Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
Xã hội học tập
Chàng thủ khoa hiếu thảo
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ButNghien" data-source="post: 98355" data-attributes="member: 18"><p><strong><p style="text-align: center"><span style="font-size: 15px"><span style="font-family: 'Arial'">Chàng thủ khoa hiếu thảo</span></span></p><p></strong></p><p></p><p> Với số điểm 28,5, Nguyễn Trường Thịnh, học sinh Trường THPT thành phố Cao Lãnh, đã trở thành tân thủ khoa của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM).</p><p></p><p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"><img src="https://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=509879" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center">Thịnh chăm sóc cha - Ảnh: M.Thuận</p><p></p><p>Hạnh phúc như vỡ òa trong căn nhà nhỏ của Thịnh ở số 141 Nguyễn Trãi, P.1, TP Cao Lãnh (Đồng Tháp). Ông Nguyễn Trường Giang, ba Thịnh, liệt nửa người vẫn ú ớ nghẹn ngào xúc động xoa đầu con trai. Thịnh chỉ lặng lẽ mỉm cười nắm thật chặt tay cha.</p><p><strong></strong></p><p><strong>Phải rắn rỏi vì gia đình</strong></p><p></p><p>Ấn tượng đầu tiên khi gặp Thịnh là sự hiền lành, thư sinh “trói gà không chặt”. Thế nhưng khi nghe câu chuyện của cậu học trò 18 tuổi này mới biết Thịnh là một người rất mạnh mẽ. Giữa những bằng khen dán đầy tường, nào giải ba toán quốc gia, giải nhất giải toán nhanh trên máy tính..., Thịnh cho biết những thành tích ấy có được chính là nhờ ba mẹ cả. “Tuy em được học rất nhiều điều từ thầy cô, bè bạn nhưng có lẽ bài học quan trọng nhất đối với em chính là bài học ý chí. Ba mẹ là người thầy đầu tiên dạy em về bài học ý chí ấy” - Thịnh nhìn ba mẹ với ánh mắt đầy biết ơn.</p><p></p><p>Bên người cha đã trên 60 tuổi, phải ngồi xe lăn hơn 14 năm, tuổi thơ của Thịnh lớn lên giữa những cơn đau của bậc sinh thành. Một mình mẹ Thịnh, bà Nguyễn Thị Thùy, phải tảo tần nuôi ba người con suốt thời gian dài đằng đẵng. Thu nhập của gia đình chỉ trông chờ vào việc cho thuê một nửa căn nhà với giá chỉ 1 triệu đồng/tháng, người phụ nữ kiên cường ấy vẫn luôn động viên con cái học hành.</p><p></p><p>Vừa đưa nước cho cha uống, Thịnh vừa chia sẻ: “Ba em vốn là công an, chẳng may bị tai nạn giao thông nặng phải trở thành người tàn tật khi em mới 3 tuổi. Tuổi thơ em cứ thế lớn lên giữa tiếng khò khè, đau quằn quại của ba và tiếng khóc nức nở của mẹ. Tuy vậy ba chính là người em thương nhất và khâm phục nhất”. Chứng kiến bao nhiêu lần người cha yêu quý của mình phải chiến đấu với thần chết, chứng kiến cảnh cha gắng gượng để lấy lại ý thức, cố gắng tập nói, tập ăn, Thịnh đã thấm hiểu bài học ý chí là như thế nào.</p><p></p><p>Ngày ngày bên cạnh việc học, Thịnh thay mẹ chăm sóc cha ăn uống, đi lại và vệ sinh cá nhân. Ba Thịnh nghẹn ngào: “Lẽ ra... làm cha phải chăm sóc con. Vậy mà từ nhỏ, con tui phải đi làm điều ngược lại... đi chăm sóc người cha bệnh tật”. Cứ mỗi tối, Thịnh lại đọc truyện, đố cha những phép nhân chia... rồi tự mình trả lời. Cũng đôi lần khi Thịnh thấy các bạn được cha đón đưa đi học, họp phụ huynh... lòng lại thấy tủi thân. Nhưng những ý nghĩ đó chỉ thoáng qua, với cậu học trò nhỏ này được thấy cha mạnh khỏe đã là một niềm hạnh phúc lớn lao.