Theo y học cổ truyền, bệnh đái tháo đường hay còn được gọi là tiêu khát. Bệnh này có liên quan đến ba tạng: phế, vị, thận. Phương pháp chữa bệnh chủ yếu là: tư âm, ích vị, sinh tân, chỉ khát.
Bằng một số món cháo đơn giản, ngoài công dụng chữa bệnh như đã nêu trên, các món ăn này còn giúp bổ trợ rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường, nhất là khi đau ốm.
1. Cháo củ cải
Cháo củ cải
Thành phần: Củ cải tươi khoảng 250g, gạo tẻ 100g.
Cách chế biến: Rửa sạch củ cải, thái nhỏ, thêm gạo nấu cháo, hoặc giã củ cải lấy nước nấu cháo.
Có thể ăn nóng hoặc điểm tâm.
Cháo củ cải có tác dụng hóa đàm, giảm ho, tiêu thực, hết tiêu khát. Dùng chữa bệnh tiểu đường và viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi.
Tuy nhiên cần chú ý: Khi ăn cháo củ cải, không nên dùng thủ ô, địa hoàng. Người tì vị hư hàn cũng không nên ăn.
2. Cháo măng
Măng tre tươi
Thành phần: Măng tre tươi 1 cái, gạo tẻ 100g.
Cách chế biến: Măng đem bóc vỏ, thái lát, nấu cháo. Mỗi ngày ăn 2 lần.
Cháo măng có thể giúp thanh phế trừ nhiệt, lợi thấp. Dùng chữa các bệnh tiểu đường, tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, lòi dom (trĩ).
3. Cháo địa cốt bì
Cháo địa cốt bì
Thành phần: Địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch đông 15g, bột mì 100g.
Cách chế biến: Sắc 3 vị thuốc, bỏ bã, lấy nước, thêm bột mì nấu thành cháo loãng. Khi khát thì ăn.
Cháo địa cốt bì cho tác dụng thanh phế, sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa bệnh tiểu đường. Ăn nhiều cũng giúp giảm cân.
Ngoài ra, còn một số món cháo đơn giản khác cũng cho công dụng điều trị tiểu đường:
Cháo đậu xanh
Đậu đỏ, đậu xanh, ý dĩ mỗi thứ 40g, nấu cháo ăn hàng ngày.
- Bột sắn dây 30g, gạo tẻ 60g nấu cháo ăn ngày 2 lần.
- Củ cà rốt vừa đủ, gạo tẻ 60g, nấu cháo ăn ngày 2 lần. Ngoài ra, người ta còn lấy cà rốt tươi rửa sạch, cạo vỏ ăn sống ngày 2 lần, mỗi lần 1 củ. Hoặc uống nước ép cà rốt hằng ngày cũng rất tốt.
(PNO Theo Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam
và Website Thông tin Y dược Việt Nam)
Bằng một số món cháo đơn giản, ngoài công dụng chữa bệnh như đã nêu trên, các món ăn này còn giúp bổ trợ rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường, nhất là khi đau ốm.
1. Cháo củ cải
Cháo củ cải
Thành phần: Củ cải tươi khoảng 250g, gạo tẻ 100g.
Cách chế biến: Rửa sạch củ cải, thái nhỏ, thêm gạo nấu cháo, hoặc giã củ cải lấy nước nấu cháo.
Có thể ăn nóng hoặc điểm tâm.
Cháo củ cải có tác dụng hóa đàm, giảm ho, tiêu thực, hết tiêu khát. Dùng chữa bệnh tiểu đường và viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi.
Tuy nhiên cần chú ý: Khi ăn cháo củ cải, không nên dùng thủ ô, địa hoàng. Người tì vị hư hàn cũng không nên ăn.
2. Cháo măng
Măng tre tươi
Thành phần: Măng tre tươi 1 cái, gạo tẻ 100g.
Cách chế biến: Măng đem bóc vỏ, thái lát, nấu cháo. Mỗi ngày ăn 2 lần.
Cháo măng có thể giúp thanh phế trừ nhiệt, lợi thấp. Dùng chữa các bệnh tiểu đường, tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, lòi dom (trĩ).
3. Cháo địa cốt bì
Cháo địa cốt bì
Thành phần: Địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch đông 15g, bột mì 100g.
Cách chế biến: Sắc 3 vị thuốc, bỏ bã, lấy nước, thêm bột mì nấu thành cháo loãng. Khi khát thì ăn.
Cháo địa cốt bì cho tác dụng thanh phế, sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa bệnh tiểu đường. Ăn nhiều cũng giúp giảm cân.
Ngoài ra, còn một số món cháo đơn giản khác cũng cho công dụng điều trị tiểu đường:
Cháo đậu xanh
Đậu đỏ, đậu xanh, ý dĩ mỗi thứ 40g, nấu cháo ăn hàng ngày.
- Bột sắn dây 30g, gạo tẻ 60g nấu cháo ăn ngày 2 lần.
- Củ cà rốt vừa đủ, gạo tẻ 60g, nấu cháo ăn ngày 2 lần. Ngoài ra, người ta còn lấy cà rốt tươi rửa sạch, cạo vỏ ăn sống ngày 2 lần, mỗi lần 1 củ. Hoặc uống nước ép cà rốt hằng ngày cũng rất tốt.
(PNO Theo Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam
và Website Thông tin Y dược Việt Nam)