Nằm trên dải đất phía nam của tỉnh Nam Định, án ngữ một phần con đường chạy từ thành phố ra biển Đông, Trực Ninh là một huyện trọng yếu về an ninh, chính trị quốc phòng, là huyện trọng điểm lúa của tỉnh.
Trực Ninh sau khi tái lập( 1-4-1997 ) có diện tích khá rộng 14.318,96 ha với dân số 188.189 người; có 21 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Trực Thắng, Trực Phú, Trực Thái, Trực Đại, Trực Cường, Trực Hùng, Trực Thuận, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Hưng, Trực Nội, Trực Thanh, Trực Đạo, Trực Chính, Trực Tuấn, Cát Thành, Liêm Hải, Việt Hùng, Phương Định, Trung Đông và thị trấn Cổ Lễ.
Địa hình Trực Ninh khá bằng phẳng, phìa bắc giáp huyện Nam Trực, phía đông giáp huyện Xuân Trường, phía tây giáp huyện Nghĩa Hưng, phía nam nối liền với huyện Hải Hậu, mặt bằng ruộng đất có độ nghiêng từ bắc xuống nam, nhưng cốt đất ở phía băc lại đột ngột thấp hẳn xuống. Hầu hết ruộng đất ở vùng này xưa kia chỉ cấy được một vụ chiêm, từ tháng 6 âm lịch trở đi, tất cả ruộng nương, đường xá đều ngập chìm trong nước. Nhân dân đi lại phải dùng ?đò đồng?. Người Trực Ninh xưa kia đã hằng ca thán:
Đồng người tám nếp nổ trổ bông
Đồng ta chỉ có rêu, rong, má đề
Hoặc
Được đồng Sồng no lòng thiên hạ
Trăm cái tội không bằng lỗ lội làng Kênh
Ngày nay, với đường nối phát triển nông nghiệp của Đảng, công tác trị thuỷ được đặc biệt chú trọng, ruộng đất Trực Ninh đã cấy được hai, ba vụ quanh năm xanh tốt. Trực Ninh trở thành vùng trọng điểm lúa của tỉnh với năng xuất lúa những năm gần đây đạt từ 10 đến 12 tấn/ha.
Được sông Hồng và sông Ninh Cơ hàng năm đem phù sa về bồi đắp nên đất đai của huyện rất màu mỡ. Sông Ninh Cơ chảy vắt ngang huyện vừa có tác dụng tưới tiêu cho đồng ruộng vừa tạo điều kiện cho giao thông đường thuỷ.
Đường 21 là mạch máu giao thông từ huyện tỏa đi muôn nơi, về phía nam nối Trực Ninh với Hải Hậu, Xuân Trường, về phía bắc lên thành phố Nam Định nối liền với quốc lộ 1 và quốc lộ 10 đi khắp mọi miền đất nước. Đường 65 là con đương liên huyện nối đường 21 và đường 55 qua hai huyện lỵ Nghĩa Hưng và Hải Hậu. Hệ thống đường liên xã, liên thôn là cầu nối phát triển kinh tế, văn hoá đến tận thôn, xã.
Trong quá trình biên thiên của lịch sử, địa giới hành chính của Trực Ninh cũng đã nhiêu lần thay đổi. Năm 1883 nhà Nguyễn quy định lại địa giới hành chính, thành lập huyện với tên gọi ban đầu là Chân Ninh, có 7 tổng, 62 xã thôn, trang bao gồm một vùng đồng bằng rộng lớn với con sông Ninh Cơ chảy vắt ngang huyện. Huyện Chân Ninh ở phía Nam của phủ Thiên Trường, phía bắc giáp huyện Nam Chân( Nam Trực), phía đông giáp huyện Giao Thuỷ, phía tây giáp phân phủ Nghĩa Hưng và phía nam vươn tới giáp ven biển của vịnh Bắc Bộ. Năm 1833, khi doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ tiến hành khai khẩn vùng đất ven biển tỉnh Nam Định, ông tập trung khai dân khai khẩn hải phận các xã Ninh Cường, Cát Giả. Vùng đất mới được khai khẩn ông lập thành một tổng mới lấy tên là tổng Ninh Nhất.
55 năm sau, khi huyện Hải Hậu dược thành lập( 27-12-1888) Thống sứ Pháp, chuẩn y quyết định của nhà kinh lược Bắc Kỳ, tách hai tổng Quần Phương, Ninh Nhất nhập vào huyện Hải Hậu, huyện Chân Ninh còn lại 6 tổng.
