“Chàng lọ lem” Thái Ngọc Huy

ngan trang

New member
Gặp Thái Ngọc Huy, học sinh vừa “mang” cầu truyền hình 2011 của Đường lên đỉnh Olympia về cho Thừa Thiên Huế vào một buổi sáng muộn, Huế vừa chớm nắng sau trận mưa lạnh kéo dài gần 2 tháng, cậu bé phong phanh trong áo trắng đồng phục và một nụ cười tươi rói. Cận 2 độ, gầy, Huy nhìn ngoài đời “mỏng manh” hơn hẳn so với khi xuất hiện trên truyền hình, cách chuyện trò cũng trẻ con hơn, như mọi cậu bé nghịch ngợm vô tư vẫn thường thấy trên sân trường…


f_287480.file



Chuyện về Huy thật giản dị, nhưng lại có những tình tiết như một câu chuyện cổ tích. Chuyện rằng, có một cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo, nhà ở bên một dòng sông nhỏ; mẹ buôn bán, cha tảo tần theo từng bánh xe lăn. Ba mẹ có rất nhiều anh em nên cậu bé tên Thái Ngọc Huy tuy là con một nhưng lại có rất nhiều anh chị em chú bác. Trong xóm nghèo ấy, không chỉ thế hệ ba mẹ mà cả các anh chị Huy cũng ít học. Và một buổi nọ, cả đại gia đình hãnh diện chờ đón đón cậu bé của họ xuất hiện trên màn hình vô tuyến Quốc gia với vòng nguyệt quế danh giá, niềm ước ao không chỉ của học sinh mà của tất cảcác bậc làm cha làm mẹ…
Học tiểu học Phú Cát với dấu ấn để lại là giải nhất Toán - Tiếng Việt cấp tỉnh, trở thành học sinh ngôi trường trung học cơ sở danh tiếng nhất Huế, Huy lại góp phần làm phong phú cho phòng truyền thống Trường Nguyễn Tri Phương bằng thành tích trong các kỳ thi HSG cấp tỉnh, cấp khu vực ở các môn, như máy tính bỏ túi, tin học… Vào lớp chuyên tin Trường Quốc Học, ngay năm đầu Huy đã mang về cho trường Huy chương vàng (môn Tin) tại Hội thi Olympic 30/4; năm lớp 11 là Huy chương bạc. Mùa thi HSG cấp tỉnh năm nay, dù vừa từ Hà Nội trở về và trước đó cũng rất bận rộn chuẩn bị kiến thức cho cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” nhưng Thái Ngọc Huy đã nhập vào cuộc đua chọn HSG cấp Quốc gia với…ba môn (tin, hoá và máy tính bỏ túi). Kết quả khá “khiêm tốn” là hai giải khuyến khích và một giải nhất (môn máy tính bỏ túi)... Với bề dày thành tích thuộc loại thâm hậu như thế, nhưng Ngọc Huy lại nói mình còn thua kém nhiều bạn trong trường và lịch học của em cũng rất… mỏng. Sáng dậy lúc 6h30, ăn sáng, đạp xe đi học. Chiều, trong thời gian bồi dưỡng thì học cùng lớp, còn lại tự học ở nhà; buổi tối học không quá 11 giờ. Tuần dành hai buổi, mỗi buổi 90 phút để học kỹ năng môn tiếng Anh, ngoài ra không đi học thêm các môn khác.


4.jpg


Thái Ngọc Huy trong cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia"

