dù không ra mặt nhưng ông Trần Văn Chính, hiện là giám đốc Trung tâm Hợp tác chuyên gia và Kỹ thuật với nước ngoài của Bộ GD-ĐT, thực tế đã tham gia mọi cuộc họp và mọi công việc liên quan, nấp dưới tên con gái là Trần Thu Lan (cổ đông, thành viên HĐQT, đang đi học ở nước ngoài), câu kết với các thành viên HĐQT “cùng phe” là ông Nguyễn Gia Chiến, bà Trần Thị Thịnh tổ chức làm đơn tố cáo.
Tiếp xúc với chúng tôi vào ngày 3-4, ông Nguyên Ngọc cho rằng trường chưa tổ chức được đại hội cổ đông có nguyên nhân từ những mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ. Tìm hiểu vấn đề, chúng tôi được biết cổ đông đầu tiên của trường này là ông Nguyễn Xuân Diện, góp 2,5 tỉ đồng. Năm 2006, một cơn bão lớn đã tàn phá ngôi trường đang xây dựng, làm cho trường lâm vào tình trạng hết sức khó khăn về tài chính.
Lúc đó, ông Trần Văn Chính, Vụ phó Vụ Tổ chức Bộ GD-ĐT, đầu tư vào trường nhưng ông lại đương chức nên phải để con gái là Trần Thu Lan đứng tên. Ông Chính mời thêm bà Trần Thị Thịnh, ông Nguyễn Gia Chiến cùng đầu tư. Cả 3 cổ đông này góp vốn với số tiền lên đến 5,6 tỉ đồng; trong khi ông Nguyên Ngọc và ông Phan Ngọc
Thu chỉ góp
4 tỉ đồng. “Chính vì vậy, “phe” ông Chính luôn lấn át chúng tôi trong các cuộc họp HĐQT. Ông Chính luôn giành quyền làm thư ký trong các cuộc họp HĐQT, chi phối mọi hoạt động của trường, biến HĐQT như một “hội kín” - ông Nguyên Ngọc nói. Riêng cổ đông đầu tiên góp vốn là ông Nguyễn Xuân Diện, “phe” ông Chính không chịu công nhận tư cách cổ đông vì cho rằng số tiền ông Diện đầu tư vào trường đã bị bão cuốn phăng, các cổ đông phải đầu tư lại từ đầu. Mãi sau này, tư cách cổ đông của ông Diện mới được công nhận.
Việc sai phạm trong tuyển sinh năm 2007 như đơn tố cáo, có diễn biến rất kỳ lạ! Năm 2007 lại xảy ra nhiều trận lũ lụt lớn ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của trường, hơn nữa đến tháng 11-2007, Bộ GD-ĐT mới giao chỉ tiêu tuyển sinh nên trường đã chủ động xin phép Bộ GD-ĐT, có sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Nam, cho phép thi tuyển. Người đứng ra lo phần việc này là ông Trần Văn Chính, vừa là nhà đầu tư vừa thay mặt con gái là Trần Thu Lan trong HĐQT vừa là cố vấn cho HĐQT.
Ông Chính thông báo cho HĐQT rằng Bộ GD-ĐT đã đồng ý cho trường tổ chức thi tuyển dù chưa có công văn chính thức. Sau đó, đích thân ông Chính cùng bà Trần Thị Thịnh từ Hà Nội vào tổ chức thi tuyển (các phiếu chi vé máy bay, chi phí cấp chỉ tiêu, chi phí đề nghị thi tuyển chi cho ông Chính hiện còn lưu ở trường). Vậy mà chính “phe” ông Chính lại đứng ra tố cáo trường vi phạm quy chế tuyển sinh!
Chỉ vì lợi nhuận
Theo ông Nguyên Ngọc, mục đích ban đầu trong việc thành lập Trường ĐH Phan Châu Trinh là muốn xây dựng một trường ĐH chất lượng làm “hoa tiêu” cho giáo dục ĐH miền Trung nhưng cuối cùng mục đích đó không thể thực hiện được vì các cổ đông đầu tư lớn chỉ muốn thu lợi nhuận thật nhanh. “Trong các cuộc họp, họ không có một lời nào bàn về chất lượng giáo dục, họ chỉ nói về tiền” - ông Nguyên Ngọc nói.