Năm Thành Thái thứ II( 1891) huyện Chân Ninh được đổi thành Trực Ninh bao gồm Ngọc Giả Thượng, Ngọc Giả Hạ, Diên Hưng Hạ, Ninh Cường, Văn Lãng, Thần Lộ và Phương Để với hơn 20 xã, thôn, trang.
Sau cách mạng thang tám năm 1945, cấp tổng được bãi bỏ nhưng các xã và tên gọi các xã vẫn giữ nguyên.
Năm 1947, đáp ứng tình hình chông thực dân Pháp, các xã đã hợp nhất với quy mô lớn hơn, thành 16 xã với tên gọi mới, đó là: Đỉnh Tân, Liên Phương, Việt Hưng, Việt Nhân, Việt Hùng, Hợp Thịnh, Hợp Hưng, Quốc Tuấn, Cát Chử, Quang Hưng, Tân Việt, Ninh Cường, Tam Lác, Minh Tân, Minh Đức.
Năm 1949 xóm Quần An thôn Lác Phường xã Tam Lác được chuyển vào xã Đông Lạc, huyện Nghĩa Hưng.
Tháng 10- 1952 cả 16 xã đều đổi tên mới, có chữ Trực đứng đầu. Năm 1956, về địa lý, hành chính ở huyện Trực Ninh có nhiều thay đổi: Nhiều thôn xóm của các xã ở hai bờ sông Ninh được tách ra, nhập vào huyện Hải Hậu. Phần đất Đồng Nê, Tả Hà rộng, dài, chạy bên hữu ngạn sông Ninh Cơ từ trại Chí Thiện đến thôn Ngọc Cục, thuộc xã Trực Định nhập vào huyện Xuân Trường.
Cùng thời gian đó, có 6 xã được chia tách, lập thành 12 xã mới, có 3 xã chia tách thành 9 xã mới, đưa tổng số xã của huyện Trực Ninh đến hết năm 1956 từ 16 xã lên 28 xã.
Năm 1961 cả xã Trực Hoà được chuyển về huyện Nghĩa Hưng. Tháng 3- 1968 thêm 7 xã phía nam sông Ninh Cơ nhập vào huyện Hải Hậu, huyện Trực Ninh còn 20 xã hợp nhất với huyện Nam Trực từ 1-5-1968.
Đến đầu năm 1997, 6 xã phía nam sông Ninh Cơ lại nhập về với huyện, để cùng với 15 xã, thị trấn, mới tách từ huyện Nam Ninh, tái lập lại huyện Trực Ninh, có vị trí địa lý, hình thế như bản đồ hiện nay.
Là vùng đất mới hình thành do quá trình biển bồi nên mãi tới thế kỷ X dân cư từ khắp mọi nơi như Hà Nam, Thanh Hoá, Hải Dương, Hà Đông... mới tụ về đây định cư sinh cơ lập nghiệp.
Buổi đầu, cư dân sinh sống chủ yếu dựa vào việc đánh bắt tôm cá và san gò, lấp vũng thành những cánh đồng trồng lúa, cây hoa màu. Năm này qua năm khác cuộc sống dần ổn định, cùng với những chân ruộng lúa xanh tốt, ở vùng đất bãi ven sông Hồng, sông Ninh, người Trực Ninh xưa nay đã biết tận dụng ưu thế của vùng đất bãi để trồng dâu nuôi tằm kéo kén, ươm tơ đã gắn bó chặt chẽ với người dân nơi đây ngay từ thủa ban đầu ấy.
Trải bao năm dài gian nan vất vả, tận lực công sức mồ hôi khai thiên lập địa tạo dựng xóm làng, một miền quê trù phú, dân cư quần tụ đông vui đã hình thành. Với tính chất là nơi hội tụ của nhiều thành phần dân cư. Các dòng họ cũng đem theo về những nét văn hoá độc đáo và những nghề thủ công đa dạng. Những nghề thủ công ban đầu mang tính tự cấp tự túc phục vụ cho sinh hoạt của từng gia đình, như nghề đắp đất, đục, đẽo, đan nát, chăn tằm kéo tơ... Cùng với năm tháng, với đôi tay khéo léo của người Trực Ninh, những nghề thủ công ngày càng phát triển trở thành những ngành nghề truyền thống với nhiều mặt hàng tinh xảo, đặc biệt là nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt vải. Chính vì vậy mà thế kỷ XIX, sau khi hoàn thành xâm lược nước ta, ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cùng với việc thành lập công ty bông vải sợi Bắc Kỳ và mở rộng sản xuất, một số tư bản Pháp đã phát hiện ra tiềm năng của vùng nông thôn Trực Ninh ? có đội ngũ thợ thủ công đông, tay nghề khá, có vùng đất bãi phù hợp với việc trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, các tư bản Pháp liền đầu tư, khuyến khích nghề này phát triển, Trực Ninh trở thành vùng vành đai nguyên liệu cung cấp cho công ty bông vải sợi Bắc Kỳ.