</p><p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"><img src="https://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=509880" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center">Ảnh: M.Thuận</p><p></p><p>Ngoài việc luôn nỗ lực học tập để trở thành giảng viên dạy toán, thú vui duy nhất không hề tốn tiền của Thịnh chính là gấp những tờ giấy nháp thành những con thú theo phong cách origami (Nhật Bản). Những con thú này Thịnh thường để tặng ba mẹ, bạn bè.</p><p><strong></strong></p><p><strong>Không cho phép dừng lại</strong></p><p></p><p>Thầy Phạm Trọng Thư, giáo viên chủ nhiệm của Thịnh, cho biết: “Thịnh là học trò hiền lành và rất nghiêm túc trong việc học. Khi thi xong, em tự đoán số điểm mình là toán 9,25, lý 9,25, hóa 9,75 và sự thật Thịnh đã đạt đúng số điểm đó. Vì thế khi em đỗ thủ khoa tôi không bất ngờ mấy”.</p><p></p><p>Trong mắt người thầy, Thịnh là một trong số ít học sinh luôn cố gắng hết mình và không cho phép mình dừng lại. Khi học lớp 11, Thịnh đoạt giải khuyến khích quốc gia môn toán, qua lớp 12 em kiên trì thi và đoạt giải ba. Không giống như nhiều học sinh khác khi đoạt giải quốc gia chỉ học “tà tà” miễn đạt điểm sàn vẫn đậu đại học, Thịnh tiếp tục nỗ lực để giành được kết quả cao nhất.</p><p></p><p>Thịnh tâm sự: “Ba mẹ em luôn động viên con cái phải nỗ lực học tập mới mong có cuộc sống ấm no. Người ta có cha mẹ để lo, còn các con cha mẹ không lo được nhiều thì phải tự cố gắng thôi. Vì vậy mấy anh chị em luôn tự dặn nhau phải nỗ lực hết mình. Điều đáng xấu hổ nhất với mỗi anh em là tự bằng lòng với chính mình rồi giậm chân tại chỗ”.</p><p></p><p>Trong những ngày sửa soạn để chuẩn bị cuộc sống sinh viên, điều Thịnh lo lắng nhất là không có ai đỡ đần cho mẹ và chăm sóc cho cha.</p><p></p><p></p><p></p><p></p><p></p><p>Theo TTO.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ButNghien, post: 98355, member: 18"] [B][CENTER][SIZE="4"][FONT="Arial"]Chàng thủ khoa hiếu thảo[/FONT][/SIZE][/CENTER][/B] Với số điểm 28,5, Nguyễn Trường Thịnh, học sinh Trường THPT thành phố Cao Lãnh, đã trở thành tân thủ khoa của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM). [CENTER] [IMG]https://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=509879[/IMG] Thịnh chăm sóc cha - Ảnh: M.Thuận[/CENTER] Hạnh phúc như vỡ òa trong căn nhà nhỏ của Thịnh ở số 141 Nguyễn Trãi, P.1, TP Cao Lãnh (Đồng Tháp). Ông Nguyễn Trường Giang, ba Thịnh, liệt nửa người vẫn ú ớ nghẹn ngào xúc động xoa đầu con trai. Thịnh chỉ lặng lẽ mỉm cười nắm thật chặt tay cha. [B] Phải rắn rỏi vì gia đình[/B] Ấn tượng đầu tiên khi gặp Thịnh là sự hiền lành, thư sinh “trói gà không chặt”. Thế nhưng khi nghe câu chuyện của cậu học trò 18 tuổi này mới biết Thịnh là một người rất mạnh mẽ. Giữa những bằng khen dán đầy tường, nào giải ba toán quốc gia, giải nhất giải toán nhanh trên máy tính..., Thịnh cho biết những thành tích ấy có được chính là nhờ ba mẹ cả. “Tuy em được học rất nhiều điều từ thầy cô, bè bạn nhưng có lẽ bài học quan trọng nhất đối với em chính là bài học ý chí. Ba mẹ là người thầy đầu tiên dạy em về bài học ý chí