Cũng chính vì chạy theo lợi nhuận nên việc đầu tư cho giảng dạy ở trường này rất hạn chế, như thư viện chỉ có 2.000 cuốn sách, không có phòng thí nghiệm, giảng viên chủ yếu là thỉnh giảng, giáo viên thì lấy ở các trung tâm về dạy cho sinh viên khoa ngoại ngữ, không thể mời các giáo sư nước ngoài... Tất cả đã biến Trường ĐH Phan Châu Trinh thành ĐH “làng”!
Qua vụ tranh chấp nội bộ này cho thấy khuynh hướng chạy theo lợi nhuận trong đầu tư giáo dục ĐH, CĐ đang thắng thế, đặc biệt trong khu vực ngoài công lập. Việc học phí các trường dân lập, tư thục tăng lên ào ào trong thời gian qua; cả việc chia lợi nhuận cao như ở Trường ĐH Ngân hàng TPHCM (ĐH ngành) cũng cho thấy đúng như nhận định trên.
Khuynh hướng này đang chi phối cả nguyên tắc “không lợi nhuận” ở các ĐH công. Đợt giám sát các trường ĐH vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phát hiện ra điều đó. Điều đáng nói là chính Bộ GD-ĐT cũng đã vô tình tiếp tay cho khuynh hướng vì lợi nhuận khi có chủ trương cho phép các trường ĐH dân lập chuyển thành tư thục. Các nhà đầu tư giáo dục thiếu tâm huyết lợi dụng chính sách này biến các ĐH dân lập, tư thục thành những cỗ máy hái ra tiền.
Chính những vấn đề nhức nhối đó mà Thủ tướng Chính phủ vừa ra chỉ thị “Đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012” với mục đích: “Phải kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý Nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo”.
Giáo sưPhạm Phụ:
Phải làm rõ cơ chế
Thực tế hiện nay, hầu hết các trường ĐH dân lập, tư thục hoạt động vì lợi nhuận nhưng họ thường nói rằng họ hoạt động không vì lợi nhuận. Nhiều trường chia mức lãi khổng lồ và giáo dục đã mang lại siêu lợi nhuận. Theo tôi được biết, những người sáng lập Trường ĐH Phan Châu Trinh có một ước vọng rất đẹp đẽ, muốn xây dựng một trường ĐH chất lượng nhưng chưa lường hết về góc độ tài chính nên trong quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
Phải làm rõ cơ chế
Thực tế hiện nay, hầu hết các trường ĐH dân lập, tư thục hoạt động vì lợi nhuận nhưng họ thường nói rằng họ hoạt động không vì lợi nhuận. Nhiều trường chia mức lãi khổng lồ và giáo dục đã mang lại siêu lợi nhuận. Theo tôi được biết, những người sáng lập Trường ĐH Phan Châu Trinh có một ước vọng rất đẹp đẽ, muốn xây dựng một trường ĐH chất lượng nhưng chưa lường hết về góc độ tài chính nên trong quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
Chuyện xảy ra ở trường ĐH này cũng đã thể hiện khuyết điểm ở khâu quản lý Nhà nước, quy định luật pháp không rõ ràng, đã để mờ ranh giới cơ chế vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận trong hoạt động giáo dục. Điều này đã tạo cơ hội cho những người muốn lợi dụng giáo dục để thu lợi và cũng làm e ngại những người muốn làm giáo dục chân chính.
Một trường ĐH phi lợi nhuận thì không có nhà đầu tư mà chỉ có vốn trao tặng, không thuộc Nhà nước, cũng không thuộc cá nhân nào, nó thuộc về cộng đồng, xã hội. Ở VN chỉ có một vài trường hợp có thể coi là hoạt động phi lợi nhuận nhưng nói chung là chưa có.
Để giải quyết sự mập mờ giữa quan điểm vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận trong giáo dục, chúng ta phải có văn bản pháp luật rạch ròi. Nếu hoạt động vì lợi nhuận thì phải ở trạng thái một công ty, không vì lợi nhuận thì phải được sự ưu đãi của Nhà nước. Các trường ĐH dù hoạt động theo lợi nhuận hay phi lợi nhuận đều cần có cơ chế quản trị và tài chính minh bạch, tránh thiệt thòi cho người học.
Theo NLĐ.
Theo NLĐ.