Từ đây ,nghề chăn tằm ươm tơ dệt vải phát triển thịnh đạt, bước đầu là ở các xã thuộc tổng Phương Để và tổng Thần Lộ... ?tơ Cổ Chất ? cùng với ?lụa Quần Anh? ngày ấy đã nức tiếng khắp mọi vùng. Một lớp thợ thủ công mới xuất hiện và ngày thêm đông đảo một số người kinh nghiệm vốn liếng đã giàu lên nhiều người trở thành tư sản ngành dệt tỉnh Nam Định. Năm 1926 đánh dấu bước phát triển thịnh đạt của nghề này bằng việc một tư bản Pháp bỏ vốn xây dựng nhà máy ươm tơ Cổ Chất. Con đường từ ngã ba Vô Tình vào nhà máy cũng được mở rộng để vận chuyển nguyên liệu hàng hoá... nhiều thợ ươm tơ ở Cổ Chất xã Phương Để đã vào làm việc cho nhà máy. Những năm sau tư bản Pháp lại xây tiếp hai cơ sơ ươm tơ nữa là Quy Phú (Nam Hồng ) và Lạc Quần. Sự ra đời của nhà máy và các cơ sở ươm tơ đã thúc đẩy mạnh nghề dâu tằm.
Nghề thêu ren tuy phát triển hơi muộn nhưng từ dầu đã trở thành một nghề khá nổi tiếng ở huyện Trực Ninh. Năm 1925 ông Vũ Ngọc Bình người thôn Trung Lao du học ở Pháp khi về nước ông mang theo nghề thêu ren dạy cho dân làng và đầu tư kinh doanh mặt hàng này để xuất khẩu sang Pháp. Từ đó nghề thêu ren phát triển sang các huyện khác của tỉnh Nam Định.
Bên cạnh phát triển nhanh và nổi tiếng của nghề dâu tằm tơ, thêu ren, những sản phẩm nông nghiệp của Trực Ninh cũng nức tiếng đó đây như gạo tám xoan, gà Nhang Cát, chuối tiêu, chè xanh Tuân Lục, Hải Lộ...
Sản xuất lưu thông tấp nập nhộn nhịp khiến cho bộ mặt kinh tế xã hội của huyện Trực Ninh trong thế kỉ XIX biến đổi nhanh chóng. Những trung tâm buôn bán như Cổ Lễ, Ninh Cường, Liễu Đề, Trung Lao, Cát Chử hình thành ngày càng mở mang thu hút các thương nhân từ Hà Nội, Hải Phòng, Hà Đông thường xuyên về mua bán tơ lụa, vải, sợi. Qua các trung tâm này và hàng chục chợ ở thôn xã, các mặt hàng và sản vật nổi tiếng của Trực Ninh như gạo tám xoan, gà Nhang Cát, hàng thêu ren Trung Lao, vó lưới Hạ Đồng... Đã thu hút người mua và theo chân họ toả đi muôn nơi.
Khi kinh tế phát triển, yêu cầu về xây dựng là một điều tất yếu. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà cửa và các công trình công cộng, những xã ở ven sông đắp lò đốt gạch lung vôi. Người dân An Lãng, Trung Lao còn lên rừng đốn, xẻ gỗ trở về xuôi... Với những lao động cần cù, khéo léo. Xối đông trở lên nổi tiếng về nghề xây, Trung Lao nổi tiếng về nghề mộc, thêu ren...
Làng, xã được khẳng định gắn liền với kỷ cương và nét văn hoá làng xã, cộng đồng, từng làng có hương ước để giữ gìn ?nhân, lễ, nghĩa, trí, tín?. Đối với người cao tuổi hương ước quy định cả cộng đồng phải tôn trọng, có ngày ?yến lão? trong năm để chúc thọ các bậc cao niên. Trong mỗi gia đình, dòng họ phải giữ nề nếp gia phong, tôn kính ông, bà, cha, mẹ. Người phụ nữ phải lấy ?công, dung, ngôn, hạnh? làm chuẩn mực. Gạt bỏ những thủ hủ tục phong kiến, "hương ước" thật sự là kỷ cương giữ gìn nếp làng, xã Trực Ninh dưới thời phong kiến.