ấy” - Thịnh nhìn ba mẹ với ánh mắt đầy biết ơn. Bên người cha đã trên 60 tuổi, phải ngồi xe lăn hơn 14 năm, tuổi thơ của Thịnh lớn lên giữa những cơn đau của bậc sinh thành. Một mình mẹ Thịnh, bà Nguyễn Thị Thùy, phải tảo tần nuôi ba người con suốt thời gian dài đằng đẵng. Thu nhập của gia đình chỉ trông chờ vào việc cho thuê một nửa căn nhà với giá chỉ 1 triệu đồng/tháng, người phụ nữ kiên cường ấy vẫn luôn động viên con cái học hành. Vừa đưa nước cho cha uống, Thịnh vừa chia sẻ: “Ba em vốn là công an, chẳng may bị tai nạn giao thông nặng phải trở thành người tàn tật khi em mới 3 tuổi. Tuổi thơ em cứ thế lớn lên giữa tiếng khò khè, đau quằn quại của ba và tiếng khóc nức nở của mẹ. Tuy vậy ba chính là người em thương nhất và khâm phục nhất”. Chứng kiến bao nhiêu lần người cha yêu quý của mình phải chiến đấu với thần chết, chứng kiến cảnh cha gắng gượng để lấy lại ý thức, cố gắng tập nói, tập ăn, Thịnh đã thấm hiểu bài học ý chí là như thế nào. Ngày ngày bên cạnh việc học, Thịnh thay mẹ chăm sóc cha ăn uống, đi lại và vệ sinh cá nhân. Ba Thịnh nghẹn ngào: “Lẽ ra... làm cha phải chăm sóc con. Vậy mà từ nhỏ, con tui phải đi làm điều ngược lại... đi chăm sóc người cha bệnh tật”. Cứ mỗi tối, Thịnh lại đọc truyện, đố cha những phép nhân chia... rồi tự mình trả lời. Cũng đôi lần khi Thịnh thấy các bạn được cha đón đưa đi học, họp phụ huynh... lòng lại thấy tủi thân. Nhưng những ý nghĩ đó chỉ thoáng qua, với cậu học trò nhỏ này được thấy cha mạnh khỏe đã là một niềm hạnh phúc lớn lao. [CENTER] [IMG]https://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=509880[/IMG] Ảnh: M.Thuận[/CENTER] Ngoài việc luôn nỗ lực học tập để trở thành giảng viên dạy toán, thú vui duy nhất không hề tốn tiền của Thịnh chính là gấp những tờ giấy nháp thành những con thú theo phong cách origami (Nhật Bản). Những con thú này Thịnh thường để tặng ba mẹ, bạn bè. [B] Không cho phép dừng lại[/B] Thầy Phạm Trọng Thư, giáo viên chủ nhiệm của Thịnh, cho biết: “Thịnh là học trò hiền lành và rất nghiêm túc trong việc học. Khi thi xong, em tự đoán số điểm mình là toán 9,25, lý 9,25, hóa 9,75 và sự thật Thịnh đã đạt đúng số điểm đó. Vì thế khi em đỗ thủ khoa tôi không bất ngờ mấy”. Trong mắt người thầy, Thịnh là một trong số ít học sinh luôn cố gắng hết mình và không cho phép mình dừng lại. Khi học lớp 11, Thịnh đoạt giải khuyến khích quốc gia môn toán, qua lớp 12 em kiên trì thi và đoạt giải ba. Không giống như nhiều học sinh khác khi đoạt giải quốc gia chỉ học “tà tà” miễn đạt điểm sàn vẫn đậu đại học, Thịnh tiếp tục nỗ lực để giành được kết quả cao nhất. Thịnh tâm sự: “Ba mẹ em luôn động viên con cái phải nỗ lực học tập mới mong có cuộc sống ấm no. Người ta có cha mẹ để lo, còn các con cha mẹ không lo được nhiều thì phải tự cố gắng thôi. Vì vậy mấy anh chị em luôn tự dặn nhau phải nỗ lực hết mình. Điều đáng xấu hổ nhất với mỗi anh em là tự bằng lòng với chính mình rồi giậm chân tại chỗ”. Trong những ngày sửa soạn để chuẩn bị cuộc sống sinh viên, điều Thịnh lo lắng nhất là không có ai đỡ đần cho mẹ và chăm sóc cho cha. Theo TTO. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
Xã hội học tập
Chàng thủ khoa hiếu thảo
Top