Sinh ra trong một gia đình thị dân nghèo, mẹ bán mũ nón ở chợ Đông Ba, mấy năm gần đây do sức khoẻ, mẹ Huy cũng thôi buôn bán. Gánh nặng gia đình đổ lên vai ba với nghề xe thồ cho một gia đình ba người... Ba mẹ chưa học xong phổ thông, chú, bác cô dì cũng như anh chị em họ của Huy chưa ai bước vào giảng đường. Nhưng từ khi còn là cậu bé tiểu học, Thái Ngọc Huy đã thể hiện sự thông minh, nhanh nhẹn và chăm chỉ. Điều “không may” lại trở thành cái may lớn lao trong cuộc đời Huy, đó là sự kỳ vọng và dồn tâm lực cho con học hành đến nơi đến chốn của gia đình. Ngay từ khi học THCS, thấy con yêu thích máy tính, ba mẹ Huy đã dành dụm để cậu có được, cũng như không để Huy thiếu thốn khi đến trường. “Chàng lọ lem” đã biến thành “hoàng tử”. Sự ưu tú trong học tập đã giúp Huy “tự ghi tên” vào danh sách những học sinh giỏi của Thừa Thiên Huế từ khi còn rất nhỏ. Nhà trường cũng luôn tạo điều kiện, cơ hội cho cậu bé nghèo vươn lên… Thái Ngọc Huy ra Hà Nội dự thi “Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11”, là lần thứ 2 cậu đến Thủ đô. Trước đó, Huy vinh dự đại diện học sinh Việt Nam tham gia Trại hè tại Nhật Bản (2008) khi còn là học sinh THCS Nguyễn Tri Phương. Huy thú thực, dù đã lần thứ 2 nhưng em cũng mới chỉ dành cho Hà Nội rất ít thời gian. Ra Hà Nội một tuần, ba buổi thi chính phải đúng giờ, các buổi còn lại Huy tranh thủ cùng các thầy lang thang ngắm Hà Nội trước khi đến trường quay để xem các “đối thủ” thi … Với số “kinh phí” là mấy trăm ngàn ba mẹ “lót túi” ra Thủ đô, Huy cũng đã ghé chợ Đồng Xuân, ghé hàng đặc sản mua quà cho tập thể lớp 12 Tin (2008-2011) - tập thể 26 người bạn mà cậu coi như ngôi nhà thứ 2… Tiếp lửa Tài năng, “teen” Quốc Học không ai là không biết và không mê chương trình này, nên dành một suất từ cuộc thi Tiếp lửa Tài năng là ước ao của hầu hết học trò Quốc Học. Với vòng loại dành cho tất cả những học sinh “cảm thấy có thể tranh tài” ở các lớp tham gia, Huy đã bắt đầu cuộc chơi xuất sắc khi vượt qua khoảng 700 đồng môn để vào thi bán kết với 12 đối thủ tranh tài giành ¼ suất chung kết (năm lớp 11)… Chiến thắng trong cuộc thi mang tính tìm kiếm nhân tài không chỉ cho Quốc Học mà còn cho đất nước này, Huy đã đến với sân chơi “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 11 một cách đĩnh đạc. Từ chiến thắng trấn đầu (thi tuần) với 315 điểm, Huy giành 245 điểm ở vòng thi tháng để rồi tiếp tục đoạt vòng nguyệt quế ở vòng thi quý với 275 điểm và thẳng tiến đến vòng chung kết năm. “Càng thi, càng lộ mặt anh hùng” là cảm nhận của những ai yêu quý và theo dõi con đường đi tới của cậu học trò Quốc Học trên sân chơi năm nay. Thậm chí một chi tiết nhỏ như việc Huy đã chọn gói câu hỏi bình bình trong các chặng về đích, khi “hỏi nhỏ” cậu bé tại sao không chọn câu 80 điểm như “phong độ” của các “tiền bối” Quốc Học?. Thái Ngọc Huy phân tích “Ghinet của sân chơi hiện là 385 điểm, với số điểm em đang có cộng với điểm tối đa khi chọn gói câu hỏi 80 điểm thì em cũng không có cơ hội vượt. Vậy nên em chọn phương án hai là … chắc ăn” - và cười. Đã chọn thi vào Trường đại học Bách khoa TP Chí Minh, Huy bật mí, hiện em tập trung để chuẩn bị tốt cho hai kỳ thi lớn là tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học. “Còn sân chơi “Đường lên đỉnh Olympia” thì để… hơi cuối cuối một chút, khi đã có lịch thi và khi đã nắm chắc kiến thức chương trình lớp 12. Em nhất định sẽ dành một thời lượng chuẩn bị xứng đáng để góp phần khẳng định khả năng, phong độ không chỉ của cá nhân mà là của học sinh Quốc Học, học sinh Thừa Thiên Huế trên sân chơi này.” Huy nói như một lời hứa.
(Theo baothuathienhue.vn)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top