Mang nặng phong tục tập quán của cư dân nông nghiệp đời sống tâm linh của người Trực Ninh gắn liền với việc tôn thờ trời đất và thờ cúng tổ tiên, gắn liền với quá trình hình thành làng, xã, đạo phật cũng hình thànhvà trong buổi đầu là đạo duy nhất thống trị đời sống tâm linh của người dân. Khắp mọi làng đều xây chùa thờ phật, các tín đồ lấy ?vô ngã vị tha, từ bi hỷ xả? làm tâm niệm sống. Những chùa ở Trực Ninh không chỉ là nơi thờ cúng thần phật mà đó là những công trình kiến trúc tuyệt tác của người dân xứ này.
Xây từ thời Lý, chùa Thần Quang tức Thần Quang Tự ở Cổ Lễ thờ phật và đại thiên sư Nguyễn Minh Không uyên thâm về giáo lý và y học. Tháp chùa Cổ Lễ là một trong những công trình hết sức độc đáo thể hiện óc thẩm mỹ tinh tế và bàn tay tài hoa của nhưng người thợ Trực Ninh, do ngọn hình của tháp đẹp nên còn được gọi là cây ?Cửu phẩm liên hoa?. Tháp được xây dựng năm 1921, cao 32 mét, có 13 tầng với 62 bậc xoáy trôn ốc từ chân lên đỉnh là một trong số ít những tháp chùa đẹp, uy nghi được xây dựng ở Việt Nam. Quả chuông đồng ở chùa Thần Quang cũng nặng tới 9 tấn, cao 4,2 mét, đường kính 2,3 mét. Trải qua hàng thế kỷ dãi dầu bão, gió, nắng, mưa và cả chiến tranh ác liệt, tháp chùa Cổ Lễ tuy có bị lún nghiên nhưng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Chùa Thần Quang đã được nhà nước sếp hạng di tích lịch sử văn hoá và là một trong nhưng danh lam nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Cùng với chùa Thần Quang còn có Thanh Quang Tự (chùa Thanh Quang) ở Cự Trữ được xây dựng từ thời hậu Lê với những đường nét chạm trổ tinh xảo, có chiếc khánh đồng dài 2,3 mét, cao 1,33 mét đúc năm 1747, trên mặt khánh có bài minh của bảng nhãn Lê Quý Đôn. Phổ Quang Tự (chùa Phổ Quang) ở Cổ Chất, Phúc Linh Tự (chùa Phúc Linh) ở Trực Cường là những danh lam còn lưu dữ được là nhiều di tích văn hoá thời Lê rất đa dạng, phong phú phản ánh những thời kỳ hưng thịnh của phật giáo Việt Nam.
Cùng với các chùa thờ phật, các làng còn tôn vinh những người có công với dân, với nước, với làng làm ?Đức ông?, ?Đức bà?, ?Thành Hoàng? và xây đền, tĩnh để thờ. Nhiều nơi còn xây phủ để thờ mẫu và các thần linh tín ngưỡng dân gian.
Trong thời kỳ đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, nhiều đình, chùa, đền, ở Trực Ninh đã trở thành nơi hội họp của cán bộ, đảng viên, nơi che dấu cán bộ, tài liệu cách mạng. Các đình chùa đó không những là nơi gửi gắm niềm tin, khát vọng của nhân dân mà còn gắn liền với vận mệnh dân tộc trong thời kỳ gian nan ác liệt, nhiều cơ sở đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá.
Năm 1533, đánh dấu một sự du nhập một tôn giáo mới vào Việt Nam, đó là đạo thiên chúa. Tổng Ninh Cường là một trong hai địa danh đầu tiên tiếp nhận sự du nhập của tôn giáo này với sự có mặt và tích cực truyền đạo giáo của giáo sĩ I-in-khu. Sang thế kỷ XVII với sự truyền đạo ráo riết của các giáo sĩ phương tây, từ Ninh Cường đạo thiên chúa đã phát triển rất nhanh ở Trực Ninh và góp phần đặt nền móng cho sự mở mang nước chúa ra các tỉnh Bắc Bộ.
Năm 1866 , nhà thờ họ Vinh Sơn xứ Trung Lao được xây dựng hoàn tất. Sau đó , nhiều nhà thờ cũng lần lượt xây cất như nhà thờ họ Giu Se xây năm 1887 , nhà thờ họ Đức Bà (1888) , nhà thờ họ Phao Lô (1898), nhà thờ Đức Bà (Đức mẹ Mân Côi) (1888-1898). Năm 1894 nhà thờ xữ Ninh Cường cũng hoàn thành nguy nga, bề thế. Đến đầu thế kỷ XX , đạo thiên chúa phát triển tới hầu khắp các xã trong huyện và xã nào cũng xây dựng nhà thờ để giáo dân đến cầu nguyện .
(Sưu tầm)
Trực Ninh sau khi tái lập( 1-4-1997 ) có diện tích khá rộng 14.318,96 ha với dân số 188.189 người; có 21 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Trực Thắng, Trực Phú, Trực Thái, Trực Đại, Trực Cường, Trực Hùng, Trực Thuận, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Hưng, Trực Nội, Trực Thanh, Trực Đạo, Trực Chính, Trực Tuấn, Cát Thành, Liêm Hải, Việt Hùng, Phương Định, Trung Đông và thị trấn Cổ Lễ.
Địa hình Trực Ninh khá bằng phẳng, phìa bắc giáp huyện Nam Trực, phía đông giáp huyện Xuân Trường, phía tây giáp huyện Nghĩa Hưng, phía nam nối liền với huyện Hải Hậu, mặt bằng ruộng đất có độ nghiêng từ bắc xuống nam, nhưng cốt đất ở phía băc lại đột ngột thấp hẳn xuống. Hầu hết ruộng đất ở vùng này xưa kia chỉ cấy được một vụ chiêm, từ tháng 6 âm lịch trở đi, tất cả ruộng nương, đường xá đều ngập chìm trong nước. Nhân dân đi lại phải dùng ?đò đồng?. Người Trực Ninh xưa kia đã hằng ca thán:
Đồng người tám nếp nổ trổ bông
Đồng ta chỉ có rêu, rong, má đề
Hoặc
Được đồng Sồng no lòng thiên hạ
Trăm cái tội không bằng lỗ lội làng Kênh
Ngày nay, với đường nối phát triển nông nghiệp của Đảng, công tác trị thuỷ được đặc biệt chú trọng, ruộng đất Trực Ninh đã cấy được hai, ba vụ quanh năm xanh tốt. Trực Ninh trở thành vùng trọng điểm lúa của tỉnh với năng xuất lúa những năm gần đây đạt từ 10 đến 12 tấn/ha.
Được sông Hồng và sông Ninh Cơ hàng năm đem phù sa về bồi đắp nên đất đai của huyện rất màu mỡ. Sông Ninh Cơ chảy vắt ngang huyện vừa có tác dụng tưới tiêu cho đồng ruộng vừa tạo điều kiện cho giao thông đường thuỷ.
Đường 21 là mạch máu giao thông từ huyện tỏa đi muôn nơi, về phía nam nối Trực Ninh với Hải Hậu, Xuân Trường, về phía bắc lên thành phố Nam Định nối liền với quốc lộ 1 và quốc lộ 10 đi khắp mọi miền đất nước. Đường 65 là con đương liên huyện nối đường 21 và đường 55 qua hai huyện lỵ Nghĩa Hưng và Hải Hậu. Hệ thống đường liên xã, liên thôn là cầu nối phát triển kinh tế, văn hoá đến tận thôn, xã.
Trong quá trình biên thiên của lịch sử, địa giới hành chính của Trực Ninh cũng đã nhiêu lần thay đổi. Năm 1883 nhà Nguyễn quy định lại địa giới hành chính, thành lập huyện với tên gọi ban đầu là Chân Ninh, có 7 tổng, 62 xã thôn, trang bao gồm một vùng đồng bằng rộng lớn với con sông Ninh Cơ chảy vắt ngang huyện. Huyện Chân Ninh ở phía Nam của phủ Thiên Trường, phía bắc giáp huyện Nam Chân( Nam Trực), phía đông giáp huyện Giao Thuỷ, phía tây giáp phân phủ Nghĩa Hưng và phía nam vươn tới giáp ven biển của vịnh Bắc Bộ. Năm 1833, khi doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ tiến hành khai khẩn vùng đất ven biển tỉnh Nam Định, ông tập trung khai dân khai khẩn hải phận các xã Ninh Cường, Cát Giả. Vùng đất mới được khai khẩn ông lập thành một tổng mới lấy tên là tổng Ninh Nhất.
55 năm sau, khi huyện Hải Hậu dược thành lập( 27-12-1888) Thống sứ Pháp, chuẩn y quyết định của nhà kinh lược Bắc Kỳ, tách hai tổng Quần Phương, Ninh Nhất nhập vào huyện Hải Hậu, huyện Chân Ninh còn lại 6 tổng.
Năm Thành Thái thứ II( 1891) huyện Chân Ninh được đổi thành Trực Ninh bao gồm Ngọc Giả Thượng, Ngọc Giả Hạ, Diên Hưng Hạ, Ninh Cường, Văn Lãng, Thần Lộ và Phương Để với hơn 20 xã, thôn, trang.
Sau cách mạng thang tám năm 1945, cấp tổng được bãi bỏ nhưng các xã và tên gọi các xã vẫn giữ nguyên.
Năm 1947, đáp ứng tình hình chông thực dân Pháp, các xã đã hợp nhất với quy mô lớn hơn, thành 16 xã với tên gọi mới, đó là: Đỉnh Tân, Liên Phương, Việt Hưng, Việt Nhân, Việt Hùng, Hợp Thịnh, Hợp Hưng, Quốc Tuấn, Cát Chử, Quang Hưng, Tân Việt, Ninh Cường, Tam Lác, Minh Tân, Minh Đức.
Năm 1949 xóm Quần An thôn Lác Phường xã Tam Lác được chuyển vào xã Đông Lạc, huyện Nghĩa Hưng.
Tháng 10- 1952 cả 16 xã đều đổi tên mới, có chữ Trực đứng đầu. Năm 1956, về địa lý, hành chính ở huyện Trực Ninh có nhiều thay đổi: Nhiều thôn xóm của các xã ở hai bờ sông Ninh được tách ra, nhập vào huyện Hải Hậu. Phần đất Đồng Nê, Tả Hà rộng, dài, chạy bên hữu ngạn sông Ninh Cơ từ trại Chí Thiện đến thôn Ngọc Cục, thuộc xã Trực Định nhập vào huyện Xuân Trường.
Cùng thời gian đó, có 6 xã được chia tách, lập thành 12 xã mới, có 3 xã chia tách thành 9 xã mới, đưa tổng số xã của huyện Trực Ninh đến hết năm 1956 từ 16 xã lên 28 xã.
Năm 1961 cả xã Trực Hoà được chuyển về huyện Nghĩa Hưng. Tháng 3- 1968 thêm 7 xã phía nam sông Ninh Cơ nhập vào huyện Hải Hậu, huyện Trực Ninh còn 20 xã hợp nhất với huyện Nam Trực từ 1-5-1968.
Đến đầu năm 1997, 6 xã phía nam sông Ninh Cơ lại nhập về với huyện, để cùng với 15 xã, thị trấn, mới tách từ huyện Nam Ninh, tái lập lại huyện Trực Ninh, có vị trí địa lý, hình thế như bản đồ hiện nay.
Là vùng đất mới hình thành do quá trình biển bồi nên mãi tới thế kỷ X dân cư từ khắp mọi nơi như Hà Nam, Thanh Hoá, Hải Dương, Hà Đông... mới tụ về đây định cư sinh cơ lập nghiệp.
Buổi đầu, cư dân sinh sống chủ yếu dựa vào việc đánh bắt tôm cá và san gò, lấp vũng thành những cánh đồng trồng lúa, cây hoa màu. Năm này qua năm khác cuộc sống dần ổn định, cùng với những chân ruộng lúa xanh tốt, ở vùng đất bãi ven sông Hồng, sông Ninh, người Trực Ninh xưa nay đã biết tận dụng ưu thế của vùng đất bãi để trồng dâu nuôi tằm kéo kén, ươm tơ đã gắn bó chặt chẽ với người dân nơi đây ngay từ thủa ban đầu ấy.
Trải bao năm dài gian nan vất vả, tận lực công sức mồ hôi khai thiên lập địa tạo dựng xóm làng, một miền quê trù phú, dân cư quần tụ đông vui đã hình thành. Với tính chất là nơi hội tụ của nhiều thành phần dân cư. Các dòng họ cũng đem theo về những nét văn hoá độc đáo và những nghề thủ công đa dạng. Những nghề thủ công ban đầu mang tính tự cấp tự túc phục vụ cho sinh hoạt của từng gia đình, như nghề đắp đất, đục, đẽo, đan nát, chăn tằm kéo tơ... Cùng với năm tháng, với đôi tay khéo léo của người Trực Ninh, những nghề thủ công ngày càng phát triển trở thành những ngành nghề truyền thống với nhiều mặt hàng tinh xảo, đặc biệt là nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt vải. Chính vì vậy mà thế kỷ XIX, sau khi hoàn thành xâm lược nước ta, ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cùng với việc thành lập công ty bông vải sợi Bắc Kỳ và mở rộng sản xuất, một số tư bản Pháp đã phát hiện ra tiềm năng của vùng nông thôn Trực Ninh ? có đội ngũ thợ thủ công đông, tay nghề khá, có vùng đất bãi phù hợp với việc trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, các tư bản Pháp liền đầu tư, khuyến khích nghề này phát triển, Trực Ninh trở thành vùng vành đai nguyên liệu cung cấp cho công ty bông vải sợi Bắc Kỳ.
Từ đây ,nghề chăn tằm ươm tơ dệt vải phát triển thịnh đạt, bước đầu là ở các xã thuộc tổng Phương Để và tổng Thần Lộ... ?tơ Cổ Chất ? cùng với ?lụa Quần Anh? ngày ấy đã nức tiếng khắp mọi vùng. Một lớp thợ thủ công mới xuất hiện và ngày thêm đông đảo một số người kinh nghiệm vốn liếng đã giàu lên nhiều người trở thành tư sản ngành dệt tỉnh Nam Định. Năm 1926 đánh dấu bước phát triển thịnh đạt của nghề này bằng việc một tư bản Pháp bỏ vốn xây dựng nhà máy ươm tơ Cổ Chất. Con đường từ ngã ba Vô Tình vào nhà máy cũng được mở rộng để vận chuyển nguyên liệu hàng hoá... nhiều thợ ươm tơ ở Cổ Chất xã Phương Để đã vào làm việc cho nhà máy. Những năm sau tư bản Pháp lại xây tiếp hai cơ sơ ươm tơ nữa là Quy Phú (Nam Hồng ) và Lạc Quần. Sự ra đời của nhà máy và các cơ sở ươm tơ đã thúc đẩy mạnh nghề dâu tằm.
Nghề thêu ren tuy phát triển hơi muộn nhưng từ dầu đã trở thành một nghề khá nổi tiếng ở huyện Trực Ninh. Năm 1925 ông Vũ Ngọc Bình người thôn Trung Lao du học ở Pháp khi về nước ông mang theo nghề thêu ren dạy cho dân làng và đầu tư kinh doanh mặt hàng này để xuất khẩu sang Pháp. Từ đó nghề thêu ren phát triển sang các huyện khác của tỉnh Nam Định.
Bên cạnh phát triển nhanh và nổi tiếng của nghề dâu tằm tơ, thêu ren, những sản phẩm nông nghiệp của Trực Ninh cũng nức tiếng đó đây như gạo tám xoan, gà Nhang Cát, chuối tiêu, chè xanh Tuân Lục, Hải Lộ...
Sản xuất lưu thông tấp nập nhộn nhịp khiến cho bộ mặt kinh tế xã hội của huyện Trực Ninh trong thế kỉ XIX biến đổi nhanh chóng. Những trung tâm buôn bán như Cổ Lễ, Ninh Cường, Liễu Đề, Trung Lao, Cát Chử hình thành ngày càng mở mang thu hút các thương nhân từ Hà Nội, Hải Phòng, Hà Đông thường xuyên về mua bán tơ lụa, vải, sợi. Qua các trung tâm này và hàng chục chợ ở thôn xã, các mặt hàng và sản vật nổi tiếng của Trực Ninh như gạo tám xoan, gà Nhang Cát, hàng thêu ren Trung Lao, vó lưới Hạ Đồng... Đã thu hút người mua và theo chân họ toả đi muôn nơi.
Khi kinh tế phát triển, yêu cầu về xây dựng là một điều tất yếu. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà cửa và các công trình công cộng, những xã ở ven sông đắp lò đốt gạch lung vôi. Người dân An Lãng, Trung Lao còn lên rừng đốn, xẻ gỗ trở về xuôi... Với những lao động cần cù, khéo léo. Xối đông trở lên nổi tiếng về nghề xây, Trung Lao nổi tiếng về nghề mộc, thêu ren...
Làng, xã được khẳng định gắn liền với kỷ cương và nét văn hoá làng xã, cộng đồng, từng làng có hương ước để giữ gìn ?nhân, lễ, nghĩa, trí, tín?. Đối với người cao tuổi hương ước quy định cả cộng đồng phải tôn trọng, có ngày ?yến lão? trong năm để chúc thọ các bậc cao niên. Trong mỗi gia đình, dòng họ phải giữ nề nếp gia phong, tôn kính ông, bà, cha, mẹ. Người phụ nữ phải lấy ?công, dung, ngôn, hạnh? làm chuẩn mực. Gạt bỏ những thủ hủ tục phong kiến, "hương ước" thật sự là kỷ cương giữ gìn nếp làng, xã Trực Ninh dưới thời phong kiến.
Mang nặng phong tục tập quán của cư dân nông nghiệp đời sống tâm linh của người Trực Ninh gắn liền với việc tôn thờ trời đất và thờ cúng tổ tiên, gắn liền với quá trình hình thành làng, xã, đạo phật cũng hình thànhvà trong buổi đầu là đạo duy nhất thống trị đời sống tâm linh của người dân. Khắp mọi làng đều xây chùa thờ phật, các tín đồ lấy ?vô ngã vị tha, từ bi hỷ xả? làm tâm niệm sống. Những chùa ở Trực Ninh không chỉ là nơi thờ cúng thần phật mà đó là những công trình kiến trúc tuyệt tác của người dân xứ này.
Xây từ thời Lý, chùa Thần Quang tức Thần Quang Tự ở Cổ Lễ thờ phật và đại thiên sư Nguyễn Minh Không uyên thâm về giáo lý và y học. Tháp chùa Cổ Lễ là một trong những công trình hết sức độc đáo thể hiện óc thẩm mỹ tinh tế và bàn tay tài hoa của nhưng người thợ Trực Ninh, do ngọn hình của tháp đẹp nên còn được gọi là cây ?Cửu phẩm liên hoa?. Tháp được xây dựng năm 1921, cao 32 mét, có 13 tầng với 62 bậc xoáy trôn ốc từ chân lên đỉnh là một trong số ít những tháp chùa đẹp, uy nghi được xây dựng ở Việt Nam. Quả chuông đồng ở chùa Thần Quang cũng nặng tới 9 tấn, cao 4,2 mét, đường kính 2,3 mét. Trải qua hàng thế kỷ dãi dầu bão, gió, nắng, mưa và cả chiến tranh ác liệt, tháp chùa Cổ Lễ tuy có bị lún nghiên nhưng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Chùa Thần Quang đã được nhà nước sếp hạng di tích lịch sử văn hoá và là một trong nhưng danh lam nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Cùng với chùa Thần Quang còn có Thanh Quang Tự (chùa Thanh Quang) ở Cự Trữ được xây dựng từ thời hậu Lê với những đường nét chạm trổ tinh xảo, có chiếc khánh đồng dài 2,3 mét, cao 1,33 mét đúc năm 1747, trên mặt khánh có bài minh của bảng nhãn Lê Quý Đôn. Phổ Quang Tự (chùa Phổ Quang) ở Cổ Chất, Phúc Linh Tự (chùa Phúc Linh) ở Trực Cường là những danh lam còn lưu dữ được là nhiều di tích văn hoá thời Lê rất đa dạng, phong phú phản ánh những thời kỳ hưng thịnh của phật giáo Việt Nam.
Cùng với các chùa thờ phật, các làng còn tôn vinh những người có công với dân, với nước, với làng làm ?Đức ông?, ?Đức bà?, ?Thành Hoàng? và xây đền, tĩnh để thờ. Nhiều nơi còn xây phủ để thờ mẫu và các thần linh tín ngưỡng dân gian.
Trong thời kỳ đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, nhiều đình, chùa, đền, ở Trực Ninh đã trở thành nơi hội họp của cán bộ, đảng viên, nơi che dấu cán bộ, tài liệu cách mạng. Các đình chùa đó không những là nơi gửi gắm niềm tin, khát vọng của nhân dân mà còn gắn liền với vận mệnh dân tộc trong thời kỳ gian nan ác liệt, nhiều cơ sở đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá.
Năm 1533, đánh dấu một sự du nhập một tôn giáo mới vào Việt Nam, đó là đạo thiên chúa. Tổng Ninh Cường là một trong hai địa danh đầu tiên tiếp nhận sự du nhập của tôn giáo này với sự có mặt và tích cực truyền đạo giáo của giáo sĩ I-in-khu. Sang thế kỷ XVII với sự truyền đạo ráo riết của các giáo sĩ phương tây, từ Ninh Cường đạo thiên chúa đã phát triển rất nhanh ở Trực Ninh và góp phần đặt nền móng cho sự mở mang nước chúa ra các tỉnh Bắc Bộ.
Năm 1866 , nhà thờ họ Vinh Sơn xứ Trung Lao được xây dựng hoàn tất. Sau đó , nhiều nhà thờ cũng lần lượt xây cất như nhà thờ họ Giu Se xây năm 1887 , nhà thờ họ Đức Bà (1888) , nhà thờ họ Phao Lô (1898), nhà thờ Đức Bà (Đức mẹ Mân Côi) (1888-1898). Năm 1894 nhà thờ xữ Ninh Cường cũng hoàn thành nguy nga, bề thế. Đến đầu thế kỷ XX , đạo thiên chúa phát triển tới hầu khắp các xã trong huyện và xã nào cũng xây dựng nhà thờ để giáo dân đến cầu nguyện .
(Sưu tầm)